Dị ứng khẩu trang y tế do đâu, làm sao hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng dị ứng khẩu trang y tế gây ngứa ngáy, nổi mụn khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Với triệu chứng này, người bệnh phải xác định chính xác nguyên nhân để có phương pháp kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.

dị ứng khẩu trang y tế
Dị ứng khẩu trang y tế là tình trạng rất nhiều người mắc phải.

Nguyên nhân gây dị ứng khẩu trang y tế

Khẩu trang có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người tránh các tác nhân bên ngoài môi trường. Sử dụng khẩu trang sẽ giúp tránh bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không ít trường hợp người bệnh sử dụng khẩu trang y tế gặp phải tình trạng dị ứng. Các ổ chứa vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển gây ngứa ngáy bề mặt da, hình thành mụn bọc. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng khẩu trang y tế.

1. Chất lượng khẩu trang không đảm bảo

Hiện nay, việc sử dụng khẩu trang đã trở nên khá phổ biến. Dường như ai cũng biết được vai trò quan trọng của khẩu trang trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Trên thị trường, các loại khẩu trang y tế được bán rất nhiều với các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, không ít người mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng dẫn đến hàng loạt các tác hại khác nhau, trong đó có dị ứng.

2. Tâm lý mua khẩu trang giá rẻ

Các chuyên gia da liễu cho biết, những loại khẩu trang được nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều công ty uy tín sẽ có 3 lớp. Nhờ những lớp này mà khẩu trang có vai trò tiệt trùng cao, không có khả năng gây dị ứng. Mặc dù vậy, trên thị trường có rất nhiều khẩu trang khác nhau với giá thành khá rẻ. Các loại khẩu trang này được sản xuất ở xưởng gia công nhỏ bé, không đảm bảo chất lượng, không được kiểm soát. Chính vì vậy, người dùng mua phải sản phẩm này sẽ rất dễ bị dị ứng.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

3. Khẩu trang trôi nổi

Rất nhiều loại khẩu trang được bán trôi nổi trên thị trường có lớp vải chưa được xử lý. Thậm chí, có loại khẩu trang còn sử dụng chất độc hại để tẩy trắng, khử mùi. Khi sử dụng khẩu trang, lớp vải này sẽ nhanh chóng tiếp xúc trực tiếp với gương mặt và khiến người bệnh bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng dị ứng sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

4. Sử dụng sai cách

Khác với khẩu trang vải, khẩu trang y tế chỉ được sử dụng 1 lần. Sau khi sử dụng, mọi người cần phải bỏ loại khẩu trang này và không được sử dụng lần 2. Tuy nhiên, thực tế, không ít người sử dụng khẩu trang không đúng cách, dùng quá nhiều lần. Điều này vô tình khiến các chất bẩn tích tụ ở khẩu trang dễ dàng bám lên bề mặt da và tạo nên các ổ viêm nhiễm, gây dị ứng da.

5. Không biết rõ nơi sản xuất, địa chỉ bán hàng không đảm bảo

Nhiều người có tâm lý mua khẩu trang bên vệ đường vì sự tiện lợi của nó. Khi mua khẩu trang, rất ít người chú ý đến nơi sản xuất nên dễ mua phải sản phẩm trôi nổi, không đảm bảo. Để mua được khẩu trang chất lượng, mọi người phải đến nhà thuốc và các cửa hàng thiết bị y tế để có thể kiểm tra khẩu trang và lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân mình.

6. Mua khẩu trang y tế vì “đẹp”

Không thể phủ nhận các loại khẩu trang y tế được sản xuất với rất nhiều mẫu mã khác nhau. Ngày nay, mọi người sử dụng khẩu trang không chỉ để bảo vệ cơ thể, chống khói bụi, nắng nóng mà còn là vật dụng để trang trí, làm đẹp ở khuôn mặt. Tuy nhiên, không phải mẫu khẩu trang nào “hợp thời trang” cũng đảm bảo chất lượng. Việc tùy tiện sử dụng những sản phẩm này mà không được kiểm chứng sẽ khiến cho bạn đứng trước nguy cơ bị dị ứng khá cao.

Dị ứng khẩu trang y tế – Làm sao hết?

Tình trạng dị ứng khẩu trang y tế xuất hiện ở rất nhiều người. Việc mua phải khẩu trang là hàng giả, kém chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Khi bị dị ứng khẩu trang, mọi người nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, tránh bị ngứa da, kích ứng da trong khoảng thời gian dài. Tùy thuộc vào mức độ bị dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và loại thuốc điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chú ý các vấn đề sau để sớm cải thiện các triệu chứng bệnh.

dị ứng khẩu trang y tế
Cách kiểm soát bị dị ứng khẩu trang y tế hiệu quả
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ, không được sử dụng các sản phẩm khiến làn da bị kích ứng nhiều hơn
  • Chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế các sản phẩm gây kích ứng da
  • Không được dùng tay gãi ngứa khiến làn da bị dị ứng và tổn thương nặng hơn
  • Lựa chọn các loại khẩu trang phù hợp, đảm bảo chất lượng
  • Sử dụng khẩu trang vừa khít với khuôn mặt, chắc chắn, che kín ở mũi, miệng và cằm
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sử dụng khẩu trang để tránh bị nhiễm khuẩn
  • Khi tháo khẩu trang ra, bạn cần tránh chạm vào mặt ngoài vì vị trí này có rất nhiều mầm bệnh.
  • Thay khẩu trang thường xuyên để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Không nên tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, ẩm thấp, không tốt cho quá trình điều trị bệnh
  • Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng thuốc thoa chữa dị ứng, bạn không nên thoa lên vùng mắt.

Cách lựa chọn khẩu trang để tránh bị dị ứng

Theo TS.BS. Bùi Thái Vi (Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Tai – mũi – họng TP.HCM) cho biết, khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng sẽ không gây dị ứng, bề mặt khẩu trang sạch sẽ, đảm bảo che khít mũi và miệng, mép khẩu trang ôm khít vào mặt người, bên ngoài không có lỗ. Đồng thời, khẩu trang phải có 2 – 4 lớp vải không dệt, không thấm hút nước, thanh nẹp bằng nhựa hoặc kim loại. Ngoài ra, khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng còn căn cứ vào các yếu tố sau.

dị ứng khẩu trang y tế
Cách lựa chọn khẩu trang y tế đạt chuẩn
  • Trên hộp sản phẩm phải có thông tin về nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng.
  • Giới hạn các nguyên tố kim loại nặng có trong lớp vải phải đạt tiêu chuẩn không quá 0,17mg asen, 0,12mg thủy ngân, 1mg chì,…
  • Nếu là khẩu trang y tế chống nhiễm khuẩn thì cần có thêm lớp diệt khuẩn.
  • Khẩu trang y tế thật sẽ có lớp vải kháng khuẩn bên trong và không bị rách. Đặc biệt, ở khẩu trang thật sẽ có lớp than hoạt tính để kháng khuẩn, khử trùng.

Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân dị ứng khẩu trang y tế và cách khắc phục. Khi mua khẩu trang, bạn nên chú ý những tiêu chí vừa được chia sẻ để có thể mua được hàng đảm bảo chất lượng. Nếu bị dị ứng, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Việc tiến hành điều trị bệnh sớm là rất cần thiết để tránh các tổn thương ở bề mặt da.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:20 - 13/01/2023 - Cập nhật lúc: 09:23 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Dị ứng da mặt do nhiều nguyên nhân gây ra có thể được điều trị bằng thuốc hoặc không Thuốc trị dị ứng da mặt loại nào tốt, hiệu quả?

Dị ứng da mặt là tình trạng thường gặp ở chị em xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị…

Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

Dị ứng Paracetamol có thể gây các phản ứng dị ứng ngoài da hiếm gặp nhưng nguy hiểm như hội…

Dị ứng kem đánh răng – Biểu hiện và cách xử lý tại chỗ

Dị ứng kem đánh răng là tình trạng không quá phổ biến. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể dẫn…

Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Viêm mao mạch dị ứng còn gọi là hội chứng viêm mạch Schonlein – Henoch, bệnh gây tổn thương đến…

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa dị ứng thuốc tê với ngộ độc thuốc tê Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?

Thuốc tê là một sản phẩm được sử dụng phổ biến, có tác dụng phong bế thần kinh ngoại vi,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua