Ăn dứa bị dị ứng – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tương tự như dị ứng thực phẩm nói chung, một số người có thể gặp tình trạng ăn dứa bị dị ứng. Mặc dù ít phổ biến, tuy nhiên dị ứng dứa có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ và gây ảnh hưởng đến tính mạng.

điều trị dị ứng dứa
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng dị ứng dứa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Dị ứng dứa là gì?

Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng khi sử dụng dứa hoặc sản phẩm có thành phần chứa dứa. Trong các trường hợp nghiêm trọng, việc chạm vào hoặc tiếp xúc với dứa có thể gây viêm da tiếp xúc.

Dị ứng thực phẩm nói chung là một tình trạng phổ biến, tuy nhiên dị ứng dứa rất hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng có thể từ nhẹ để nghiêm trọng. Do đó, để tránh rủi ro không mong muốn, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

Dấu hiệu khi ăn dứa bị dị ứng?

Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng ngay sau khi ăn dứa hoặc tiếp xúc với dứa. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh cần mất vài giờ để nhận thấy các dấu hiệu dị ứng đầu tiên.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Ngứa dữ dội và nổi mề đay là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết tình trạng dị ứng dứa. Sau đó, phát ban có thể xuất hiện ở một vài nơi hoặc trên toàn bộ cơ thể.

dấu hiệu dị ứng dứa
Ngứa ngáy và nổi mề đay là dấu hiệu phổ biến khi dị ứng dứa

Người bệnh đôi khi có thể xuất hiện một số dấu hiệu liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Thông thường, đây là các phản ứng khi cơ thể cố gắng loại bỏ các chất dị ứng ra khỏi cơ thể. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Đau bụng hoặc đau bụng dưới (khu vực xương chậu)

Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể gặp các dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc môi
  • Khó thở
  • Mặt đỏ bừng
  • Tắc nghẽn mũi, ngạt mũi
  • Chóng mặt
  • Có vị kim loại trong miệng
  • Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là tình trạng khẩn cấp và cần điều trị cấp cứu. Đến bệnh viện hoặc liên hệ cấp cứu ngay lập tức nếu người bệnh khó thở hoặc có các dấu hiệu sốc phản vệ.

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc phản vệ bao gồm:

  • Ngứa lưỡi hoặc các bộ phận khác của miệng
  • Có cảm giác nóng ran khắp cơ thể hoặc ở miệng và cổ họng
  • Sưng miệng hoặc các bộ phận khác của cơ thể
  • Co thắt cổ họng

Nguyên nhân gây dị ứng dứa

Tương tự như dị ứng thức ăn, dị ứng dứa là tình trạng hệ thống miễn dịch xác định dứa là chất có hại. Điều này dẫn đến các phản ứng có hệ thống miễn dịch để loại trừ chất gây hại ra khỏi cơ thể.

Tình trạng ăn dứa bị dị ứng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu người bệnh có người thân dị ứng dứa thì nguy cơ dị ứng thường cao hơn người khác.

ăn dứa bị tiêu chảy
Dị ứng dứa có thể liên quan đến các gen di truyền

Đôi khi dị ứng dứa có thể liên quan đến chất nhựa có trong dứa. Điều này có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc khi người bệnh tiếp xúc với dứa. Tình trạng dị ứng với nhựa thực vật được gọi chung là hội chứng Latex – Fruit. Một số loại trái cây khác có thể liên quan đến hội chứng Latex – Fruit thường bao gồm:

  • Chuối
  • Hạt dẻ
  • Bở
  • Quả sung
  • Quả Kiwi
  • Xoài
  • Đậu nành
  • Dâu tây
  • Chanh dây

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng một số người dị ứng dứa cũng có thể dị ứng với nhựa cao su tự nhiên. Điều này có nghĩa là, người dị ứng dứa cũng có nguy cơ cao dị ứng với một số sản phẩm như:

  • Găng tay cao su
  • Băng keo
  • Băng vệ sinh
  • Bao cao su
  • Đồ chơi làm bằng cao su
  • Bàn chải đánh răng

Ngoài ra, những người dị ứng dứa thường có thể dị ứng với phấn hoa. Điều này có nghĩa là nếu hít hoặc nuốt phải phấn hóa có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng ở miệng, cổ họng. Tuy nhiên, tình trạng này thường không nguy hiểm và hiếm khi gây sốc phản vệ.

Cách khắc phục nhanh tình trạng ăn dứa bị dị ứng

Cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa dị ứng dứa là tránh sử dụng dứa và các sản phẩm chứa dứa. Ngoài ra, nếu vô tình sử dụng dứa, hãy lấy dứa ra khỏi miệng ngay lập tức và súc miệng bằng nước.

Nếu các dấu hiệu dị ứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc phù hợp với mức độ nghiêm trọng của dị ứng và thể trạng của người bệnh.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị dị ứng dứa như:

  • Thuốc kháng Histamine
  • Steroid tại chỗ
  • Epinephrine cải thiện tình trạng khó thở và buồn nôn
  • Calamine lotion để cải thiện tình trạng nổi mẩn và ngứa da
ăn dứa bị dị ứng
Bác sĩ có thể kể một số loại thuốc chống dị ứng để cải thiện tình trạng ăn dứa bị dị ứng

Nếu ăn dứa dẫn đến các dấu hiệu bệnh hen suyễn, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:

  • Corticosteroid
  • Chất chủ vận Beta
  • Thuốc làm giãn phế quản

Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về một bộ dụng cụ sơ cứu mang theo bên người. Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng sốc phản vệ, người bệnh có thể cần mang theo một liều tiêm Epinephrine bên người.

Cách phòng ngừa dị ứng dứa

Bên cạnh việc tránh tiêu thụ dứa, người bệnh cần tránh sử dụng các sản phẩm chứa dứa. Đọc kỹ thành phần của sản phẩm trước khi mua và sử dụng. Ngoài ra, các sản phẩm làm đẹp như mặt nạ, sữa rửa mặt, son dưỡng hoặc sữa dưỡng thể có thể chứa dứa. Tránh các loại mỹ phẩm này để không gây kích ứng da.

Ngoài ra, để phòng ngừa dị ứng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Tránh sử dụng các loại nước ép hỗn hợp
  • Không uống đồ uống vị dứa hoặc rượu dứa
  • Khi gọi món ăn bên ngoài, hãy trao đổi với nhân viên nhà hàng về thành phần món ăn. Thông báo cho nhân viên phục vụ biết tình trạng dị ứng dứa
  • Tránh các sản phẩm từ cao su tự nhiên như găng tay, đồ chơi cao su,…

Ăn dứa bị dị ứng là một tình trạng ít phổ biến những có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng. Do đó, đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sưng môi, miệng, lưỡi hoặc bị co thắt ở ngực. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.dị ứng

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 11:23 - 27/11/2022 - Cập nhật lúc: 09:26 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.
Kem trộn là một trong những sản phẩm gây dị ứng da ở hầu hết các chị em Dị ứng kem trộn và những cách xử lý tại chỗ chị em nên biết

Dị ứng kem trộn là một trong những hiện tượng thường gặp khiến nhiều chị em khốn khổ vì làn…

Dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên

[caption id="attachment_14270" align="aligncenter" width="900"] Dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên[/caption] (more…)

Bị dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu thì hết?

Dị ứng với một số loài hải sản như tôm, cua, sò, ốc, nghêu,… là tình trạng khá phổ biến…

Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Dị ứng phấn hoa tuy không gây đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến…

Da nổi mụn đỏ là dấu hiệu đặc trưng của dị ứng mỹ phẩm nhẹ Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý tốt nhất

Ngày nay, dị ứng mỹ phẩm không còn là hiện tượng xa lạ với các chị em do nhu cầu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua