Dấu hiệu dị ứng son môi và cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Có rất nhiều người mắc bệnh dị ứng son môi khiến môi bị ngứa ngáy, mọc mủ, sưng tấy, lở loét,… Với căn bệnh này, người bệnh cần phải biết rõ nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả nhất.

dị ứng son môi
Các dấu hiệu dị ứng son môi thường hay gặp nhất.

Dấu hiệu dị ứng son môi phổ biến nhất

Sử dụng son môi với rất nhiều màu sắc khác nhau để trang điểm được rất nhiều phụ nữ yêu thích. Son môi sẽ khiến cho làn da sáng, trắng mịn hơn và mang đến cho chị em một bờ môi gợi cảm, quyến rũ. Tuy nhiên, không ít phụ nữ bị dị ứng son môi, khiến chị em mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày và làm tổn thương môi trầm trọng. Tùy thuộc vào từng mức độ dị ứng, phụ nữ sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau.

1. Môi bị sưng đỏ, bong tróc da

Khi bị dị ứng son môi, phụ nữ thường bị sưng đỏ môi. Làn môi trở nên dày và khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Trường hợp môi bị sưng tấy là do bị dị ứng ở mức độ nặng. Thời gian kích ứng quá lâu sẽ khiến cho da bị bong tróc, thô ráp, mất thẩm mỹ. Tình trạng này khiến phụ nữ mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

2. Môi bị thâm rõ rệt theo từng ngày

Với trường hợp người bệnh bị nhiễm độc chì do sử dụng son face sẽ bị thâm môi. Tình trạng nhiễm chì ngày càng nặng sẽ khiến môi bị thâm nhiều hơn. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ tình trạng thâm môi rõ rệt theo từng ngày. Bệnh nhân phải có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp làn môi bị thâm vĩnh viễn, khó có thể điều trị dứt điểm.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

3. Môi bị ngứa ngáy, khó chịu

Rất nhiều người bị ngứa ngáy ở môi do bị dị ứng son môi. Những cơn ngứa ngáy thường xuyên xuất hiện sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mất tự tin. Nếu người bệnh gãi ngứa hoặc sử dụng khẩu trang chạm vào môi sẽ khiến làn môi bị tổn thương, chảy máu. Tình trạng ngứa môi sẽ kéo dài nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát.

4. Môi biến dạng, mưng mủ

Trường hợp dị ứng son môi ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị biến dạng môi. Đồng thời, làn môi bị mưng mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối diện với rất nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Khi môi bị viêm nhiễm càng nặng sẽ khiến người bệnh đối diện với nguy cơ hoại tử môi ngày càng cao.

5. Nóng đỏ, phù nề, khó thở

Người bệnh bị tổn thương, nóng đỏ ở môi do dị ứng son môi. Ban đầu, môi chỉ đau sưng nhưng về sau, môi đỏ tấy và nóng, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biện pháp kiểm soát, môi sẽ nhanh chóng sưng phù và biến dạng theo thời gian. Một số trường hợp bệnh nhân còn bị khó thở do tình trạng dị ứng gây ra.

6. Nổi mụn li ti xung quanh miệng

Đây cũng là một trong những dấu hiệu dị ứng son môi thường gặp ở phụ nữ. Những nốt mụn mủ li ti sẽ xuất hiện liên tục xung quanh môi khiến người bệnh mất tự tin. Mụn bị mưng mủ, chảy máu, có thể gây biến dạng môi nhanh chóng. Đồng thời, khi mụn vỡ ra sẽ rất dễ gây nhiễm trùng, viêm loét, khiến môi bị tổn thương nghiêm trọng.

7. Nứt nẻ, chảy máu

Tình trạng dị ứng son môi kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị nứt nẻ, chảy máu ở môi. Nhất là vào lúc thời tiết hanh khô, da môi bị nút thành từng mảng và bong ra. Đây là biểu hiện thiếu nước và độ ẩm ở môi. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị nhiễm trùng môi nếu tiếp xúc trực tiếp với các chất bụi bẩn và tác nhân gây hại bên ngoài môi trường xung quanh.

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG đang gặp phải

CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

Dị ứng son môi – Căn bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Son môi giúp phụ nữ có thể tự tin hơn trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, không ít trường hợp chị em sử dụng son môi kém chất lượng khiến môi bị dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây mất thẩm mỹ. Hầu hết bệnh nhân bị dị ứng son môi thường có các triệu chứng như môi bị thâm sạm, sưng tấy, viêm, khô, nứt nẻ,…

dị ứng son môi
Phụ nữ bị dị ứng son môi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị dị ứng son môi nhưng phần lớn là do cơ thể phản ứng với các thành phần có trong son khiến môi bị sưng phồng, ngứa ngáy, khó chịu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này.

  • Sử dụng son môi có lượng chì quá cao, gấp nhiều lần với mức cho phép. Đây là thành phần độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi.
  • Dùng son giả, son kém chất lượng, hết hạn sử dụng
  • Mẫn cảm với các thành phần của son môi

Thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị dị ứng son môi đều do rất chủ quan trong việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp. Chị em phụ nữ đều quan tâm đến màu sắc của son mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm. Sau khi sử dụng son môi, nhiều trường hợp người bệnh bị, chảy máu, đau rát, mưng mủ, phù nề, xuất hiện mụn li ti ở vành môi, ngứa rát môi,… Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm, kích ứng ngày càng nhiều hơn, khiến môi bị bong tróc, nhiễm trùng.

Cách khắc phục dị ứng son môi hiệu quả

Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị dị ứng son môi, người bệnh nên ngưng sử dụng sản phẩm ngay và tiến hành thăm khám bác sĩ sớm. Sau khi tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc khác nhau. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

dị ứng son môi
Một số phương pháp giúp kiểm soát tình trạng dị ứng son môi.
  • Không được liếm môi vì hành động này sẽ khiến cho môi bị nứt nẻ và dễ bị khô nhiều hơn
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung cho cơ thể các loại thức ăn chứa axit béo như bơ, sữa, các loại hạt,…
  • Vệ sinh làn môi sạch sẽ, tránh gây tổn thương đến môi
  • Không được tự ý thoa thuốc hoặc uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho làn da của mình
  • Dùng khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh bị nhiễm trùng
  • Không được để khẩu trang cọ sát môi khiến làn da bị chảy máu
  • Không được dùng tay gãi, cào, khiến làn da bị tổn thương, viêm loét
  • Không nên ăn thức ăn mặn khiến làn da môi bị đau rát nhiều hơn
  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại mỹ phẩm lên môi vì dễ khiến môi bị kích ứng nhiều hơn
  • Ăn uống khéo léo để tránh tình trạng thức ăn gây ảnh hưởng đến môi
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp dưỡng ẩm cho môi, tránh bị nhăn da môi
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress quá mức khiến tình trạng dị ứng son môi nặng hơn

Trên đây là những dấu hiệu dị ứng son môi, mọi người cần phải biết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào, người bệnh cần phải điều trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh hoặc sử dụng các phương pháp chữa trị truyền miệng khiến bệnh càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh về sau.

[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ DA LIỄU ĐẦU NGÀNH

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:04 - 27/11/2022 - Cập nhật lúc: 13:49 - 28/05/2023
Chia sẻ:
Dị ứng thuốc sưng mắt làm sao nhanh khỏi?

Dị ứng thuốc sưng mắt có thể gây đau, căng cứng và khó chịu xung quanh mắt. Cảm giác này…

Chữa dị ứng thời tiết bằng muối có thực sự hiệu quả?

Thời gian gần đây, rất nhiều người trong dân gian đã truyền tai nhau phương pháp chữa dị ứng thời…

Thuốc Lorastad có công dụng gì? Cách dùng và thận trọng

Thuốc Lorastad hay thuốc Lorastad 10mg là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý…

Thịt ba ba là món ăn bổ dưỡng nhưng lại dễ gây dị ứng, ngộ độc Dị ứng ba ba có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Thịt ba ba vị ngọt, là món ăn được nhiều người yêu thích và có thể chế biến thành nhiều…

dị ứng thời tiết khi mang thai Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu rất dễ bị dị ứng thời tiết khi mang thai do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn…

Bình luận (1)

  1. Huỳnh Như
    Huỳnh Như says: Trả lời

    Em đã bị tất cả những trường hợp trên và cũng đã đi khám bác sĩ chuyên khoa Bác sĩ có đưa thuốc uống và thuốc thoa môi nhưng càng ngày môi càng nặng hơn mà không có chuyển biến gì thì em nên làm gì tiếp ạ ???

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua