Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? [Hỏi đáp]

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và có ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh là: viêm loét thực quản, ung thư thực quản, viêm họng, viêm xoang,…

Trào ngược dạ dày gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Trào ngược dạ dày gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản (tiếng Anh: Gastroesophageal reflux disease) là một chứng bệnh ở đường tiêu hóa. Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit, thức ăn, hơi,… ở trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản.

Hiện tượng ợ hơi là một hiện tượng tiêu hóa bình thường. Tuy nhiên, nếu bị ợ hơi kèm theo thức ăn, axit gây bỏng rát, tổn thương niêm mạc thực quản, bạn có thể đã mắc chứng trào ngược dạ dày.

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là:

  • Ợ nóng;
  • Ợ chua;
  • Đau tức vùng ngực;
  • Tiết nhiều nước bọt hơn mức bình thường;
  • Khàn giọng, đau họng;
  • Ho về đêm;
  • Khó nuốt, cảm giác như có thức ăn mắc kẹt hoặc ở đờm vướng ở cổ;
  • Đau cổ họng khi nuốt.

Cơ chế gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là: Tại điểm giao giữa thực quản và dạ dày có bộ phận cơ vòng, mang nhiệm vụ khóa dạ dày lại, không để thức ăn trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, cơ vòng không thực hiện chức năng khóa dạ dày lại. Nó hở ra, khiến thức ăn, axit, hơi,… trào ngược lên vùng thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn, hơi, axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây khó chịu, tổn thương niêm mạc thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn, hơi, axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây khó chịu, tổn thương niêm mạc thực quản.

Một số nguyên nhân gây ra chứng trào ngược thực quản là:

  • Thoát vị khe: Cơ hoành bị lệch khỏi vị trí, dẫn đến cơ vòng giảm áp lực, dẫn để giảm chức năng khóa dạ dày lại;
  • Thừa cân, béo phì dẫn đến việc dạ dày bị tăng áp lực;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây;
  • Lạm dụng thuốc Tây quá mức khiến dạ dày gặp rối loạn trong tiết axit;
  • Mang thai dẫn đến áp lực lên vùng bụng, dạ dày;
  • Hậu quả của việc tiêu thụ nhiều bia, rượu, thuốc lá;
  • Ăn nhiều thực phẩm cay, chiên xào, nhiều dầu mỡ;
  • Ăn trước khi đi ngủ.

Trào ngược dạ dày thực quản không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ra những biến chứng khôn lường như:

  • Tổn thương thực quản;
  • Loét thực quản;
  • Hẹp thực quản;
  • Viêm xoang;
  • Nghẹt mũi;
  • Viêm họng;
  • Hen suyễn;
  • Viêm phế quản;
  • Viêm phổi;
  • Viêm thanh quản;
  • Khàn tiếng;
  • Ung thư thực quản.

Khi axit dạ dày tấn công lên vùng thực quản, có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ quan hô hấp trên, dần dần ảnh hưởng đến phổi. Đó là lý do vì sao bệnh trào ngược dạ dày có thể gây các biến chứng liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản,…

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Trào ngược axit dạ dày thực quản là một căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, người bệnh cần phải điều trị sớm để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Chủ quan, không điều trị sớm có thể khiến bệnh trở thành mạn tính, khó điều trị và xuất hiện biến chứng.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, chưa cần phải dùng kỹ thuật can thiệp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây để điều trị.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản sẽ được dùng một số loại thuốc uống như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole (20mg), thuốc Lansoprazole,…
  • Thuốc Pantoprazole giúp liền sẹo nhanh;
  • Thuốc kiểm soát tiết axit trong dạ dày: Rabeprazole, loại thuốc này có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt;
  • Thuốc ức chế tiết axit trong thời gian dài: Esomeprazole,…

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, xác định mức độ bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc phù hợp với tình trạng của từng người. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về để tự điều trị. Dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng đến với sức khỏe.

Bệnh nhân có thể điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Tây.
Bệnh nhân có thể điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Tây.

2. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng y học cổ truyền cũng là phương pháp điều trị được nhiều người tin chọn ngày nay. Các bài thuốc y học cổ truyền là các bài thuốc được rút ra từ sách Đông y và trải qua quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc y học cổ truyền có một ưu điểm đó là an toàn, thường không gặp phải tác dụng phụ. Các dược liệu bào chế thuốc đều có xuất xứ từ nguyên liệu tự nhiên do đó luôn dễ chịu với cơ địa người dùng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe như là thuốc Tây.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp điều trị này đó là tác dụng thường đến chậm.

Ngày nay, có rất nhiều chế phẩm dược được bào chế từ các dược liệu tự nhiên, theo công thức y học cổ truyền. Người dùng cũng có thể uống những chế phẩm dược này để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể lựa chọn điều trị bằng cách dùng thuốc y học cổ truyền.
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể lựa chọn điều trị bằng cách dùng thuốc y học cổ truyền.

3. Điều trị tại nhà

Bên cạnh phương dùng thuốc, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Đây là cách điều trị phù hợp đối với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ, không nhất thiết phải dùng thuốc.

Một số biện pháp tại nhà giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng;
  • Hạn chế ăn thực phẩm có vị quá chua, cay nóng, chiên xào, nhiều chất béo;
  • Tránh dùng thuốc lá, cà phê, rượu, bia,…;
  • Tránh nằm ngay, đi ngủ ngay sau khi ăn;
  • Thay đổi tư thế nằm phù hợp: Nằm gối cao khoảng 15cm hoặc dùng gối kê vai 25cm;
  • Tránh để thừa cân, béo phì;
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh áp lực lên vùng bụng;
  • Không nên tự ý dùng thuốc giảm áp lực cơ thắt dưới như: thuốc chẹn beta, thuốc ức chế canxi, thuốc chống tiết chế cholin, thuốc chống pakinson, thuốc chẹn alpha,… Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ;
  • Tránh thức khuya, lo âu, stress;
  • Giữ tinh thần lạc quan, thư giãn, phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể khắc phục, điều trị tại nhà bằng cách nằm gối cao hơn, tránh nằm ngay sau khi ăn,...
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể khắc phục, điều trị tại nhà bằng cách nằm gối cao hơn, tránh nằm ngay sau khi ăn,…

4. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp các phương pháp kể trên không làm cho bệnh thuyên giảm, người bệnh trào trào ngược dạ dày sẽ được chỉ định để thực hiện phẫu thuật.

Hiện nay, phương pháp “Nissen mềm” là một phương pháp được áp dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Qua kỹ thuật mổ nội soi, các bác sĩ sẽ đặt ở phần đáy của thực quản một cái van để khóa dạ dày lại, không để axit, thức ăn trào ngược ra. Phương pháp này có tỷ lệ hiệu quả chống trào ngược thực quản đạt đến 90%.

Tuy nhiên, chỉ thực hiện phương pháp điều trị này khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật đặt van Nissan mềm có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó nuốt, chướng hơi, không ợ hơi được. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có nguy cơ tử vong cao.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp cuối cùng trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp cuối cùng trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Những biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị cũng gây ra những khó khăn, tốn kém nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Do đó, mỗi người chúng ta cần ý thức trong việc phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Để phòng tránh mắc phải trào ngược dạ dày thực quản, chúng ta nên:

  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh áp lực lên vùng bụng;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng, chất lượng, lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, thịt nạc, trái cây tươi. Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn chiên xào,…;
  • Hạn chế tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…;
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn. Nên ngồi nghỉ ngơi khoảng 3 giờ đồng hồ để dạ dày tiêu hóa bớt thức ăn;
  • Nằm gối cao khoảng 15 cm;
  • Không nên lạm dụng thuốc Tây;
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên;
  • Không thức khuya, giữ tâm trạng lo âu, căng thẳng, stress;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, có giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 08:47 - 17/01/2023 - Cập nhật lúc: 14:42 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong…

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay

Trào ngược dạ dày thực quản thường không nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số…

BN Lê Hưng Quốc KHỎI BỆNH viêm dạ dày, trào ngược dạ dày 90% SAU 2 THÁNG uống Sơ can Bình vị tán BN Lê Hưng Quốc KHỎI BỆNH viêm dạ dày, trào ngược dạ dày 90% SAU 2 THÁNG uống Sơ can Bình vị tán

Sơ can Bình vị tán là sản phẩm độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc, đã được ứng dụng…

cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày Cách Làm Sạch Họng Khi Bị Trào Ngược Dạ Dày [Hướng Dẫn]

Trào ngược dạ dày thường gây ra các triệu chứng khó chịu, điển hình nhất là ợ hơi, ợ chua…

Trào ngược dạ dày ợ hơi Trào Ngược Dạ Dày Ợ Hơi Do Đâu? Làm Sao Nhanh Hết?

Trào ngược dạ dày ợ hơi là triệu chứng thường gặp. Khác với triệu chứng ợ hơi thông thường, ợ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua