Mề đay thường có xu hướng ngứa dữ dội và lan rộng khi dùng tay gãi mạnh hoặc bị nhiễm lạnh. Vì vậy, có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc “Bị nổi mề đay có tắm được không?”. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Một trong số những vấn đề mà chúng tôi nhận được phản hồi nhiều nhất trong thời gian gần đây đó là:
“Thưa chuyên gia, con bị bệnh mề đay có được tắm không? Mẹ với bà ngoại con nói bị bệnh mề đay thì không được đụng nước với không tiếp xúc với gió nên gần tuần nay con không được tắm. Mặc dù không tắm, không tiếp xúc với gió nhưng bệnh mề đay của con vẫn chưa khỏi được mà càng lúc các mảng sần, tổn thương càng lan rộng hơn. Mong sớm nhận được phản hồi của chuyên gia ạ.”
Bạn đọc Bích Thi, Hà Nội
Giải đáp: Nổi mề đay có tắm được không?
Bạn Bích Thi thân mến!
Trước tiên, cám ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn, BS. Trần Văn Bình, chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Da liễu Huế có chia sẻ thông tin cụ thể như sau:
Mề đay là một loại bệnh lý về da liễu phổ biến nhất hiện nay. Theo một số thống kê, tại Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc bệnh mề đay đang được điều trị và con số nay đang ngày càng tăng mạnh ở mức báo động. Mề đay hình thành nên những thương tổn trên da, gây triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm. Mề đay có nguy cơ bùng phát cao khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc gặp phải một số tác nhân gây kích ứng.
Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác định nguyên nhân gây mề đay cụ thể, nhưng dựa vào một số khảo sát của các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị tại các bệnh viện có thể nhận thấy: “Mề đay được hình thành do nhiều nguyên nhân như dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, thuốc kháng sinh, di truyền, cơ địa nhạy cảm, do tâm lý hoặc một số nguyên tố dị nguyên khác.” Tuy mề đay không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu chúng ta không có phương pháp điều trị phù hợp và đúng cách thì lâu dần bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Mề đay mãn tính gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và có nguy cơ không thể điều trị dứt điểm.
Vậy với thắc mắc “nổi mề đay có được tắm”, BS. Bình cũng có giải đáp như sau:
Thực chất, việc tắm rửa và vệ sinh cơ thể mỗi ngày là một cách giúp loại bỏ các độc tố gây hại và một số tác nhân kích ứng da. Chính vì thế, quan điểm không được tắm khi bị bệnh mề đay trên là hoàn toàn sai lầm. Bởi việc vệ sinh, tắm rửa hằng ngày có thể giúp cho làn da thông thoáng, có khả năng loại bỏ các độc tố gây hại trên da. Ngược lại, việc không tắm rửa hay vệ sinh da mỗi ngày có thể dẫn đến các triệu chứng nhiễm trùng và khiến cho mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia Da liễu khuyến khích bệnh nhân mề đay nên tắm rửa ít nhất 1 lần/ngày bằng nước ấm.
– Hướng dẫn vệ sinh cơ thể đúng cách khi bị nổi mề đay:
- Dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể, không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh tránh làm tổn thương da hoặc kích ứng triệu chứng mề đay.
- Có thể tận dụng một số loại thảo dược thiên nhiên như lá khổ qua rừng, trầu không hoặc lá chè để nấu nước tắm.
- Trong thời kỳ da đang nhạy cảm, tuyệt đối không nên sử dụng sữa tắm, mỹ phẩm hoặc một số sản phẩm chăm sóc da vì nó làm tăng nguy cơ gây mẫn cảm cho làn da.
- Không nên xối nước mạnh hay cọ xát mạnh tránh làm tổn thương da, tốt nhất nên nhẹ nhàng vệ sinh vùng da bị viêm với nước ấm và thấm khô da bằng khăn mềm.
- Sử dụng khăn bông mềm, sạch để thấm khô da trước khi mặc quần áo.
- Hạn chế cào gãi, chà xát mạnh thay vào đó hãy sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm và hạn chế kích ứng trên da.

→ Lưu ý: Ngoài vấn đề vệ sinh cơ thể đúng cách thì bệnh nhân mề đay cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống điều độ, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước và hạn chế các thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao như hải sản, đồ ăn cay nóng, bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, tránh thức khuya hoặc để cơ thể ị căng thẳng,… Hơn nữa, trong thời gian mề đay, bệnh nhân cũng nên hạn chế tiếp xúc với gió lạnh, không khí ô nhiễm hoặc các dị nguyên từ phấn hoa, lông thú,….
Chuyên gia da liễu khuyến khích bệnh nhân bị mề đay nên chú trọng đến việc vệ sinh và tắm rửa mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy thăm khám da liễu để được hướng dẫn điều trị mề đay đúng cách và ngăn ngừa các biến chứng.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!