Buồn nôn khi đói là bình thường hay bệnh lý, nguy hiểm không?

Buồn nôn khi đói là triệu chứng thường gặp, có xu hướng gia tăng ở người trẻ do chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng không hợp lý nhất là khi thường xuyên bỏ bữa. Mặc dù thường gặp nhưng buồn nôn khi đói không phải là biểu hiện thông thường mà là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe.

Buồn nôn khi đói là hiện tượng thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Buồn nôn khi đói là hiện tượng thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Buồn nôn khi đói là bình thường hay bệnh lý?

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn khi đói có thể kể đến như:

  • Do cơ thể bị mất nước gây ra mất cân bằng làm lưu lượng máu không được cấp cấp đủ cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa gây ra tình trạng buồn nôn, đau nhức bụng.
  • Do mắc chứng đau nửa đầu: Lúc này, chất serotonin trong não gửi tín hiệu đến các mạch máu trong não, kích thích não bộ gây ra cảm giác nôn và buồn nôn. Có thể xuất hiện lúc đói hoặc khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
  • Do lượng đường trong máu quá thấp: Khi lượng đường trong máu giảm quá thấp thì các hormone như glucagon, epinephrine tăng đột biến giúp cơ thể sản sinh nhiều glucose hơn. Tuy nhiên, lúc này dạ dày sẽ phải chịu nhiều áp lực dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng kèm theo chứng buồn nôn. 
  • Uống thuốc lúc đói: Khi uống các thuốc giảm đau, kháng sinh, tránh thai, huyết áp khi không có đồ ăn lót dạ sẽ khiến dạ dày bị kích thích gây ra cảm giác buồn nôn, cồn cào ở bụng.
  • Do bệnh lý về dạ dày –  tá tràng như trào ngược acid dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm trực tràng.

 Buồn nôn khi đói là bệnh gì?

Nếu tình trạng buồn nôn khi đói diễn ra thường xuyên, rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý sau đây:

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét hành tá tràng là tình trạng mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng khiến lớp niêm mạc này bị tổn thương. Nhẹ thì chỉ gây ra các phản ứng trên bề mặt, nặng thì gây ra các vết loét mở ở niêm mạc tá tràng thậm chí có thể gây phá hủy lớp cơ và thủng ổ loét.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị, đau theo từng cơn, tăng lên khi thay đổi thời tiết
  • Đau, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua lúc đói, ăn vào đỡ đau hơn
  • Đầy bụng, chướng bụng, ăn chậm tiêu có dấu hiệu thiếu máu do ổ loét bị rỉ máu thường xuyên
  • Nếu xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, mất máu nhiều, tụt huyết áp.

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không kịp thời điều trị có thể gây các biến chứng chết người như xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Viêm trực tràng

Là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, có thể biến chứng thành ung thư trực tràng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Viêm trực tràng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhất là những người thường xuyên ăn đồ cay nóng hoặc uống nhiều rượu bia. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau ở vùng bụng trái, cảm giác đầy ở trực tràng
  • Buồn nôn, nôn khi đói, có cảm giác đau bụng, khi đau muốn đi đại tiện ngay
  • Với trường hợp nặng có tình trạng chảy máu, đau rát trực tràng, táo báp xen lẫn tiêu chảy
  • Đi ngoài nhiều chất nhầy có lẫn máu, có thể kèm theo sốt cao, giảm protein trong máu
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng như mất nước, huyết áp tụt, đau bụng dữ dội, mạch đập nhanh.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Thường xuất hiện do sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới, hay xuất phát từ một số nguyên nhân như thoát vị dạ dày, thừa cân, có áp lực đè lên dạ dày đặc biệt là khi mang thai. Ngoài ra bệnh còn xuất hiện do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, lạm dụng thuốc… 

Triệu chứng thường gặp:

  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục đặc biệt là khi đói hoặc khi cúi gập người hay lúc thực hiện các động tác gắng sức
  • Khó nuốt thức ăn, có cảm giác như có cục u trong cổ họng
  • Đắng miệng, nếm thấy vị chua, khàn giọng, viêm họng
  • Ợ nóng, có cảm giác nóng, đau rát ở trước xương ức
  • Ho hoặc thở khò khè, đặc biệt thường ho về đêm.

Cách đối phó hiện tượng buồn nôn khi đói

Ngủ đủ giấc, đúng giờ để nâng cao sức khỏe
Ngủ đủ giấc, đúng giờ để nâng cao sức khỏe

Khi hiện tượng buồn nôn khi đói thường xuyên diễn ra, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, để hạn chế tình trạng này, cần:

  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa ăn nào nhất là bữa sáng. Không ăn khuya, không vừa ăn vừa làm hoặc vừa ăn xong đã nằm ngay. Nên thực hiện ăn chậm nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, dành ra 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe. Ngủ đủ giấc, tốt nhất là 8 tiếng/ngày, ngủ trước 23h mỗi tối và luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, thư giãn.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nước ngọt có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, các món ăn chiên xào, đồ quá ngọt. 
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh,củ quả, ngũ cốc, cá biển thức ăn loãng, nhạt, được chế biến sẵn.  
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá chất kích thích để tránh khiến hạch thần kinh giao cảm và tuyến thượng thận tăng tiết adrenalin. 
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, không tăng liều lượng hoặc bỏ thuốc khi thấy tình trạng buồn nôn đã cải thiện. Tuân thủ theo chỉ định, dùng thuốc theo toa của bác sĩ để bảo bảo an toàn sức khỏe.

Cải thiện chứng hay buồn nôn khi đói bằng dân gian

Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian sau đây để cải thiện chứng buồn nôn khi đói. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này kết hợp với thuốc Tây y, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Thường dùng là:

Chữa buồn nôn bằng bài thuốc dân gian 

Có thể áp dụng mẹo chữa hay buồn nôn khi đói với các cây thuốc nam thông dụng sau:

  • Gừng tươi: Lấy 500g gừng tươi phơi khô, nghiền thành bột, mỗi ngày pha 1 thìa cà phê bột gừng với 300ml nước ấm, uống 3 – 4 lần/tuần sẽ thấy chứng buồn nôn cải thiện đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc vài lát gừng tươi hãm với nước ấm để uống như trà. 
  • Hoa cúc: Hoa cúc giúp xoa dịu các cơn co thắt ở dạ dày và đường ruột. Có tác dụng an thần, thư giãn tinh thần, giảm đau, chống viêm, tăng cường chức năng dạ dày, giảm buồn nôn và nôn. Có thể phơi khô hoa cúc hoặc dùng túi trà hoa cúc được chế biến sẵn, uống 2 – 3 cốc mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng này cải thiện.
  • Dùng bạc hà cay: Trà bạch hà và kẹo bạc hà có thành phần làm giảm buồn nôn tương tự như gừng. Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà chiết xuất từ lá bạc hà trực tiếp lên mặt trong cổ tay hoặc nhai kẹo cao su sẽ giúp giảm buồn nôn.

Mẹo giảm buồn nôn khi đói nhanh chóng

Nếu không thể áp dụng các phương pháp trên, bạn có thể cải thiện chứng buồn nôn khi đói tạm thời bằng cách:

  • Ngồi ở một nơi yên tĩnh, thử nghỉ ngơi trên giường hay thảm trong phòng. Nếu vẫn thấy buồn nôn thì nhẹ nhàng xoa dịu bằng cách nằm xuống, đặt đầu cao tốt nhất là dùng gối kê đầu và chợp mắt một lúc.
  • Thở sâu, tắt hết các thiết bị điện tử, cố gắng nghĩ về một điều gì đó ngoài cảm giác buồn nôn, hít sâu vào bằng mũi và giữ hơi lại sau đó từ từ thở ra bằng miệng.
  • Đặt một miếng gạc mát hoặc một chiếc khăn lạnh lên gáy giúp ổn định thân nhiệt. 

Bấm huyệt giảm buồn nôn

Có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt giảm buồn nôn tạm thời
Có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt giảm buồn nôn tạm thời

Có 2 cách bấm huyệt giảm buồn nôn tường được áp dụng là: 

  • Cách 1: Dùng ngón trỏ và ngón giữa tạo thành hình chữ C, ấn mạnh lên đường rãnh giữa hai sợi gân lớn trên mặt trong cổ tay, ngay dưới lòng bàn tay. Ấn giữ trong 30 giây đến 1 phút thì nhấc tay ra.
  • Cách 2: Dùng vòng bấm huyệt với các nút ấn liên tục lên các điểm trên cổ tay sẽ giúp bạn giảm buồn nôn tức thời. 

Các biện pháp dân gian chỉ thích hợp cho trường hợp buồn nôn khi đói nhẹ, mới xuất hiện. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:52 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:05 - 07/06/2023
Chia sẻ:
1 lạng yến ăn được bao lâu? 1 Lạng Yến Ăn Được Bao Lâu? Cách Dùng và Bảo Quản

1 lạng yến sào tương đương 100gram mức giá từ khoảng 3.000.000 - 7.000.000đ tùy loại. Chính vì giá thành…

Các cách giải rượu nhanh và hiệu quả nhất từ chia sẻ của chuyên gia

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, các quý ông khó lòng tránh khỏi những cuộc vui bên gia đình và…

Đau bụng dưới buồn nôn – Nguyên nhân và cách trị

Đau bụng dưới kèm theo buồn nôn có thể khởi phát do các vấn đề ở đường tiêu hóa (đại…

Yến vụn Yến Vụn Là Gì? Giá Bao Nhiêu 1 Lạng? Mua Ở Đâu Tốt?

Yến vụn chính là những mảnh nhỏ của tổ yến bị rơi vỡ hoặc gãy trong quá trình thu hoạch,…

24 công dụng của Rau Cải Canh với sức khỏe

Rau cải canh có vị cay rất đặc trưng, thường được dùng để muối chua, nấu canh hoặc ăn sống…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua