Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng phấn hoa tuy không gây đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bị dị ứng. Vậy làm thế nào để khắc phục triệu chứng bệnh? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn.

Dị ứng phấn hoa
Dị ứng phấn hoa có thể bắt gặp ở nhiều đối tương khác nhau

I. Dị ứng phấn hoa là gì?

Theo các chuyên gia dị ứng, dị ứng phấn hoa hay còn gọi là sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào những ngày trời khô và lộng gió. Khi đó, trong gió và không khí sẽ chứa lượng lớn phấn hoa và nếu không cẩn thận hít phải có thể sẽ bị dị ứng. 

Nguyên nhân của dị ứng phấn hoa là do hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài để ngăn ngừa bệnh tật nhầm lẫn phấn hoa vô hại là kẻ xâm nhập nguy hiểm. Vì vậy, chúng sinh ra kháng thể và chống lại phấn hoa dẫn đến phản ứng dị ứng.

Theo một số thống kê của Học viện Dị ứng, Suyễn và Miễn dịch học (AAAAI) của Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 8% người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị sốt cỏ khô. Theo khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, có đến 8% trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh sốt cỏ khô vào năm 2014. Điều này cho thấy dị ứng phấn hoa có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Thông thường, ở một số trường hợp dị ứng phấn hoa có thể chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định nhưng cũng có những đối tượng bị dị ứng phấn hoa quanh năm. Dị ứng một khi đã phát triển thường không có khả năng biến mất nếu người bệnh không can thiệp y tế. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên tiến hành thăm khám và nhận sự chăm sóc từ y khoa.

Bị dị ứng phấn hoa
Có rất nhiều loại dị ứng phấn hoa và một người có thể bị dị ứng một hoặc nhiều loài phấn hoa

Phân loại dị ứng phấn hoa

Một số loại dị ứng phấn hoa thường gặp như:

  • Dị ứng phấn hoa bạch dương: Là một trong những loại hoa giải phóng phấn hoa vào không khí gây dị ứng phổ biến vào mùa xuân. Một cây bạch dương có thể tạo ra 5 triệu hạt phấn hoa. Chưa kể đến, khoảng cách di chuyển của những hạt phấn hoa này trong gió lên đến 100 yard. Vì vậy, nếu bị dị ứng với loài hoa này, người bệnh nên che chắn kỹ càng trước khi đi ra ngoài.
  • Dị ứng phấn hoa sồi: Loài hoa này cũng gửi hạt phấn hoa vào không khí trong mùa xuân. Tuy gây dị ứng với những biểu hiện nhẹ nhưng phấn hoa của hoa sồi thường tồn tại trong không khí một thời gian dài có thể khiến triệu chứng bệnh kéo dài và ngày càng tồi tệ hơn.
  • Dị ứng phấn hoa cỏ: Phấn hoa của cây cỏ thường xuất hiện vào những tháng của mùa hè và gây nên những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân bị dị ứng với loài hoa này nên tiêm phòng dị ứng trước khi mùa phấn hoa nở rộ.
  • Dị ứng phấn hoa cỏ dại: Những loại hoa dại thường nở rộ và cho phấn vào những tháng cuối xuân và mùa thu. Tùy thuộc vào khí hậu từng vùng miền mà các loại hoa này có thể nở sớm hoặc muộn hơn. Và phấn hoa có thể theo gió đi xa hàng trăm dặm.

II. Triệu chứng bị dị ứng phấn hoa

Một khi bị dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra nhiều histamine để chống lại tác nhân xâm nhập. Vì vậy, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải một vài biểu hiện dị ứng như sau:

  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi
  • Chảy nước mắt và mắt có dấu hiệu ngứa, đỏ
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Ho
  • Tăng phản ứng hen suyễn
  • Giảm cảm giác vị giác và khứu giác
Dấu hiệu dị ứng phấn hoa
Hắt xì là một trong những triệu chứng dị ứng phấn hoa thường gặp

III. Chẩn đoán dị ứng phấn hoa

Để chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa, ngoài việc hỏi thăm tiền sử bệnh lý hoặc triệu chứng bệnh, bác sĩ còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm dị ứng khác.

Xét nghiệm chích da sẽ giúp xác định chất gây phản ứng dị ứng cụ thể. Trong suốt quá trình thử nghiệm, bác sĩ sẽ chích các vùng da khác nhau và chèn một lượng nhỏ chất bất kỳ. Nếu da xuất hiện hiện tượng ngứa tại chỗ, đỏ và sưng trong vòng từ 15 – 20 phút, khả năng người bệnh bị dị ứng với chất đó là khá cao.

IV. Cách chữa dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa trong trường hợp nặng nếu không can thiệp kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. 

Một số biện pháp điều trị dị ứng phấn hoa được bác sĩ chỉ định như:

  • Dùng thuốc không kê đơn: Các loại thuốc kháng histamine thường được chỉ định sử dụng đầu tiên để điều chỉnh lượng histamine sản sinh trong cơ thể. Một số loại thuốc thông mũi, thuốc xịt viêm mũi dị ứng như Pseudoephedrine (Sudafed) hoặc Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin) cũng hữu ích trong việc làm giảm triệu chứng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi do dị ứng phấn hoa gây ra. Cetirizine (Zyrtec) và Loratadine (Claritin) là hai loại thuốc kháng histamine không kê đơn người bệnh có thể dùng một vài tuần trước khi mùa dị ứng bắt đầu.
  • Thuốc kê đơn: Nếu các loại thuốc nêu trên không đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kê một số loại thuốc chống dị ứng khác có liều mạnh hơn. Trong đó có một vài loại có tác dụng kìm hãm quá trình sản sinh histamine và các loại khác chuyên dùng để điều trị triệu chứng dị ứng phấn hoa do cỏ.
  • Thuốc tiêm: Trong quá trình sử dụng thuốc uống không mang lại kết quả điều trị, triệu chứng phấn hoa vẫn không giảm, chuyên viên y tế sẽ chỉ định tiêm thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc và lượng thuốc tiêm vào cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài các biện pháp nêu trên, người bệnh có thể điều trị dị ứng phấn hoa tại nhà bằng các cách sau đây:

  • Sử dụng trà thảo dược: Một số loại trà thảo dược như cây tầm ma, cỏ ba lá đỏ hoặc cây kế sữa có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, hỗ trợ điều trị dị ứng phấn hoa.
  • Dùng nước muối rửa mũi: Nước muối ấm giúp làm sạch và loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn hoặc phấn hoa có trong hốc mũi, giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng.
Cách chữa dị ứng phấn hoa
Sử dụng trà thảo dược được xem là cách chữa dị ứng phấn hoa khá hay tại nhà

V. Biện pháp phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Một trong những cách điều trị và phòng ngừa dị ứng phấn hoa là nên tránh xa và không tiếp xúc với phấn hoa. Tuy nhiên, rất khó để tránh khỏi việc không hít phải phấn hoa. Do đó, người bệnh có thể giảm thiểu phơi nhiễm phấn hoa bằng những cách sau đây:

  • Nên ở trong nhà vào những ngày thời tiết hanh và khô
  • Không nên chăm sóc vườn tược vào mùa hè nhiều gió
  • Đóng kín cửa sổ và các cửa chính vào mùa phấn hoa nở rộ
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh hít phải phấn hoa có trong không khí
  • Nên thay quần áo sau mỗi lần ra ngoài vào nhà để hạn chế phấn hoa vương trên đồ
  • Có thể sử dụng bộ lọc HEPA để lọc phấn hoa ra khỏi hệ thống khí 
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, ga trải nệm, bao gối nên được giặt trong nước xà phòng nóng, ít nhất là một lần mỗi tuần

VI. Một số loại cây an toàn đối với người bị dị ứng phấn hoa

Là một người yêu thích hoa nhưng nếu bị dị ứng phấn hoa, người bệnh nên hết sức lưu ý việc chưng hoặc bố trí hoa, thực vật trong sân vuờn. Tốt nhất để giảm nguy cơ bị dị ứng phấn hoa mà vẫn giữ được cảnh quang trong khuôn viên nhà xanh, đẹp và tươi vui, bệnh nhân nên ưu tiên trồng những loại hoa không sinh sản bằng hiện tượng thục phấn.

Dưới đây là một số loại hoa, cây cối không thụ phấn an toàn đối với người bị dị ứng phấn hoa như:

  • Cây bụi: Cây hoàng dương, cẩm tú cầu, dâm bụt, đỗ quyên
  • Cỏ: Thuộc giống cỏ St. Augustine
  • Hoa: Hoa tulip, hoa hồng, hoa diên vĩ (iris), cúc ngũ sắc, xương rồng, ông lão (clematis), ngọc trâm, thủy tiên, nghệ tây, dạ yến thảo, vân anh, phong lữ, móng tay, thu hải đường,…

Nhìn chung, dị ứng phấn hoa là một trong những căn bệnh khá phổ biến. Một người có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều loại phấn hoa khác nhau. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm, dị ứng nặng có thể gây kích hoạt hen suyễn, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu nghi ngờ bản thân bị dị ứng phấn hoa.

⇒ Có thể bạn quan tâm: 

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:15 - 24/04/2022 - Cập nhật lúc: 10:07 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với tinh trùng, tinh dịch. Dị ứng tinh trùng – Những dấu hiệu cần nhận biết sớm

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể nữ giới có những phản ứng lại với các thành phần…

Dị ứng cá ngừ: Cách nhận biết và xử lý

Dị ứng cá ngừ là một trong những triệu chứng dị ứng cá biển rất thường gặp. Khi cá ngừ…

Dị ứng sau sinh – Hiện tượng thường gặp và cách xử lý

Dị ứng sau sinh là hiện tượng da liễu khá phổ biến. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng…

Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách chữa dứt điểm từ thảo dược

Bị ngứa da vào ban đêm cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Trong…

Tiêu ban Giải độc thang - Bài thuốc điều trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả, an toàn VTV2 giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là giải pháp điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng được Trung…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua