Bị dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu thì hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng với một số loài hải sản như tôm, cua, sò, ốc, nghêu,… là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Vậy dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu? Người bệnh phải làm gì để dấu hiệu dị ứng nhanh chóng khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?

Tình trạng dị ứng với các loại thức ăn có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Thông thường, bệnh nhân sẽ rất dễ dị ứng với các loại hải sản hoặc các loại thức ăn như thịt bò, sữa bò, trứng, nấm,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thức ăn này có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, với những người có cơ địa mẩn cảm sẽ rất dễ đối diện với nguy cơ bị dị ứng.

Dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu
Bệnh nhân bị dị ứng khỏi nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Theo bác sĩ da liễu Lê Ngọc Diệp (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: Bệnh nhân bị dị ứng với các loại thức ăn khỏi nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của người bệnh và một số yếu tố khác tác động như chất gây dị ứng, loại thuốc điều trị, khả năng thích ứng thuốc của làn da, phương pháp chữa trị phù hợp hay không,…

Tuy nhiên, thông thường, người bệnh sẽ hết dị ứng trong thời gian 4 – 24 tiếng đồng hồ (khoảng 2 – 3 ngày) bệnh sẽ khỏi. Nếu người bệnh áp dụng đúng phương pháp, theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. Đặc biệt, tình trạng dị ứng hải sản gây nổi mề đay thì thời gian điều trị bệnh sẽ lâu hơn bởi không điều trị tận gốc, bệnh có thể tái phát nhiều lần.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Nếu làn da bị kích ứng nhẹ, người bệnh sẽ bị ngứa, khó chịu ở da và các nốt mẩn đỏ sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu sốt, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, sưng phù,… thì không nên chủ quan vì bệnh có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ.

Giải thích về hiện tượng dị ứng thức ăn, bác sĩ Ngọc Diệp chia sẻ: Hằng ngày, mỗi người sẽ bổ sung cho cơ thể của mình một lượng thức ăn cần thiết. Tuy nhiên, không phải loại thức ăn nào cũng thích ứng được với cơ thể. Một số loại thức ăn sau có thể gây ra tình trạng kích ứng ngay sau khi người bệnh ăn xong. 

Các loại thức ăn gây dị ứng sẽ tạo ra một loại kháng thể có tên histamin, ngăn chặn có thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu bạn vẫn cứ cung cấp thức ăn này sẽ càng khiến cho histamin tiết ra nhiều hơn và gây dị ứng, mẩn đỏ da, khó thở, sưng phù ở mặt. Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị sốc phản vệ, thậm chí là tử vong ngay lập tức.

Làm gì để dị ứng thức ăn nhanh khỏi?

Dị ứng thức ăn có thể khiến cho làn da của bạn bị ngứa ngáy, ửng đỏ, khó chịu. Một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ bị nổi mề đay, mụn nước, nhiễm trùng, tổn thương làn da,… Nếu không tiến hành điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm, gây mất thẩm mỹ cho làn da. Ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn, người bệnh cần tuân thủ một số vấn đề sau.

Dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu
Người bệnh không được dùng tay gãi khiến bệnh càng nặng hơn
  • Nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc áp dụng các phương pháp dân gian khiến bệnh không những không khỏi mà còn trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh làn da sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng da.
  • Không được nặn mụn hoặc gãi ngứa gây trầy xước, viêm da, chảy dịch.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, không nên ăn những thực phẩm gây dị ứng và một số món trộn.
  • Sử dụng cách chườm ấm, chườm mát để sơ cứu ban đầu, giảm ngứa ngáy, khó chịu cho làn da.

Theo thống kê, đa phần bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm là ở mức độ nhẹ. Khoảng 70% bệnh nhân có dấu hiệu xuất hiện ở ngoài da và một số trường hợp thường bị ngộ độc thực phẩm. Với tình trạng dị ứng thức ăn gây sốc phản vệ, người bệnh có thể tử vong. Tốt nhất, mỗi người nên biết cách bảo vệ sức khỏe của mình, thận trọng với các loại thức ăn gây dị ứng.

Hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh dị ứng thức ăn và giải đáp được thắc mắc: Dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu? Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân nên điều trị dứt điểm, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, mọi người nên chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của mình để an tâm sống vui khỏe mỗi ngày.

→ Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 09:09 - 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 21:08 - 21/03/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với tinh trùng, tinh dịch. Dị ứng tinh trùng – Những dấu hiệu cần nhận biết sớm

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể nữ giới có những phản ứng lại với các thành phần…

Dị ứng sữa tắm – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Dị ứng sữa tắm là hiện tượng thường xảy ra ở những người có làn da nhạy cảm hoặc sử…

5 địa chỉ khám – xét nghiệm dị ứng tốt nhất hiện nay ở TP HCM

Khi bị dị ứng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó…

Dị ứng nước mặt dù hiếm gặp nhưng lại thật sự xảy ra Dị ứng nước – Chuyện thật như đùa, làm sao chữa trị?

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể và đảm…

Viêm mắt dị ứng thời tiết – Bệnh lý cần cảnh giác

Không khí ẩm ướt, phấn hoa, chuyển mùa,... là hàng loạt các nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm mắt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua