Loét thực quản – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Loét thực quản là tình trạng thực quản bị viêm loét và mất đi khả năng tự vệ vốn có. Nếu tình trạng này diễn biến trong thời gian dài sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vậy loét thực quản có dấu hiệu nhận biết như thế nào và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Viêm loét thực quản là tình trạng lớp niêm mạc thực quản bị axit dạ dày tấn công gây loét
Viêm loét thực quản là tình trạng lớp niêm mạc thực quản bị axit dạ dày tấn công gây loét

Bệnh loét thực quản là gì?

Thực quản là cơ quan nằm ở sau khoang miệng, có chức năng vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống đến dạ dày. Loét thực quản là tình trạng thực quản mất đi khả năng bảo vệ vốn có, lúc này acid và dịch vị dạ dày sẽ tấn công vào niêm mạc gây viêm loét.

Khi bị loét thực quản, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, ăn uống khó, cơ thể bị suy nhược và gây chảy máu trong làm mất máu nghiêm trọng. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng đời sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây loét thực quản

Loét thực quản là căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như:

  • Do vi khuẩn Helicobacter pylori: Đây là loại vi khuẩn có thể phá hủy lớp niêm mạc bên trong lòng thực quản, khiến thực quản dễ bị tổn thương do axit dạ dày tác động.
  • Bệnh trào ngược dạ dày: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây ra bệnh loét thực quản. Lúc này, acid bên trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây tổn thương đến lớp niêm mạc và dẫn đến viêm loét.
  • Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu cũng rất dễ bị loét thực quản do sự tấn công của các loại nấm và vi khuẩn khác như HIV, Herpes simplex virus, Cytomegalovirus,…
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân ở trên thì hút thuốc lá quá nhiều, sử dụng thuốc kháng viêm, yếu tố di truyền,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh loét thực quản thường gặp.
Vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những tác nhân gây ra bệnh viêm loét thực quản
Vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những tác nhân gây ra bệnh viêm loét thực quản

Dấu hiệu nhận biết loét thực quản

Theo bác sĩ chuyên khoa, viêm loét thực quản là căn bệnh rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể nhận biết bệnh sớm thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Ợ nóng, ợ hơi
  • Đau tức ngực và xương ức
  • Ăn uống khó khăn, khi nuốt cảm thấy đau
  • Nôn, nôn khan, nôn ra máu
  • Tiết nước bọt bất thường
  • Bị đau trên vùng rốn, cơn đau thường âm ỉ kéo dài

Khi thấy bản thân có xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Loét thực quản có nguy hiểm không?

Loét thực quản là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của thực quản như:

  • Barrett thực quản: Đây là tình trạng tổn thương tiền ung thư ở thực quản và có nguy cơ chuyển biến thành ung thư. Lúc này, người bệnh cần được theo dõi kỹ bằng phương pháp nội soi, khi bệnh có nguy cơ chuyển biến sang ung thư bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp kịp thời bằng phương pháp ngoại khoa.
  • Hẹp thực quản: Viêm loét khiến lớp niêm mạc ở thực quản bị phù nề, lòng thực quản bị thu hẹp lại và gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Khi ăn uống, người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt và hay mắc nghẹn. Ngoài ra, sau khi các vết loét ở lớp niêm mạc lành lại cũng sẽ để lại sẹo, khiến lòng thực quản bị chít hẹp và gây khó khăn cho quá trình ăn uống.
  • Loét, thủng thực quản: Loét thực quản khiến quá trình ăn uống của người bệnh diễn ra khó khăn hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Barrett thực quản là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh loét thực quản
Barrett thực quản là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh loét thực quản

Phương pháp chẩn đoán loét thực quản

Trước tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn, tiến hành thăm khám lâm sàng, sau đó chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán viêm loét thực quản thường được áp dụng trong y khoa là:

  • Nội soi cao: Đây là phương pháp giúp bác sĩ có thể quan sát được tổn thương ở bên trong lòng thực quản và chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Uống bari: Phương pháp này thường được chỉ định áp dụng cùng với chụp X-Quang. Khi chất lỏng có chứa bari đi vào thực quản, chúng sẽ bao quanh niêm mạc và hiển thị rõ trên phim X-Quang. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể kiểm tra các vết loét và chẩn đoán bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này được bác sĩ chỉ định thực hiện để kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm trùng hay không.

Các cách điều trị loét thực quản

Khi nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh loét thực quản, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định rõ nguyên nhân để được phác đồ điều trị phù hợp, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

1. Các loại thuốc điều trị viêm loét thực quản

Khi bị viêm loét thực quản, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng trường hợp. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị cho bệnh nhân là:

– Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị cho trường hợp loét thực quản do nhiễm H. pylori.

– Thuốc giảm đau được chỉ định điều trị loét thực quản do sử dụng thuốc kháng sinh.

– Thuốc chẹn H2 có tác dụng hạn chế tình trạng tiết dịch acid dạ dày như như Zantac hoặc Pepcid 

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng bảo vệ thực quản khỏi sự tấn công của acid dạ dày và nhanh chóng làm lành vết loét. Các nhóm thuốc ức chế proton thường được sử dụng là:

  • Rabeprazole (Aciphex)
  • Lansoprazole (Prevacid)
  • Pantoprazole (protonix)
  • Esomeprazole (Nexium)
  • Omeprazole (Prilosec)
Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh
Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh

Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe của người bệnh.

2. Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên có các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và thói quen ăn uống hợp lý. Điều này có tác dụng hạn chế diễn biến của bệnh loét thực quản rất hiệu quả.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ và nên giữ tư thế đứng thẳng khi ăn giúp quá trình vận chuyên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản diễn ra dễ dàng hơn.
  • Tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại rau xanh, trái cây tươi và ngũ cố nguyên hạt sẽ có tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa. Nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn khô cứng, thực phẩm cay nóng chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây kích thích đến viêm loét, khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu.
  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích là nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây kích thích đến viêm loét người bệnh cũng nên tránh xa. Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp làm loãng nồng độ acid bên trong dạ dày.
  • Sau mỗi bữa ăn, người bệnh có thể nhai kẹo cao su để hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược vào thực quản.
  • Nếu bạn đang ở trạng thái thừa cân, hãy xây dựng chế độ rèn luyện và giảm cân khoa học giúp hạn chế gây áp lực lên thực quản.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học, ngủ đúng giờ và đủ giâc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái sẽ có tác dụng rất tốt cho việc điều trị bệnh.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao thể lực và sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật.
  • Nếu bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm.
Xây dựng lối sống lành mạnh có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh
Xây dựng lối sống lành mạnh có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh

Trên đây là những thông tin về bệnh loét thực quản bạn có thể tham khảo để có thể sớm phát hiện bệnh, có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẽ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 10:15 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 15:27 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Trào ngược dạ dày khi ngủ (vào ban đêm) và cách trị

Trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm có thể gây viêm họng, viêm amidan, Barrett thực quản, loét…

Cách giảm axit trong dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian và ăn uống

Axit dạ dày cao có thể mang đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Do vậy, nếu bạn…

trào ngược dạ dày uống nghệ và mật ong Trào Ngược Dạ Dày Uống Nghệ và Mật Ong Khỏi Không?

Với những trường hợp bị trào ngược dạ dày nhẹ, người bệnh có thể chọn lựa áp dụng các mẹo…

mệt mỏi do trào ngược dạ dày Mệt mỏi do trào ngược dạ dày và một số biện pháp khắc phục

Tình trạng mệt mỏi thường do các vấn đề như thức khuya, thiếu ngủ, làm việc hay vận động quá…

Co thắt thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Co thắt thực quản là sự co bóp đột ngột, bất thường của ống dẫn thức ăn (thực quản). Tình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua