Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các loại thực phẩm này, từ đó gây ra các triệu chứng xấu như ngứa da, nổi mẩn, nghẹt mũi, khó thở… Một số trường hợp chữa trị không kịp thời hoặc bị dị ứng nghiêm trọng dẫn đến sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tại sao ăn tôm cua bị dị ứng?

Hiện tượng dị ứng cua biển, tôm hay cua đồng đều do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch gây ra. Khi ăn các thực phẩm này, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn xác định nhầm một loại protein của tôm, cua là có hại, từ đó kích hoạt sản xuất kháng thể và giải phóng histamine cùng nhiều chất hóa học khác gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể. 

Dị ứng tôm cua
Dị ứng tôm cua là một trong những dạng dị ứng hải sản thường gặp

Ngoài ra, một số chất được sản sinh trong quá trình bảo quản, chế biến tôm cua cũng có thể sản sinh độc tố khiến cơ thể bạn bị kích ứng và gặp phải những triệu chứng bất lợi.

Những đối tượng dễ bị dị ứng tôm cua

Các đối tượng có nguy cơ bị dị ứng tôm – cua cao nhất bao gồm:

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
  • Trẻ nhỏ, phổ biến hơn là các bé trai
  • Người lớn tuổi
  • Người mắc một trong các bệnh lý dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng
  • Người có tiền sử bị dị ứng với các loại hải sản khác
  • Trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột có cơ địa dị ứng hoặc từng bị dị ứng cua, tôm.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng tôm cua

Các triệu chứng dị ứng cua tôm thường xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ kể từ lúc ăn. Bạn có thể gặp các dấu hiệu bất thường sau:

  • Nổi phát ban trên da
  • Da ngứa ngáy khó chịu
  • Viêm da dị ứng
  • Hắt hơi, nghẹt mũi
  • Môi, lưỡi hoặc đường thô hấp bị sưng dẫn đến khó nuốt, khó thở, thở khò khè
  •  Đi tiêu phân lỏng, đau bụng, buồn nôn hoặc ói mửa nhiều
  • Chóng mặt, mệt mỏi hoặc thậm chí là ngất xỉu
  • Có cảm giác ngứa ran ở miệng
  • Các biểu hiện sốc phản vệ do dị ứng tôm, cua: Giảm huyết áp, mất ý thức, mạch đập nhanh, da tái lạnh…
Triệu chứng dị ứng cua tôm
Dị ứng cua biển hay tôm đều có thể gây nổi mẩn, phát ban ngứa ngoài da

Khi nào nên tới bệnh viện khám?

Bạn nên đi khám bác sĩ khi có những biểu hiện  nghiêm trọng, da nổi nhiều phát ban gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, trường hợp có triệu trứng sốc phản vệ cần nhanh chóng nhờ người thân đưa tới cơ sở y tế gần nơi sinh sống nhất để được cấp cứu kịp thời. Việc chần chừ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phương pháp chẩn đoán dị ứng cua tôm

Để xác định bạn có thật sự bị dị ứng tôm – cua hay mắc một bệnh lý nào khác, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán sau:

– Khám lâm sàng:

Bác sĩ kiểm tra ngoài da để nhận biết các dấu hiệu cho thấy dị ứng. Bạn cũng sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi như:

  • Các triệu chứng bạn đang gặp phải diễn ra trong bao lâu rồi?
  • Số lượng tôm, cua hay các loại thực phẩm khác bạn đã ăn trước khi bị dị ứng?
  • Tiền sử dị ứng của cá nhân và gia đình
  • Bạn có mắc các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn… không?

– Xét nghiệm máu:

Mẫu máu được lấy từ cơ thể của bạn sẽ được đem vào phòng thí nghiệm để phân tích công thức máu, điện giải hay tìm kiếm sự hiện diện của các kháng thể.

– Kiểm tra chích da:

Kỹ thuật này giúp xác định được thực phẩm cụ thể khiến hệ thống miễn dịch giải phóng ra các kháng thể IgE. Kết quả sẻ được bác sĩ thông báo sau khoảng 1 – 2 tuần.

Cách chữa dị ứng cua tôm

Khi bị dị ứng với cua hoặc tôm, việc đầu tiên bạn nên làm là ngừng ăn các thực phẩm này. Tùy theo triệu chứng gặp phải nặng hay nhẹ mà có cách xử lý cho phù hợp.

1. Dùng thuốc điều trị

  • Thuốc kháng histamin:

Đây là thuốc chống dị ứng được điều chế dưới dạng viên nang, dung dịch uống, thuốc nhỏ mắt hoặc kem bôi ngoài da. Trong đó có các loại thuốc phổ biến như Clorpheniramin, Loratadine hay Cetirizine…Thuốc giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi phát ban trên da, ngăn chặn phản ứng dị ứng tiếp tục tiến triển.

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng histamin bạn có thể gặp phải như khô miệng, buồn ngủ, mờ mắt, buồn nôn, mất tập trung. Các loại thuốc dạng uống thường được bác sĩ chỉ định vào buổi tối. Bạn không nên sử dụng thuốc trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

  • Tiêm Epinephrine (Adrenaline):

Trường hợp bị sốc phản vệ do dị ứng cua biển, tôm bạn sẽ được điều trị khẩn cấp bằng cách tiêm Epinephrine (Adrenaline) kết hợp với các phương pháp xử lý cấp cứu y khoa. Loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện huyết áp, tim mạch, giúp dễ thở, giảm sưng môi miệng và đường thở.

Thuốc chữa dị ứng tôm cua
Bệnh nhân được tiêm thuốc chữa trị khi có triệu chứng sốc phản vệ

2. Các biện pháp chữa trị tại nhà

Nếu tình trạng dị ứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các mẹo tự nhiên dưới đây để giảm các triệu chứng khó chịu.

– Chườm khăn lạnh giảm ngứa:

Hơi lạnh cùng với độ ẩm của thể giúp xoa dịu da, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bạn có thể lấy một chiếc khăn mềm nhúng vào trong nước lạnh, sau đó vắt cho ráo nước và đắp lên khu vực da bị ngứa khoảng 20 – 30 phút. Lặp lại vài lần trong ngày mỗi khi các nốt sẩn ngứa, phát ban làm bạn khó chịu.

– Uống nước chanh mật ong:

Nước chanh mật ong bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp giải độc, thanh lọc cơ thể và làm tăng sức đề kháng để những vùng da bị ảnh hưởng nhanh bình phục. Hãy lấy một ly nước ấm và pha vào 2 thìa mật ong cùng vài giọt chanh rồi uống.

Mỗi ngày bạn có thể uống 1 – 2 ly, dùng tốt nhất là vào buổi sáng.

– Tắm nước lá khế, rau má chữa dị ứng cua tôm:

Dùng một nắm lá khế và rau má tươi rửa sạch, đem nấu với 2 lít nước. Chờ cho nước nguội rồi lấy tắm và vệ sinh vùng da bị ngứa. Thực hiện cách này 2 -3 lần mỗi ngày sẽ giúp các nốt mề đay nổi trên da do dị ứng nhanh lặn.

cách chữa dị ứng cua bằng lá khế
Tắm nước lá khế giúp giảm ngứa ngoài da do dị ứng

Bị dị ứng cua tôm bao lâu thì khỏi?

Khả năng phục hồi sau khi bị dị ứng cua hay tôm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ dị ứng
  • Thời gian bắt đầu tiến hành điều trị
  • Phương pháp điều trị
  • Cơ địa của từng cá nhân

Thông thường, nếu được điều trị sớm và đúng cách thì tình trạng dị ứng tôm cua có thể khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, các triệu chứng dị ứng kéo dài hàng tuần. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh lành.

Lưu ý khi bị dị ứng

Bên cạnh việc điều trị đúng cách, khi bị dị ứng tôm cua bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để mau khỏi bệnh:

  • Loại bỏ tôm – cua ra khỏi thực đơn nếu bạn không muốn tiếp tục bị dị ứng trở lại. Ngay cả các món ăn chỉ chứa một ít thịt tôm, thịt cua hay gạch cua như chả, lẩu hay canh cũng không nên dùng.
  • Đọc kỹ nhãn mác của những thực phẩm chế biến sẵn. Không mua và sử dụng các sản phẩm có thành phần liên quan đến tôm, cua.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ. Chỉ nên dùng nước sạch, nước ấm hoặc nước lá khế, trà xanh, sài đất, mướp đắng để tắm. Tránh sử dụng xà phòng làm da bị kích ứng, tổn thương nặng hơn.
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít một ngày để hỗ trợ đào thải các chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể.
  • Mặc quần áo rộng rãi để những vùng da tổn thương không bị cọ sát, trầy xước
  • Rửa tay thường xuyên và cắt móng cho sạch sẽ. Tránh cào gãi làm tổn thương, nhiễm trùng da
  • Ngoài ra, khi bị dị ứng bạn cũng nên ăn trái cây và các thực phẩm có tính mát như mướp, rau sam, đậu xanh sẽ giúp làm dịu da, giảm nổi mẩn ngứa. Tránh ăn đồ nóng và các thức ăn giàu đạm khác.

Khi bị dị ứng tôm nghiêm trọng, bạn nên có biện pháp thăm khám và xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

*Có thể bạn chưa biết:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 11:58 - 02/05/2022 - Cập nhật lúc: 10:03 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bị ho do dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?

Ho dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, tình trạng…

Thử kem trước khi sử dụng giúp giảm thiểu tối đa các tổn thương ở vùng da Hướng dẫn cách thử kem xem có bị dị ứng không trước khi dùng

Dị ứng mỹ phẩm, các loại kem phấn là tình trạng phổ biến thường là do loại da phản ứng…

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?

Dị ứng da mặt không chỉ khiến cho da bị tổn thương mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Dị ứng sữa bò là một hiện tượng thường gặp, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, về da…

Bình luận (1)

  1. Trần thị oanh
    Trần thị oanh says: Trả lời

    E chào bs.bs cho e hỏi là khi e chưa sinh con e ăn tôm cua được .sau sinh e bị dị ứng nặng vs tôm cua.vậy bs cho e hỏi e có thể chữa bằng thuốc k .và tjnh trạng dị ứng có biến mất được k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua