Tại sao dị ứng yến mạch? Cách xử lý, khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng yến mạch là tình trạng dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại protein có trong yến mạch. Mặc dù không phổ biến tuy nhiên đôi khi dị ứng yến mạch có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

dị ứng với yến mạch có nguy hiểm không
Dị ứng yến mạch không phổ biến nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Dị ứng yến mạch là gì?

Trong yến mạch có chứa một loại protein gọi là Avenin. Loại protein này có thể dẫn đến tình trạng mờ mắt hoặc chảy nước mũi sau khi ăn yến mạch. Tình trạng này được gọi là dị ứng yến mạch.

Tình trạng dị ứng và nhạy cảm với yến mạch đều có thể kích hoạt các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến việc hình thành các kháng thể để chống lại các chất có thể gây hại cho cơ thể, chẳng hạn như Avenin.

Ngoài ra, một số người có thể cảm thấy không thoải mái khi sử dụng yến mạch. Nhưng đây có thể không phải là dị ứng yến mạch mà thay vào đó là tình trạng nhạy cảm với Gluten hoặc bệnh Celiac. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì. Mặc dù yến mạch không chứa Gluten, tuy nhiên yến mạch thường được trồng và chế biến ở các cơ sở xử lý lúa mỳ, lúa mạch đen. Do đó, một số loại yến mạch có thể lẫn Gluten và dẫn đến các triệu chứng dị ứng.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Bên cạnh đó, một số người cũng có thể bị dị ứng với yến mạch nếu quá nhạy cảm với thực phẩm giàu chất xơ. Do đó, người thường hay dị ứng có thể giữa một danh sách các loại thực phẩm sử dụng để kiểm soát và xác định nguyên nhân gây dị ứng là do Avenin trong yến mạch hay do các tình trạng khác.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng dị ứng yến mạch

Dị ứng yến mạch không phải là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người trường thành. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và thường bao gồm:

1. Các vấn đề về da

Một trong những dấu hiệu dị ứng đầu tiên đó là xuất hiện các đốm đỏ, vết nám trên da. Các triệu chứng này có thể xuất hiện xung quanh miệng, tay, chân hoặc bất cứ vị trí nào chạm vào yến mạch.

Các mảng da đỏ cũng có thể xuất hiện ở các khu vực khác trên cơ thể, bao gồm mắt. Bởi vì yến mạch thường gây kích ứng theo hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Những kích ứng này có thể khiến da trở nên giòn, ngứa, nổi mề đay và một số triệu chứng liên quan khác.

dị ứng với bột yến mạch
Nổi mề đay mẩn ngứa là dấu hiệu dị ứng phổ biến

2. Dấu hiệu tương tự như cảm cúm

Đôi khi tình trạng dị ứng có thể dẫn đến các dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Ngay sau khi ăn yến mạch hoặc chạm vào yến mạch, người bệnh có thể bị ho, chảy nước mũi, ngạt thở và hắt hơi. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy bị khô miệng, ngứa mũi hoặc ngứa tai.

dấu hiệu dị ứng yến mạch
Trong một số trường hợp các triệu chứng dị ứng có thể tương tự như bệnh cảm cúm

Bên cạnh đó, dị ứng cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Điều này khiến người bệnh buồn nôn, nôn hoặc kích thích tình trạng tiêu chảy.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, dị ứng yến mạch có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột do protein trong thực phẩm (còn được gọi là FPIES). Tình trạng ảnh gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của trẻ và dẫn đến các dấu hiệu như nôn, mất nước và tiêu chảy.

Ngoài ra, dị ứng yến mạch, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như bệnh viêm da dị ứng. Người trưởng thành cũng có thể gặp các phản ứng ngoài da hoặc dị ứng da nếu quá nhạy cảm với yến mạch và sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này.

Cách xử lý khi bị dị ứng yến mạch

Hiện tại, không có biện pháp điều trị tình trạng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với yến mạch. Do đó cách tốt nhất là tránh yến mạch và các sản phẩm chứa yến mạch, bột yến mạch và Avenin.

Bên cạnh việc kiêng ăn yến mạch, người bệnh cũng cần tránh:

  • Tắm bột yến mạch
  • Sử dụng kem dưỡng da chứa thành phần yến mạch
  • Cháo, bánh quy, bia hoặc các thức uống khác có chứa yến mạch

Thông thường các triệu chứng dị ứng nhẹ có thể được cải thiện bằng cách uống thuốc kháng Histamine thông qua đường uống. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên da, người bệnh có thể sử dụng thuốc Corticosteroid tại chỗ để cải thiện các triệu chứng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong trường hợp dị ứng nặng với yến mạch nghiêm trọng hoặc xuất hiện triệu chứng tương tự như sốc phản vệ, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu.

cách điều trị dị ứng yến mạch
Đến bệnh viện nếu các dấu hiệu dị ứng trở nên nghiêm trọng

Các triệu chứng sốc phản vệ thường bao gồm:

  • Tụt huyết áp
  • Nổi mề đay hoặc ngứa da nghiêm trọng
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Mạch đập nhanh hoặc yếu
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu

Chẩn đoán và điều trị dị ứng yến mạch

Trong một số trường hợp dị ứng yến mạch có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng cần chẩn đoán và điều trị cụ thể.

1. Chẩn đoán

Rất khó để xác định tình trạng dị ứng thực phẩm, tuy nhiên, có một số xét nghiệm cụ thể có thể xác định tình trạng dị ứng, bao gồm dị ứng yến mạch. Các xét nghiệm cụ thể thường bao gồm:

– Xét nghiệm chích da (Skin prick test):

Đây là biện pháp chích da bằng kim hoặc đinh ghim y tế để quan sát phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng. Bác sĩ có thể chích một lượng nhỏ protein Avenin cùng với Histamine và Glycerin (hoặc nước muối) vào vùng da dưới cánh tay để xem phản ứng của cơ thể.

Xét nghiệm này có thể mất khoảng 20 – 40 phút.

– Test áp bì (Patch test):

Đây là một xét nghiệm với một tấm dán được sử dụng để xác định các chất dị ứng trên da và thường được dùng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc. Bác sĩ có thể dán một miếng dán có chứa yến mạch hoặc protein yến mạch lên da (cánh tay hoặc lưng). Để yên trong 48 giờ hoặc 96 giờ để kiểm tra các phản ứng với yến mạch.

chữa dị ứng với yến mạch
Test áp bì thường được sử dụng để chẩn đoán tình trạng dị ứng trên da

– Thử nghiệm ăn yến mạch:

Trong xét nghiệm này bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ăn yến mạch với số lượng tăng dần để kiểm tra các phản ứng dị ứng. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán tình trạng và mức độ nghiêm trọng khi dị ứng với yến mạch.

Tuy nhiên, đây là một xét nghiệm tương đối nguy hiểm và cần được thực hiện ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế đủ điều kiện xử lý các tình huống có thể xảy ra. Đôi khi các phản ứng dị ứng có thể nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

2. Biện pháp điều trị dị ứng yến mạch

Nếu xác định tình trạng dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh. Các trường hợp dị ứng nhẹ có thể tự khắc phục bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, những người bị dị ứng nghiêm trọng không nên cố gắng điều trị, vì điều này có thể dẫn đến tử vong.

dị ứng yến mạch
Trong các trường hợp dị ứng nghiêm trọng bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để điều trị

Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị phổ biến như:

  • Thuốc kháng Histamine có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy hoặc khó thở. Hầu hết các loại thuốc kháng Histamine đều có sẵn mà không kê đơn, chẳng hạn như Benadryl.
  • Thuốc xịt mũi, bao gồm Steroid tại chỗ, thuốc kháng Histamine mũi và chất ổn định tế bào Mast ở mũi. Các loại thuốc này có thể hiệu quả khi điều trị các triệu chứng rối loạn hô hấp khi mắc bệnh dị ứng.
  • Steriods uống thường được kê cho triệu chứng dị ứng vừa phải, ví dụ như cải thiện tình trạng hen suyễn và các biến chứng da do dị ứng gây ra.
  • Epinephrine thường được sử dụng cho trường hợp dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc phản vệ. Epinephrine là một loại thuốc tiêm chỉ có thể được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, người thường có phản ứng dị ứng nghiêm trọng nên trao đổi với bác sĩ về việc giữ một mũi tiêm tự động bên người để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Dị ứng yến mạch không thể được chữa khỏi hoàn toàn chỉ bằng thuốc. Cách duy nhất để cải thiện tình trạng này là tránh khỏi yến mạch và protein yến mạch.

Những người nhạy cảm với Gluten hoặc mắc bệnh Celiac cũng nên hạn chế sử dụng yến mạch để tránh các phản ứng nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ dị ứng hoặc nhạy cảm yến mạch, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 09:50 - 27/11/2022 - Cập nhật lúc: 09:27 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bị dị ứng bột ngọt phải làm sao chữa trị, phòng ngừa?

Dị ứng bột ngọt là tình trạng hay gặp phải ở một số người, khiến tay chân bủn rủn, đau…

Tiêu ban Giải độc thang - Bài thuốc điều trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả, an toàn VTV2 giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là giải pháp điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng được Trung…

Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng nên dùng loại nào?

Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng thường được sử dụng trong trường hợp viêm kết mạc dị ứng, viêm giác…

Cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong đơn giản 3 ngày khỏi bệnh

Cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong được rất nhiều chị em áp dụng do hiệu quả của…

Kem trộn là một trong những sản phẩm gây dị ứng da ở hầu hết các chị em Dị ứng kem trộn và những cách xử lý tại chỗ chị em nên biết

Dị ứng kem trộn là một trong những hiện tượng thường gặp khiến nhiều chị em khốn khổ vì làn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua