Vảy Nến Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Cách Trị và Điều Cần Biết

Vảy nến ở trẻ em là bệnh lý rất thường gặp. Đây chỉ là bệnh da liễu thông thường, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần, đời sống sinh hoạt và tính thẩm mỹ làn da của con trẻ. Vậy làm sao để nhận biết phân biệt bệnh và phụ huynh cần làm gì để điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng?

Vảy nến ở trẻ em là bệnh gì?
Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính rất phổ biến, đặc trưng bởi các mảng bám trên da, bong tróc vảy nhưng lại không gây nhiễm trùng. Tại vùng da bị bệnh, các tế bào da sẽ phát triển hơn gấp nhiều lần so với bình thường, tuy nhiên khi chúng già đi lại không bong ra mà lại càng bám chặt hơn. Lúc này da mới được sản sinh chồng lên da cũ tạo thành những mảng bám dày đặc, ửng đỏ với các mảng sừng dày màu trắng bạc gây ngứa ngáy, khó chịu.
Theo một thống kê, bệnh vảy nến thường xuất hiện phổ biến trong độ tuổi từ 15 – 35, tuy nhiên không ít trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có tỷ lệ cao mắc bệnh lý này. Cụ thể theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Mỹ (NPF) ước tính có khoảng 20.000 trẻ em Mỹ dưới 10 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh này mỗi năm. Một số vùng da của trẻ dễ bị vảy nến như da đầu, thân mình, đầu gối hoặc khuỷu tay.
Những dạng vảy nến thường gặp ở trẻ em
Tương tự như với người lớn, bệnh vảy nến ở trẻ em cũng được phân chia thành nhiều thể khác nhau như:


- Vảy nến thể mảng mãn tính: Những mảng bám màu đỏ đóng vảy bám chặt tại bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, phổ biến nhất là vùng lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, da đầu… Đây là thể bệnh phổ biến nhất với tỷ lệ 85 – 90% trẻ mắc bệnh này. Vảy nến thể mảng khiến bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng, gây ngứa ngáy, gãi mạnh đến mức chảy máu do da nứt nẻ.
- Vảy nến thể giọt: Thể bệnh này xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên nhiều hơn so với người lớn. Dạng bệnh này đặc trưng bởi những tổn thương nhỏ li ti từng giọt hoặc nằm rải rác với số lượng lớn tại một số vùng như da đầu, tay, chân, mặt, tai… Thể bệnh này thường liên quan đến bệnh viêm họng liên cầu khuẩn Streptococcus.
- Vảy nến thể mủ: Ngoài những mảng da đỏ ứng, dày sừng thì còn kèm theo các đốm mụn nước có chứa mủ trắng. Chúng thường tập trung với nhau trong các vết ban và kết vảy khu vực mép ngoài vòng.
- Vảy nến thể nghịch đảo: Thể bệnh này đặc trưng với các triệu chứng như nổi ban đỏ, da căng bóng tại một số vị trí như nách, đầu gối, háng…
- Vảy nến Erythrodermic: Đây là thể bệnh nặng và nguy hiểm, rất khó trị và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như nổi ban đỏ khắp người, ngứa ngáy, đau rát, da dẻ bong tróc, nhiễm trùng…
- Vảy nến móng: Là tình trạng loạn dưỡng móng có thể xảy ra do có liên quan đến bệnh vảy nến.
- Vảy nến da đầu: Là sự xuất hiện của các mảng sừng dày trên da đầu, gây bong tróc khiến trẻ ngứa ngáy dữ dội.
- Vảy nến nhạy cảm ánh sáng: Đây là thể bệnh xảy ra khi bất kỳ vị trí nào trên da trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đều sẽ xuất hiện các tổn thương vảy nến.
Các chuyên gia cho biết, trong tất cả các thể bệnh vừa kể trên thì vảy nến thể giọt, thể mảng, vảy nến đảo ngược, vảy nến vùng mặt đặc biệt xảy ra phổ biến ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến vẫn còn là ẩn số lớn đối với ngành y học. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu đánh giá các chuyên gia cho rằng bệnh vảy nến ở trẻ em cũng tương tự như người lớn, có liên quan mật thiết đến các yếu tố di truyền và rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch.
Theo đó, hệ thống miễn dịch rối loạn khiến các tế bào lymho T quay ngược lại tấn công các tế bào da khỏe mạnh do nhầm lẫn chúng là những tác nhân lạ gây hại cho sức khỏe. Ngay tại vị trí nơi chúng tấn công sẽ hình thành những mảng sừng dày, bám chặt vào da hay còn được gọi là mảng bám vảy nến.
Ngoài ra, sự bất thường về di truyền, đột biến gen cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra vảy nến ở trẻ em. Nếu bố hoặc mẹ mang gen nhiễm sắc thể số 6 đột biến (NST gây ra bệnh vảy nến) thì đứa trẻ khi chào đời sẽ có tỷ lệ cao nhận được gen này. Trong quá trình phát triển và lớn lên, nếu gen này được kích hoạt sẽ nhanh chóng phát sinh các triệu chứng bệnh.
Bên cạnh 2 nguyên nhân này, một số yếu tố kích hoạt gen bệnh vảy nến sau đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nếu gặp điều kiện thuận lợi:

- Nhiễm vi khuẩn Streptococcus: Vi khuẩn này còn được gọi là liên cầu khuẩn, chủ yếu ảnh hưởng đến cổ họng và các hốc xoang. Thông thường khi hệ miễn dịch của cơ thể phát hiện ra vi khuẩn này sẽ ngay lập tức phản ứng lại và tiêu diệt nó. Tuy nhiên, quá trình này vô tình bị kích hoạt sai do hệ miễn dịch bị rối loạn và hoạt động theo cơ chế phát sinh các tế bào T tấn công đến các tế bào da khỏe mạnh.
- Các tổn thương trên da: Da trẻ em rất non nớt, khi gặp các chấn thương như vết cắt, bầm tím do té ngã, vết bỏng hay bị cháy nắng nghiêm trọng đều có thể gây rối loạn hệ miễn dịch và dẫn đến bệnh vảy nến.
- Tác dụng phụ của thuốc: Cho trẻ nhỏ sử dụng một số loại thuốc trị bệnh như thuốc trị sốt rét, thuốc đặc trị tim mạch, thuốc trị rối loạn lưỡng cực… cũng là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn hệ thống miễn dịch thông qua cơ chế kích hoạt những gen lỗi trong cơ thể. Và một trong những hậu quả điển hình chính là bệnh vảy nến.
- Căng thẳng: Nếu không tìm ra nguyên nhân đằng sau bệnh vảy nến ở trẻ em, nhiều trường hợp bác sĩ sẽ nghi ngờ do trẻ bị căng thẳng quá mức. Phụ huynh đừng nghĩ rằng trẻ em không biết căng thẳng, thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một em bé bị stress, mệt mỏi như thời tiết quá khắc nghiệt, môi trường ô nhiễm, ồn ào quá mức, giường ngủ không thoải mái… Hệ thống miễn dịch yếu kém của trẻ không đủ sức để chống lại các yếu tố bên ngoài và hình thành bệnh vảy nến.
Dấu hiệu nhận biết vảy nến ở trẻ em
Vảy nến là bệnh ngoài da nên các triệu chứng bệnh ở trẻ rất dễ nhận biết. Phụ huynh có thể dễ dàng quan sát triệu chứng của bệnh thông qua những biểu hiện ngoài da, từ đó đánh giá và phân biệt với các loại bệnh da liễu khác. Tùy theo từng thể bệnh mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì thể bệnh nào cũng sẽ có một vài đặc điểm như sau:

- Trên da trẻ xuất hiện những mảng da dày, có vảy màu trắng bạc, các mảng da ửng đỏ có ranh giới rõ ràng. Triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với chứng bệnh phát ban do hăm tã ở trẻ sơ sinh.
- Bề mặt da khô ráp, nứt nẻ và gây chảy máu.
- Có cảm giác nóng rát, đau nhức, ngứa ngáy ở cả bên trong và xung quanh các khu vực bị ảnh hưởng.
- Móng tay và vùng da xung quanh dày lên, có rỗ hoặc xuất hiện những đường vân sâu, thậm chí gây biến dạng móng.
- Tại các nếp gấp da có những vệt đỏ.
Trẻ em bị vảy nến nguy hiểm như thế nào?
Vảy nến là căn bệnh mãn tính, dai dẳng, khi tái phát thường rầm rộ, sau đó sẽ khỏi và tiếp tục lặp lại như một chu kỳ cố định. Căn bệnh này tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng nếu bố mẹ chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng vảy nến nguy hiểm như:
- Tổn thương, nhiễm trùng da ở trẻ em: Đây được xem là biến chứng cơ bản nhất của bệnh vảy nến. Bởi đặc trưng của bệnh này là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ gãi mạnh liên tục. Chính điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn có cơ hội tấn công và xâm nhập vào bên trong da dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Tổn thương các khớp xương: Viêm khớp vảy nến là biến chứng nghiêm trọng của thể vảy nến mãn tính không được điều trị đúng cách, kịp thời. Biến chứng này gây ảnh hưởng đến các khớp xương của trẻ, nếu không được khắc phục có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại, di chuyển hoặc sự phát triển thể chất về sau.
- Ảnh hưởng nội tiết tố: Các chuyên gia cho biết vảy nến có thể làm tăng nồng độ insulin trong máu. Điều này làm ảnh hưởng đến nội tiết tố và tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2. Thậm chí biến chứng sang các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, suy thận…

- Biến chứng tim mạch: Trẻ bị vảy nến thường có nguy cơ cao mắc bệnh về huyết áp, tim mạch cao gấp 3 lần so với người bình thường. Có thể khi trẻ còn nhỏ biến chứng này chưa được thể hiện rõ, đến khi trẻ trưởng thành thì các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ ràng hơn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con.
- Biến chứng về mắt: Trẻ có thể bị tổn thương kết mạc, suy giảm thị lực… nghiêm trọng do bệnh vảy nến không được điều trị kịp thời.
- Suy giảm thính giác: Các đốm vảy nến xuất hiện bên trong tai gây cản trở khả năng nghe bình thường của trẻ.
- Biến chứng về các khối u nội tạng: Bệnh vảy nến ở trẻ em không được điều trị đúng cách hoặc không triệt là điều kiện thuận lợi để các khối u nội tạng xuất hiện, đe dọa sức khỏe, sự phát triển và cả tính mạng của trẻ.
- Ảnh hưởng tâm lý: Có thể thấy những tổn thương ngoài da do vảy nến gây ra rất mất thẩm mỹ, những mảng da ửng đỏ lớn nhỏ, bong tróc khiến con khó chịu. Đặc biệt, với những trẻ lớn có ý thức về thẩm mỹ sẽ rất dễ rơi vào tự ti, e ngại giao tiếp hoặc bị bạn bè xa lánh dẫn những sai lệch trong suy nghĩ, cách hành xử.
Những hậu quả khó lường do bệnh vảy nến ở trẻ em gây ra rất đáng lo ngại. Vì dù bệnh nhẹ hay nặng cũng đều gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của con. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da của trẻ, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để khám và có hướng điều trị kịp thời.
Chẩn đoán bệnh vảy nến ở trẻ em
Việc chẩn đoán và xác định mức độ nặng của bệnh thường thông qua các bước thăm khám lâm sàng. Cụ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra làn da của trẻ và đưa ra những nhận định khách quan dựa trên các đặc điểm sang thương (là những khối mô trên da phát triển bất thường ngay trên bề mặt hoặc bên dưới da) như sau:
- Những mảng da vảy nến có xu hướng phân bố đối xứng hay không?
- Triệu chứng vảy nến thường xuất hiện ở một số vị trí nhất định như khuỷu tay, da đầu, đầu gối hoặc tại các nếp gấp da như nách, sau tai, bẹn…
- Sang thương thường có màu đỏ tươi, có ranh giới rõ ràng và đóng vảy.
- Điều tra tiền sử bệnh lý của gia đình, đã từng mắc vảy nến hay chưa.
Ngoài ra, một số trường hợp khác nếu nghi ngờ có nguyên nhân gây bệnh phức tạp khó đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu cho trẻ thực hiện sinh thiết bằng cách lấy mẫu da tế bào tại vị trí bị tổn thương để làm xét nghiệm phân tích. Lúc này, kết quả sinh thiết sẽ cho biết chính xác liệu trẻ mắc bệnh vảy nến hoặc các bệnh da liễu có triệu chứng tương tự khác.
Cách điều trị vảy nến ở trẻ em hiệu quả, an toàn
Có nhiều cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, các biểu hiện triệu chứng ra sao mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
1. Ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc
Những trường hợp trẻ bị vảy nến mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng thì không nhất thiết phải dùng thuốc để hạn chế tối đa tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà đơn giản, hiệu quả và an toàn như sau:
Bôi kem dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm da cho trẻ bị vảy nến là bước điều trị quan trọng và cần thiết phụ huynh không được bỏ qua. Bởi đặc trưng của bệnh vảy nến là tình trạng khô ráp, bong tróc, nứt nẻ và ngứa ngáy và kem dưỡng ẩm hoàn toàn có thể khắc phục hết các triệu chứng này. Các dưỡng chất trong kem dưỡng ẩm có tác dụng duy trì độ ẩm cho da bé thông qua khả năng ngăn cản sự mất nước, đồng thời phục hồi các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên và lipid sinh lý của da.
Trẻ em bị vảy nến luôn được các chuyên gia khuyến khích sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, vài lần trong ngày nhằm giảm viêm, khô ngứa, giảm tần suất sử dụng thuốc Corticoid và phòng ngừa tái phát vảy nến trở lại. Cách sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ bị vảy nến như sau:
- Bố mẹ cần chọn lựa loại kem dưỡng ẩm phù hợp với cơ địa làn da của trẻ, mức độ khô và vị trí vị tổn thương. Nên ưu tiên những loại thuần tự nhiên, không chứa chất kích ứng, hương liệu, hóa chất…
- Cho trẻ sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày hoặc nhiều hơn nếu da khô nhiều.
- Nên bôi kem sau khi tắm khoảng 3 – 5 phút để giúp duy trì độ ẩm trên da.
- Nếu trẻ đang trong đợt vảy nến cấp tính nên kết hợp dùng thuốc corticoid dạng bôi với kem dưỡng ẩm để tăng cường khả năng hấp thụ của thuốc và giảm nhanh các triệu chứng trên da.
Tắm hoặc ngâm rửa nước ấm
Cho trẻ tắm gội hoặc ngâm rửa tay chân bằng nước ấm mỗi ngày không chỉ bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng vảy nến. Nước ấm khi tác động lên các vùng da khô và sần của bé, nứt nẻ do bị vảy nến sẽ giúp làm bong tróc các mảng sừng da ra.

Đặc biệt, phụ huynh có thể pha nước tắm của trẻ với vài hạt muối, khuấy đều sao cho độ muối thật loãng để tăng cường khả năng diệt khuẩn, chống viêm và làm sạch da tối ưu. Lưu ý cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ nước tắm hoặc ngâm rửa cho trẻ phù hợp, tránh dùng nước quá nóng vì sẽ càng khiến da trẻ khô nặng hơn và tăng nặng các triệu chứng bệnh vảy nến.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có
Với những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng đơn giản vừa khởi phát thì sử dụng một số mẹo dân gian thường đem lại hiệu quả tốt, an toàn, lành tính mà không mất nhiều thời gian thực hiện. Bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Nha đam: Sử dụng phần gel bên trong nha đam bôi lên và massage nhẹ nhàng tại vùng da bị vảy nến của trẻ. Các hoạt chất trong nha đam sẽ làm bong vảy, xoa dịu cơn ngứa, cấp ẩm và thúc đẩy sự phục hồi các tế bào da mới.
- Lá trầu không: Nấu nước lá trầu không, có thể pha thêm nước mát để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị vảy nến cho trẻ. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần sẽ đạt được hiệu quả rất tốt.
- Nghệ vàng: Dùng nghệ tươi giã nát lấy nước cốt thoa trực tiếp lên vùng da vảy nến của con. Để qua đêm và rửa lại bằng nước sạch.
- Giấm táo: Giấm táo có tính axit và nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho da. Dùng một ít giấm táo pha loãng với nước ấm và bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, kết hợp massage nhẹ nhàng để làm bong vảy.
- Lá muồng trâu: Dùng lá muồng trâu, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt và phần bã lá bôi lên vùng da bị vảy nến, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm và thấm khô bằng khăn bông.
- Cây lược vàng: Rửa sạch, cắt khúc và ép lấy nước cốt bôi trực tiếp lên da, đợi cho đến khi khô thì rửa lại bằng nước sạch.
- Bột yến mạch: Pha nước tắm với một ít bột yến mạch, cho trẻ ngồi vào và tắm rửa kỳ cọ nhẹ nhàng. Yến mạch có khả năng lấy đi lớp sừng da và cấp ẩm giúp da mềm mịn, giảm khô ngứa.
Lưu ý: Các mẹo chữa vảy nến theo dân gian chỉ phù hợp với những trẻ bị nhẹ và không thể thay thế cho các biện pháp đặc trị nếu bệnh nặng.
2. Điều trị theo Tây y
Y học hiện đại ghi nhận một số liệu pháp điều trị vảy nến cho trẻ như:
Điều trị tại chỗ bằng thuốc
Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh vảy nến mức độ nhẹ và trung bình đều đáp ứng điều trị tại chỗ bằng các loại thuốc sau:

- Thuốc Corticosteroid tại chỗ thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn hoặc ngắt quãng trong vòng 2 – 3 lần/ tuần với liều dài hạn.
- Một số chế phẩm chứa Dithranol thường được chỉ định sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên chỉ dùng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng vì có thể gây kích ứng da.
- Dẫn xuất vitamin D như Calcipotriol dạng bôi, dùng 2 lần/ ngày giúp làm mềm da, bong vảy và giảm ngứa.
- Dẫn xuất của than đá cũng được chỉ định sử dụng để điều trị vảy nến cho trẻ em với điều kiện không có tổn thương vảy nến trên mặt hoặc bộ phận sinh dục. Thuốc này đặc biệt phù hợp với người bị vảy nến da đầu. Tuy nhiên, thuốc có mùi đặc trưng hơi hắc, khó chịu nên nhiều trẻ em không thích.
- Ngoài ra, một số loại dầu gội hay kem dưỡng ẩm có chứa axit salicylic hoặc hắc ín từ than cũng đem lại hiệu quả rất tốt tùy theo từng vị trí bị vảy nến của trẻ.
Lưu ý: Đây chỉ là những loại thuốc bôi vảy nến hiệu quả, bố mẹ chỉ nên tham khảo và nếu muốn sử dụng cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám cũng như được tư vấn sử dụng loại thuốc phù hợp. Khi dùng thuốc cần đảm bảo trẻ đã qua độ tuổi sơ sinh và dùng trong thời gian ngắn để hạn chế tối đa tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Quang trị liệu
Quang trị liệu hay còn gọi là liệu pháp ánh sáng được thực hiện bằng cách chiếu đèn nhân tạo vào vùng da bị vảy nến của trẻ để làm giảm các triệu chứng bệnh, đặc biệt đối với trẻ trên 10 tuổi. Biện pháp này thường đáp ứng tốt với những mảng sang thương mỏng, ít hoặc vảy nến thể giọt. Phác đồ điều trị vảy nến bằng quang trị liệu cho trẻ phải được thực hiện tại bệnh viện, mỗi tuần 3 lần và liên tục trong vòng 6 – 12 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Loại ánh sáng nhân tạo thường dùng là tia UVB phổ rộng và PUVA.
Tuy nhiên, chỉ những trường hợp mắc bệnh nặng mới được chỉ định thực hiện phương pháp này. Tốt nhất bố mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng cho con, bởi làn da của trẻ rất non nớt, nếu tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó mẹ nên tận dụng ánh sáng mặt trời để chữa trị bênh vảy nến cho con. Hằng ngày hãy cho trẻ tắm nắng từ 5 – 10 phút trong khung giờ từ 7 – 9 giờ sáng. Lưu ý chỉ để vùng da bị vảy nến tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những vùng da khác phải che chắn để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Methotrexate
Những trẻ bị vảy nến nhưng không đáp ứng với điều trị tại chỗ hoặc biện pháp quang trị liệu có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc ngoài hướng dẫn (off – label) điển hình là Methotrexate. Tuy nhiên, dữ liệu về việc sử dụng thuốc cho trẻ em thường ít hơn so với người lớn.
Theo một số nghiên cứu, liệu pháp này phát huy tác dụng tốt, cải thiện các triệu chứng lâm sàng đáng kể ở trẻ dưới 12 tuổi và có khả năng dung nạp thuốc tốt. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng, cho trẻ xét nghiệm máu trước để theo dõi mức độ an toàn khi dùng thuốc.
Tác nhân sinh học
Một số phương pháp chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học như tiêm tĩnh mạch infliximab hay tiêm dưới da etanercept thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Loại thuốc này được đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả đối với trẻ, mặc dù có nhiều báo cáo cho thấy thuốc này gây tác dụng phụ khá nghiêm trọng, phổ biến nhất là nhiễm trùng. Tốt nhất phụ huynh nên tham khảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể.
3. Chữa trị bằng Đông y
Đông y cổ truyền ghi nhận bệnh vảy nến xảy ra là do sự rối loạn chức năng trong cơ thể. Cụ thể là do chứng phong hàn, huyết nhiệt gây uất kết trong cơ thể. Tình trạng này khiến làn da không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, hình thành các mảng bong tróc, tổn thương.
Việc điều trị bệnh vảy nến cho trẻ bằng Đông y ngày càng được nhiều bậc phụ huynh chọn lựa áp dụng vì đem lại hiệu quả cao, lành tính và an toàn cho sức khỏe của con. Phương pháp được ưu tiên hàng đầu là các bài thuốc kết hợp từ nhiều vị thuốc quý trong Đông y có tác dụng cải thiện chứng bệnh vảy nến như thổ phục linh, hồng hoa, phòng phong, khương hoạt, bạch tiễn bì, ké đầu ngựa, tử thảo, đan bì, kim ngân hoa, bạch tật lê… Những vị thuốc này được kết hợp linh hoạt để làm thuốc uống hoặc thuốc ngâm rửa.
Một trong những giải pháp Y học cổ truyền hoàn chỉnh, được đông đảo giới chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc kết tinh 30 dược liệu thiên nhiên, được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn, lành tính cho trẻ nhỏ.
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi ngứa ngáy, bong tróc, xử lý vảy nến ở trẻ em TỪ GỐC, đảm bảo AN TOÀN
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là nghiên cứu độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị uy tín số 1 về Y học cổ truyền. Kế thừa nguyên bản cốt thuốc bí truyền của đồng bào Tày ở Bắc Kạn cùng bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông, trải qua nghiên cứu bài bản, Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện về thành phần và công thức, đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời. Đặc biệt, bài thuốc an toàn lành tính, phù hợp với trẻ em.
Mời bạn xem thêm ký sự hoàn thiện bài thuốc qua video bên dưới:
Đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc, VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đã đưa tin giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang tới khán giả cả nước. Phát sóng vào 16/11/2019, chương trình nhận định đây là giải pháp VÀNG trong điều trị vảy nến, giúp đẩy lùi căn nguyên bệnh từ gốc, an toàn cho trẻ nhỏ.
Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Trong điều trị vảy nến ở trẻ em, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được đánh giá cao bởi những ưu điểm sau:
Bộ 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA tạo CƠ CHẾ KÉP
Tuân thủ nguyên tắc nội ẩm ngoại đồ của Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “3 trong 1” với sự kết hợp của 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA. Từ đây, bài thuốc cho hiệu quả chuyên sâu trong đẩy lùi á sừng, kiểm soát tốt triệu chứng bệnh và ngăn tái phát. Cụ thể như sau:
- Thuốc NGÂM RỬA: Tăng cường sát khuẩn, làm sạch vùng da bị bệnh, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, ngăn chặn tình trạng bội nhiễm.
- Thuốc BÔI: Xoa dịu cơn ngứa ngáy, châm chích, làm mềm da, tăng cường dưỡng chất cải thiện tình trạng bong tróc, khô ráp, giúp trẻ mau phục hồi da TOÀN DIỆN.
- Thuốc UỐNG: Thanh nhiệt, giải độc tố trong cơ thể, nhanh chóng củng cố hàng rào miễn dịch trên da, ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh vảy nến ở trẻ.
>>> XEM NGAY: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc BÍ TRUYỀN chữa á sừng giúp hàng nghìn người KHỎI BỆNH

Đặc biệt, Trung tâm Thuốc dân tộc KHÔNG DÙNG CHUNG ĐƠN THUỐC CHO MỌI TRẺ. Căn cứ vào độ tuổi, mức độ bệnh ở bé mà bác sĩ sẽ cân đối nhóm thuốc, gia giảm linh hoạt thành phần và kê đơn cho phù hợp.
Bảng thành phần VÀNG với 30 dược liệu quý
Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế từ 30 dược liệu quý, chất lượng đạt chuẩn GACP-WHO, luôn có khả năng sát khuẩn – tiêu viêm – chống ngứa tốt nhất.
Trong đó, hơn 80% được cung cấp bởi Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm, số còn lại được thu mua từ người dân bản địa hoặc nhập khẩu chính ngạch nên luôn được kiểm định rõ ràng, chất lượng đảm bảo. Bài thuốc đáp ứng tiêu chí 3 KHÔNG: KHÔNG tác dụng phụ, KHÔNG phụ thuộc thuốc, KHÔNG nhờn thuốc.

Cho tỷ lệ điều trị thành công lên đến 95% sau liệu trình đầu
Thực tiễn điều trị cho thấy Thanh bì Dưỡng can thang đem lại hiệu quả điều trị thành công lên đến 95% sau liệu trình đầu, ngăn tái phát lâu dài. Số ít trường hợp còn lại do chưa kiêng khem khoa học, cơ địa chậm hấp thu dược chất nên cần thêm thời gian điều trị.

ĐỪNG BỎ LỠ: Hàng ngàn bệnh nhân đã điều trị thành công vảy nến nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc
Mang công thức ĐỘT PHÁ, bảng thành VÀNG với nhiều dược liệu quý, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả điều trị chuyên sâu. Qua đó, không ít trang báo đã đưa tin, giới thiệu bài thuốc là giải pháp HOÀN CHỈNH trong điều trị vảy nến, an toàn cho cả trẻ nhỏ và những đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Điển hình là Soha, 24h.com, VTC News…

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến cho trẻ nhỏ
Không riêng gì ở người lớn, bệnh vảy nến ở trẻ em cũng không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị y tế theo chỉ định, bố mẹ cũng nên đồng hành hướng dẫn, giúp đỡ con trẻ trong quá trình phòng ngừa tái phát bệnh.

- Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe của trẻ như rau xanh, trái cây, các loại cá béo, các loại dầu thực vật giàu omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin khoáng chất,… có khả năng chống viêm, tốt cho việc ngăn chặn bùng phát bệnh vảy nến.
- Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu gluten (như lúa mì, lúa mạch, mì ống, mì, đồ uống mạch nha, thực phẩm chế biến sẵn…), các loại thịt đỏ, sữa, thức ăn chế biến nhiều đường, muối và chất béo, carbohydrate… Ngoài ra, một số loại rau củ cần tránh cho trẻ ăn như cà chua, cà tím, ớt, khoai tây… vì dễ làm tăng nguy cơ bùng phát vảy nến.
- Tắm gội vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nên tắm bằng nước ấm thay vì nước lạnh hay nước nóng. Vì nước nóng sẽ dễ khiến trẻ bị bỏng và khiến da càng khô và kích ứng nhiều hơn. Còn nước quá lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt và cảm lạnh.
- Thỉnh thoảng nên cho trẻ ngâm mình trong nước ấm có chứa muối Epsom, sữa, dầu khoáng hoặc dầu oliu khoảng 15 phút sẽ giúp tẩy sạch tế bào chết, ngăn ngừa mảng bám trên da hiệu quả.
- Sau khi tắm khoảng 5 phút nên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ, tốt nhất nên đều đặn thoa từ 2 – 3 lần/ ngày. Nên chọn kem dưỡng ẩm chiết xuất tự nhiên, lành tính, vì làn da của trẻ rất dễ bị kích ứng.
- Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi, tránh mặc những bộ bó sát, chất liệu dày bí…
- Không cho trẻ sử dụng nước hoa hay các sản phẩm tạo mùi. Về sữa tắm nên chọn loại có gốc thực vật.
- Dặn trẻ không được cào gãi da mạnh. Đối với trẻ sơ sinh có thể dùng bao tay, bao chân để tránh con gãi mạnh chảy máu.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và khuyến khích vận động tăng cường sức đề kháng.
- Cách ly trẻ khỏi các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, côn trùng, hóa chất, lông chó mèo…
- Luôn giữ cho không gian sống của trẻ sạch sẽ, lau dọn vệ sinh, nhất là các loại đồ chơi trẻ hay dùng.
Bệnh vảy nến ở trẻ em không thể tự biến mất, thậm chí sẽ càng nặng thêm theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi và hướng dẫn con phối hợp trong quá trình điều trị để sớm khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát. Và tốt nhất nên thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Vảy Nến Ở Tay, Chân: Cách Chăm Sóc và Điều Trị
- Vảy Nến Sinh Dục (Vùng Kín): Cách Trị và Sống Chung

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!