Các dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu cần phát hiện sớm

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Rất nhiều bệnh nhân khi phát hiện bản thân bị ung thư dây thanh quản khi bệnh đã di căn, xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận tại vùng cổ. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải sớm phát hiện các dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu

Thanh quản là một trong những cơ quan rất quan trọng, giúp con người có thể nói, thở, nuốt thức ăn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh khi các tế bào ung thư đã xâm lấn nhiều ở vùng mặt sau của lưỡi và họng. Đồng thời, phổi và những cơ quan khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ung thư thanh quản là tình trạng các tế bào ung thư ác tính hình thành bên trong mô thanh quản.

dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu
Một số dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu

Bênh ung thư thanh quản thường gặp ở nam giới khoảng 90%, người cao tuổi 72% và đang có xu hướng trẻ hóa. Người bệnh bị ung thư dây thanh quản có thể do một số nguyên nhân như trào ngược dạ dày, tuổi tác cao, nói nhiều, hút thuốc lá, uống rượu, bia, chế độ ăn uống,… Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu, bệnh nhân cần biết để sớm phát hiện bệnh.

1. Nói khàn hoặc thay đổi giọng nói

Khi dây thanh quản bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ bị nói khàn tiếng và giọng nói cũng bị thay đổi rõ rệt. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, nếu người bệnh bị khản tiếng kéo dài trên 3 tuần cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Nhất là những bệnh nhân trên 40 tuổi. 

2. Khối u ở cổ

Cổ người bệnh ung thư thanh quản giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các hạch, u ở cổ. Khi bệnh nhân dùng tay sờ vào sẽ bị đau và có cảm giác cứng. Ban đầu, khối u này rất nhỏ nhưng dần dần sẽ lớn lên theo thời gian nếu không có biện pháp kiểm soát. Kèm theo đó, người bệnh thường có dấu hiệu bị sốt nhẹ về chiều.

3. Đau họng hoặc có cảm giác nghẹn cổ họng

Ung thư thanh quản giai đoạn đầu khiến cho bệnh nhân bị đau rát nhiều ở cổ họng. Đồng thời, người bệnh còn có cảm giác bị nuốt nghẹn. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc uống nước. Tình trạng đau rát họng ngày càng tăng nếu bệnh tiến triển xấu đi. Thậm chí, bệnh nhân chỉ có thể ăn cháo, không thể ăn cơm được.

4. Ho kéo dài

Rất nhiều người nhầm lần về những cơn ho kéo dài do bệnh ung thư dây thanh quản giai đoạn đầu gây ra với những bệnh lý khác như viêm họng, viêm amidan. Tuy nhiên, tình trạng ho do bệnh này gây ra thường mang tính chất kích thích. Cơn ho xuất hiện theo kiểu co thắt. Dần dần, người bệnh có thể bị ho sặc sụa do không thể nuốt được thức ăn hoặc thức ăn rơi vào dây thanh quản.

5. Khó thở, hơi thở khò khè

Biểu hiện này rất dễ nhầm lần với các bệnh lý khác. Khi kích thước khối u ngày càng tăng lên, người bệnh sẽ bị khó thở, tức ngực, hơi thở khò khè. Đặc biệt là khi bệnh nhân lên cầu thang hoặc mang vác các vật nặng sẽ phải thở dốc hoặc gắng sức để thở. Tình trạng này sẽ dễ nhận thấy rõ rệt hơn khi bệnh chuyển biến nặng.

6. Đau tai, ù tai

Tai và họng là những bộ phận liên thông với nhau. Khi vùng cổ họng bị ung thư thanh quản thì tai người bệnh sẽ bị đau nhức thường xuyên. Đồng thời, bệnh nhân còn có dấu hiệu ù tai, luôn có cảm giác khó chịu ở trong tai. Nếu không có biện pháp kiểm soát, người bệnh có thể bị điếc tai.

7. Gầy, sút cân nhanh chóng

Tình trạng gầy sút cân do bệnh ung thư thanh quản giai đoạn đầu xuất hiện phổ biến ở người bệnh. Bệnh nhân bị sút cân đột ngột, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy yếu. Người bệnh ung thư thanh quản không còn có cảm giác ngon miệng, vị giác bị thay đổi so với trước. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, thường xuyên đổ mồ hôi.

Các giai đoạn ung thư thanh quản phổ biến

Bệnh ung thư thanh quản thường chuyển biển theo 5 giai đoạn. Thông thường, nếu phát hiện bệnh ung thư thanh quản giai đoạn đầu thì tỉ lệ chữa khỏi lên đến 80%. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn ung thư thanh quản, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Các giai đoạn ung thư thanh quản bệnh nhân nên biết:

dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu
Ung thư thanh quản chuyển biến theo từng giai đoạn khác nhau
  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở thanh quan và chưa có dấu hiệu lây lan sang những bộ phấn khác. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không phát hiện sớm sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển và lan rộng ra các mô bình thường.
  • Giai đoạn 2: Các khối u thanh quan đã bắt đầu hình thành ở vùng thượng thanh môn, hạ thanh môn. Đồng thời di động bình thường ở dây thanh quản.
  • Giai đoạn 3: Mặc dù các khối u chỉ di động ở dây thanh quản nhưng đã có sự thay đổi vị trí của các khối u.
  • Giai đoạn 4: Các khối u nhanh chóng lan rộng ngoài thanh quản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Giai đoạn 5: Khối u nhanh chóng xâm lấn sang những cơ quan xung quanh. Khi tiến hành thăm khám, bác sĩ phát hiện các hạch lan rộng với kích thước rất lớn.

Thông thường, với bệnh ung thư thanh quản giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt dây thanh quản để bảo tồn giọng nói. Những trường hợp nặng hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xạ trị và hóa trị bổ trợ để giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

Biện pháp kiểm soát ung thư thanh quản giai đoạn đầu

Với căn bệnh ung thư thanh quản, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Song song với việc áp dụng các phương pháp chữa trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phải chú ý một số vấn để sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu
Bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm nếu nhận thấy các dấu hiệu mắc bệnh ung thư thanh quản
  • Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng khiến bệnh nặng hơn
  • Giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng thường xuyên bằng nước muối 
  • Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại vitamin từ rau xanh, thực phẩm tươi, chứa nhiều chất dinh dưỡng
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể dùng nước ép hoa quả để thay thế nước lọc
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chiên, rán, đồ ăn nhanh,…
  • Không được sử dụng thực phẩm lạnh, uống nước đá gây ảnh hưởng đến cổ họng
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Người bệnh không nên căng thẳng, lo lắng quá mức khiến quá trình điều trị bị trì hoãn, không đạt kết quả như mong muốn.

Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh ung thư thanh quản giai đoạn đầu. Nếu bạn bị khàn tiếng trong thời gian dài không khỏi thì cần phải tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, bạn cần chú ý nghỉ ngơi để sức khỏe sớm hồi phục.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:05 - 19/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:49 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Polyp thanh quản là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Polyp thanh quản là căn bệnh ảnh hưởng đến giọng nói, khiến người bệnh bị khàn giọng, mất tiếng gây…

viêm thanh quản cấp tính Viêm thanh quản cấp – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm hộp giọng nói hoặc dây thanh âm ở dạng nhẹ, thường…

nội soi thanh quản là gì Nội soi thanh quản là gì, có đau không, quy trình thực hiện?

Nội soi thanh quản là thủ thuật giúp bác sĩ có cái nhìn cận cảnh về thanh quản và cổ…

viêm thanh quản mãn tính là gì Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không & cách điều trị

Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng rất phổ biến gây khàn giọng hay mất giọng tạm thời. Nếu…

Viêm thanh quản ở trẻ là tình trạng dây thanh quản của trẻ nhỏ bị viêm sưng, gây khàn tiếng, đau rát. Viêm thanh quản ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là tình trạng dây thanh quản bị tổn thương, dẫn đến sưng, viêm, gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua