Bệnh vảy nến: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay của Thuốc dân tộc

Vảy nến biến chứng nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? – Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Bác sĩ chuyên khoa tư vấn

ThS.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan – Người Đắp Niềm Tin Giúp Bệnh Nhân THOÁT KHỎI Viêm Da Tự Miễn

Chuyên gia da liễu và người bệnh nói gì về hiệu quả chữa vảy nến của Thanh bì dưỡng can thang?

Bị vảy nến tắm lá gì cải thiện tốt triệu chứng bệnh?

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không?

Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc

Bị vảy nến nên ăn và kiêng gì? Thức ăn tốt cho người bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chế độ ăn uống bao gồm các thực phẩm có lợi sẽ giúp bệnh nhân vảy nến giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và đẩy nhanh quá trình táo tạo da. Vậy bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt nhất nên có trong thực đơn của người bệnh.

Bị vảy nến nên ăn gì?

Để chống lại bệnh vảy nến hiệu quả hơn, người bệnh nên tích cực bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn:

Bệnh nhân hoàn toàn có thể đẩy lùi vảy nến nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học.

1. Các loại gia vị chứa chất kháng viêm tự nhiên

Đứng đầu trong danh sách các thức ăn dành cho người bị vảy nến lý tưởng nhất phải kể đến một số loại củ gia vị như gừng, nghệ hay tỏi. Chúng đều chứa chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của tổn thương trên da một cách an toàn. 

Bị vảy nến nên ăn và kiêng gì
Gừng, tỏi là những loại gia vị có đặc tính kháng viêm cao rất tốt cho người bệnh vảy nến

Đặc biệt, trong tỏi còn chứa chất kháng sinh allicin. Chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm ở bệnh nhân bị vảy nến, đồng thời cải thiện chức năng hoạt động của hệ miễn dịch.

Cách sử dụng các loại thực phẩm trên đơn giản nhất là thêm vào khi chế biến món ăn. Bạn có thể dùng chúng để tẩm ướp thực phẩm hàng ngày hoặc làm nước chấm… Tiêu thụ chúng thường xuyên để tận dụng được những đặc tính tốt mà các loại gia vị này mang lại cho sức khỏe.

2. Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 là một loại axit béo đã được khoa học chứng minh về khả năng kháng viêm tuyệt vời. Nguồn bổ sung omega 3 tốt nhất cho cơ thể đó chính là từ thực phẩm. Tăng cường những thức ăn chứa chất này trong thực đơn cho người vẩy nến sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm da cũng như các biểu hiện khó chịu khác do căn bệnh này mang lại.

Omega 3 được tìm thấy nhiều nhất trong cá loại thực phẩm sau:

  • Dầu cá
  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Cá thu
  • Hạt óc chó
  • Hạt lanh
  • Dầu ô liu…

3. Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa

Đây chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc bệnh vảy nến nên ăn gì. Chất chống oxy hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang bị vảy nến. Nó có nhiễm vụ ức chế sản xuất các gốc tự do gây hại đến tế bào. Đồng thời, chất chống oxy hóa cũng hoạt động như một chất chống viêm, diệt khuẩn, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại bên trong lẫn bên ngoài môi trường như tia cực tím, vi khuẩn, nấm, tạp trùng…

Chất chống oxy hóa chủ yếu được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: Các loại hạt, rau xanh, quế, bạc hà, súp lơ, ngải cứu, kinh giới…

4. Bệnh vảy nến nên ăn cà rốt

Cà rốt cũng là một trong những thức ăn dành cho người bị vảy nến. Thực phẩm này đặc biệt giàu beta carotene và vitamin C. Chúng có tác dụng tích cực trong việc chống viêm da, nâng cao sức đề kháng, làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh vảy nến.

bệnh vảy nến nên ăn gì
Cà rốt là một trong những thức ăn tốt nhất dành cho người bệnh vảy nến

Để tận dụng được những lợi ích tốt nhất từ loại củ này, người bệnh có thể dùng cà rốt theo nhiều cách như:

  • Ép nước uống
  • Xay sinh tố
  • Luộc
  • Hầm canh
  • Nấu súp…

Tuy nhiên cần lưu ý rằng ăn quá nhiều cà rốt có thể vàng da do lượng beta carotene không được chuyển hóa hết tại gan. Mỗi tuần, người bệnh chỉ nên ăn cà rốt 3 – 4 bữa, mỗi bữa khoảng 150g là đủ. Đừng lạm dụng quá mức gây phản tác dụng.

5. Rau xà lách

Rau xà lách bổ sung nhiều chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải độc tố cho da. Bên cạnh đó thực phẩm này còn cung cấp nguồn viitamin A, C, Folate phong phú có khả năng chống oxy hóa, ức chế phản ứng viêm nhiễm trên da do ảnh hưởng của bệnh vảy nến.

6. Người bị vảy nến nên ăn khoai lang

Khoai lang, đặc biệt là các loại khoai có ruột tím và vàng đều rất giàu vitamin C và beta carotene – những chất có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh vảy nến. Hơn nữa, thực phẩm này còn có đặc tính nhuận tràng, thải độc và không gây dị ứng như nhiều thức ăn khác.

7. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E

Người bị vảy nến được hưởng nhiều lợi ích từ các loại vitamin này. Cụ thể:

  • Vitamin A: Chất này có tác dụng làm dịu da, giảm viêm trong các trường hợp bị bệnh vảy nến thể mảng. Đồng thời vitamin A cũng giúp ức chế sự tăng sinh bất thường của các tế bào chết, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da khỏe mạnh. Các loại rau củ có màu cam hoặc vàng là chứa nhiều vitamin A nhất. 
  • Vitamin D: Vitamin D tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 cũng chỉ ra, những bệnh nhân sử dụng kem bôi chứa vitamin D trong một thời gian đã cải thiện được đáng kể các triệu chứng bệnh vảy nến. Ngoài việc tăng cường tắm nắng vào buổi sáng sớm, người bị vảy nến cũng nên tích cực ăn các thực phẩm như dầu gan cá, cá hồi, cá mòi, nấm trắng, sữa chua để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
  • Vitamin E: Thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E có thể giúp làm tăng nồng độ chất chống oxy hóa selenium trong huyết thanh của người bị vảy nến. Qua đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vitamin E được tìm thấy trong nhóm thực phẩm sau: Dầu thực vật, hạt dẻ, quả bơ, đu đủ, bông cải xanh…
thực đơn cho người vẩy nến
Các thực phẩm giàu vitamin E nên có trong thực đơn cho người vảy nến

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Cùng với việc tìm hiểu bị vảy nến nên ăn gì người bệnh cũng cần điểm mặt được những thực phẩm không tốt cho bệnh để tránh sử dụng. Nhiều loại đồ ăn, thức uống có thể kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát hoặc khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Chúng cần được hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn trong thực đơn của người bệnh.

1. Thức ăn nhanh

Đồ ăn chế biến sẵn hoặc các thức ăn vặt được bày bán ngoài lòng lề đường thường chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bảo quản, đường tinh chế và nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm da ở những người bị vảy nến.

Hơn nữa, thức ăn nhanh có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng chúng lại chứa lượng calo cao. Bệnh nhân bị vảy nến nếu thường xuyên sử dụng sẽ phải đối mặt với vấn đề về cân nặng và có nguy cơ phải đối mặt với nhiều bệnh lý về tim mạch.

Vì vậy, người bệnh nên cắt giảm các thực phẩm chế biến sẵn ra khỏi thực đơn. Chúng bao gồm:

  • Xúc xích
  • Thịt xông khói
  • Lạp xưởng
  • Rau quả và thịt cá đóng hộp…

Thay vào đó, hãy sử dụng các thực phẩm tươi sống và cố gắng tự chế biến thức ăn tại nhà để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi.

2. Thịt đỏ

Người bệnh vảy nến được khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ. Nguồn thực phẩm này bình thường rất tốt cho sức khỏe vì chứa hàm lượng chất đạm và sắt dồi dào. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, trong thịt đỏ có nhiều axit arachidonic – một dạng chất béo không bão hòa đa khi được cơ thể hấp thu sẽ được chuyển đổi thành các chất kích hoạt tình trạng viêm da do vảy nến trở nên nghiêm trọng.

Danh sách các loại thịt đỏ người bệnh nên hạn chế sử dụng trong thực đơn cho người vẩy nến:

  • Thịt bò
  • Thịt dê
  • Thịt trâu
  • Thịt ngựa
  • Thịt nạc lợn
  • Thịt bê
  • Thịt cừu…

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa không tốt cho người bị vảy nến

Tương tự như thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, pho mát… có thể khiến tình trạng viêm da cũng như các triệu chứng của bệnh vảy nến thêm nghiêm trọng hơn. Lý do bởi chúng chứa nhiều axit béo không bão hòa axit arachidonic.

Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không nên uống sữa bò vì ngoài thành phần axit arachidonic loại sữa này còn có thêm protein casein. Thành phần protein này có thể gây dị ứng khiến khu vực da tổn thương bị viêm và ngứa ngáy dữ dội hơn.

4. Rau củ giàu solanine

Solanine là một chất hóa học có thể làm tăng nặng thêm tình trạng đau rát ngoài da cho bệnh nhân bị vảy nến. Các nhà khoa học tin rằng, tránh ăn các thực phẩm này sẽ giúp người bệnh giảm bớt được cảm giác khó chịu.

bệnh vảy nến kiêng ăn gì
Bệnh nhân bị vảy nến nên kiêng ăn ớt

Các thực phẩm chứa nhiều Solanine bao gồm:

  • Ớt
  • Cà chua
  • Khoai tây trắng
  • Cà tím

5. Bia rượu 

Bia, rượu nói riêng và các thức uống có cồn nói chung đều là những thứ người bị vảy nến nên tránh xa. Chất cồn trong chúng có thể làm giãn nở các mạch máu, tạo điều kiện cho các tế bào lympho có thể len lỏi ra các tế bào ngoài cùng của da, từ đó thúc đẩy bệnh vảy nến phát triển nặng hơn.

6. Các loại trái cây có múi

Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên bởi các loại trái cây có múi ( cam, chanh, bưởi …) lâu này vẫn được xem là thần dược cho sức khỏe. Tuy nhiên một số bệnh nhân bị vảy nến lại bị dị ứng khi ăn các loại trái cây này. 

Nếu bạn vẫn muốn ăn chúng, trước tiên hãy thử ăn với một lượng nhỏ. Lắng nghe phản ứng của cơ thể, nếu thấy các triệu chứng bệnh có khuynh hướng trở nên nghiêm trọng hơn so với trước lúc ăn thì việc loại bỏ các loại trái cây có múi ra khỏi thực đơn cho người vẩy nến là điều cần thiết.

7. Thức ăn có nhiều Gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc như lúa mì, bột mì, lúa mạch…Một nghiên cứu được thực hiện tại Bồ Đào Nha đã chỉ ra, hầu hết những bệnh nhân bị vảy nến có cơ địa khá nhạy cảm với glutin và tình trạng bệnh của họ có biểu hiện tăng nặng khi tiêu thụ những thực phẩm chứa chất này. 

8. Bị vảy nến nên kiêng ăn các món có nhiều gia vị

Đối với một số bệnh nhân bị vảy nến, tiêu thụ quá nhiều gia vị có thể làm tăng mức độ viêm của da. Vì vậy bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm. Tránh các thức ăn được tẩm ướp nhiều gia vị, đặc biệt là:

  • Ớt bột
  • Quế
  • Bột cari
  • Sốt cà chua…

9. Các món chiên rán

Đồ chiên rán được sử dụng nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến. Hơn nữa, nhiệt độ cao cũng khiến cho các chất trong thực phẩm và gia vị tẩm ướp biến thành chất độc hại. Bệnh nhân có tiền sử bị vảy nến nếu ăn các món này nhiều sẽ dễ bị tái phát bệnh. Trường hợp đang trong quá trình điều trị có thể gây cản trở đến hiệu quả của thuốc và các phương pháp chữa bệnh khác được áp dụng.

thức ăn dành cho người bị vảy nến
Ăn nhiều món chiên rán có thể khiến bệnh vảy nến lâu lành

10. Thức ăn chứa đường tinh chế

Ăn quá nhiều đồ ngọt chứa đường tinh chế như bánh, kẹo khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng vùng da bị viêm, kéo dài thời gian điều trị.

Các món ăn tốt cho người bị vẩy nến

Khi xây dựng thực đơn cho người vẩy nến, các bà nội trợ không nên bỏ qua các món ăn sau:

1. Món canh rau má

Rau má có tác dụng giải nhiệt, làm mát máu, giải độc . Điều này sẽ giúp tạo điều kiện tốt nhất để vùng da bị vảy nến nhanh được chữa lành.

Cách nấu canh rau má khá đơn giản. Rau má được đem rửa sạch, xắt nhỏ rồi nấu chung với thịt bằm thành canh. Dọn ra ăn cùng với cơm. Mỗi tuần dùng 2 – 3 lần để cải thiện các dấu hiệu bệnh, tăng cường sức sống cho làn da.

2. Món canh chua cá kèo

Đây cũng là một trong những món ăn mà người bị vảy nến không nên bỏ qua. Món canh chua này cần có các nguyên liệu như cá kèo (100g), cà chua ( 2 quả ), thơm (50g), giá đậu ( 100g) và không thể thiếu me. 

Trước tiên, hãy phi thơm tỏi. Đổ lượng nước đủ dùng vào cùng với me và cá. Nấu cá chín, nêm thêm chút đường và các gia vị cho vừa miệng rồi mới cho rau vào. Nấu chín, thêm chút hành ngò. Dọn ra ăn nóng.

3. Món rau diếp sốt cà chua

Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 50g thịt nạc lợn bằm nhỏ, 2 quả cá chua chín, 200g rau diếp. Đem  rau diếp, cà chua rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng. Thịt ướp với hành và gia vị 15 phút. Sau đó xào chín thịt, bằm nhuyễn cà chua rồi cho vào chảo thịt, đảo vài phút, thêm vào chút nước nấu thành sốt hơi sền sệt.

Khi ăn bày rau diếp ra dĩa rồi rưới nước sốt lên trên bạn đã có ngay một món ăn vừa thanh mát, lạ miệng lại vừa tốt cho bệnh vảy nến.

Nếu không thích các món trên, người bệnh có thể thay thế bằng các món khác như canh bông atiso, giò lợn tiềm thuốc, canh khổ qua, cháo đậu xanh… Luôn phiên sử dụng các món này trong bữa ăn để thay đổi khẩu vị.

Thông tin trên đây chính là những gợi ý hữu ích cho thắc mắc người bị vảy nến nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hãy dựa vào đây để xây dựng được một thực đơn ăn uống khoa học nhất và cố gắng duy trì để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.

Đánh giá về vai trò của chế độ dinh dưỡng trong đẩy lùi bệnh vảy nến, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: “Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không thể thay thế các biện pháp điều trị bệnh vảy nến. Do vậy, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh mỗi người cần chủ động ăn uống khoa học, đồng thời lựa chọn phương pháp trị bệnh phù hợp nhằm kiểm soát bệnh, loại bỏ căn nguyên và ngăn chặn tái phát”.

Bác sĩ Tuyết Lan cũng nhấn mạnh, hiện nay một trong những giải pháp giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả tận gốc, an toàn cho da và sức khỏe là các bài thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu bài bản. Trong đó, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc là gợi ý được giới chuyên gia đánh giá cao, đông đảo bệnh nhân tin dùng.

TỐNG TIỄN bong tróc, ngứa ngáy, rỉ dịch, TÁI TẠO và PHỤC HỒI DA toàn diện nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Với nền tảng vững chắc về Y học cổ truyền, Trung tâm Thuốc dân tộc đã thực hiện nhiều nghiên cứu, khảo nghiệm và đi đến hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc là sự kết tinh của hàng chục phương thuốc cổ phương, trong đó bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc bí truyền của đồng bào Tày ở Bắc Kạn được lựa chọn làm nền tảng.

Sau hành trình đầy gian truân như “đãi cát tìm vàng” của đoàn chuyên gia, Thanh bì Dưỡng can thang được làm mới về thành phần và công thức, đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời. Bài thuốc mang đến bước ĐỘT PHÁ trong xử lý mọi thể viêm da, bao gồm cả vảy nến. Chi tiết nguồn gốc bài thuốc xem qua video bên dưới:

Ngày 16/11/2019, chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã đưa tin giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Với chủ đề “Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng thảo dược Đông y”, chương trình đã đánh giá cao công thức, bảng thành phần, tính hiệu quả của bài thuốc. Điều này là minh chứng rõ ràng nhất, xứng đáng với tên gọi “Giải pháp vàng” trong điều trị viêm da tự miễn của Thanh bì Dưỡng can thang.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

Công thức “3 trong 1” TOÀN DIỆN: Bài thuốc gồm 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA tạo cơ chế tác động kép từ trong ra ngoài, đẩy lùi mọi triệu chứng bệnh vảy nến, xử lý căn nguyên gốc rễ bệnh, ngăn chặn nguy cơ tái phát hiệu quả. Đặc biệt, bài thuốc có tính CÁ NHÂN HOÁ cao, cho phép linh hoạt gia giảm cho phù hợp cơ địa và mức độ bệnh mỗi người.

TIN XEM THÊM: Bài thuốc Nam chữa vảy nến của Trung tâm Thuốc dân tộc – “CỨU TINH” cho hàng nghìn bệnh nhân

Bài thuốc xử lý hiệu quả bệnh qua 3 chế phẩm
Bài thuốc xử lý hiệu quả bệnh qua 3 chế phẩm

Bảng thành phần VÀNG với 30 dược liệu quý: Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh 30 vị thuốc Nam sạch chuẩn GACP-WHO, cho hiệu quả chuyên sâu trong kiểm soát ngứa ngáy, bong tróc, rỉ dịch do bệnh vảy nến, ngăn chặn tái phát hiệu quả. Đặc biệt, các vị thuốc sạch chuẩn nên an toàn, không gây tác dụng phụ.

Hiệu quả trên 95% bệnh nhân: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị vảy nến thành công nhờ bài thuốc là 95%, hạn chế tái phát sau thời gian dài ngưng sử dụng. Những trường hợp còn lại do chưa kiêng khem khoa học, cơ địa chậm hấp thu dược chất nên sẽ cần điều trị lâu dài hơn.

ĐỪNG BỎ LỠ: Hàng ngàn bệnh nhân đã điều trị thành công vảy nến nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Thực tế, Trung tâm Thuốc dân tộc đã ghi nhận nhiều trường hợp lành bệnh vảy nến ngay liệu trình đầu sử dụng bài thuốc. Trong đó, điển hình là các bệnh nhân:

Bệnh nhân Chu Trần Nhã đánh bại bệnh vảy nến dai dẳng suốt 10 năm nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc:

Ông Tiết Quang Tuấn (63 tuổi) lành bệnh sau liệu trình kiên trì sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang:

Ông Peuker Steffen (55 tuổi, người Đức) kiểm soát tốt các triệu chứng vảy nến nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc:

Mọi thắc mắc về chế độ dinh dưỡng và phác đồ điều trị bệnh vảy nến bằng Y học cổ truyền vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn miễn phí:

Bạn không nên bỏ qua:

Ông Peuker Steffen, 55 tuổi, quốc tịch Đức đã điều trị bệnh vảy nến á sừng ở nhiều nơi không khỏi nhưng nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc ông đã khỏi bệnh hoàn toàn.

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay của Thuốc dân tộc

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang lại hiệu quả cao trong điều trị vảy nến, viêm da cơ…

Hình ảnh bệnh vảy nến các thể từ nhẹ tới nặng và cách chữa

Hình ảnh bệnh vảy nến có thể giúp bạn nhận biết mức độ triệu, thể vảy nến mình gặp phải.…

Thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan với kinh nghiệm dày dặn trong điều trị bệnh da liễu

ThS.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan – Người Đắp Niềm Tin Giúp Bệnh Nhân THOÁT KHỎI Viêm Da Tự Miễn

Là một trong những bác sĩ thuộc thế hệ vàng của Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam, bác sĩ…

Vẩy nến là tình trạng da có nhiều tế bào chết xếp chồng lên nhau.

Bệnh vảy nến có ngứa không và cách điều trị hiệu quả

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và kéo dài dai dẳng.…

TOP 5 thuốc trị vảy nến da đầu tốt nhất hiện nay 2022

Các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến da đầu chủ yếu ở dạng bôi, chúng chứa hoạt chất chống…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *