Vảy nến ở tay, chân là một dạng viêm da mãn tính phổ biến, thường xảy ra ở các vị trí như ngón tay, móng tay, cùi tay, đầu gối, bàn chân… Bệnh này khá lành tính, ít biến chứng nhưng rất dai dẳng, tái đi tái lại không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp với từng trường hợp cụ thể để nhanh khỏi, phòng ngừa tái phát.


Dấu hiệu nhận biết vảy nến ở tay, chân
Vảy nến ở tay, chân hay còn được gọi là bệnh vảy nến các chi. Đây là bệnh lý da liễu thường gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Đây là tình trạng rối loạn quá trình tăng sinh các tế bào sừng tại chân và tay. Theo nghiên cứu ở những người bị vảy nến thường có tốc độ sản sinh các tế bào thượng bị nhanh gấp 3 – 4 lần so với bình bình thường.
Sau đây là một số biểu hiện triệu chứng của căn bệnh này:
Dấu hiệu vảy nến ở tay
Các triệu chứng vảy nến ở tay thường xuất hiện ở một số vị trí như bàn tay, cánh tay, móng tay, cùi chỏ hoặc phía ngoài các khớp ở tay… Lúc này, tùy theo từng trường hợp mắc loại thể nến nào mà triệu chứng được biểu hiện ra bên ngoài sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:

- Vảy nến thể mảng: Thể vảy nến này thường xuất hiện ở tay hoặc khuỷa tay với các tổ thương điển hình như da sưng viêm, ửng đỏ và bong tróc vảy trắng.
- Vảy nến mụn mủ: Thể bệnh này thường xuất hiện ở bàn tay, đặc trưng với các đốm mụn chứa dịch mủ màu trắng. Thể bệnh này được đánh giá nghiêm trọng và nguy hiểm. Nếu không chăm sóc và điều trị kỹ có thể khiến chúng vỡ ra, gây đau rát, nhiễm trùng.
- Vảy nến móng tay: Móng tay cũng là bộ phận dễ bị vảy nến, biểu hiện thông qua tình trạng móng đổi màu, lỏng lẻo hoặc biến dạng. Trường hợp bệnh chuyển nặng có thể khiến móng tách ra khỏi phần thịt bên dưới gây đau nhức dữ dội. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến các khớp ngón tay bị ảnh hưởng, sưng viêm, đau nhức, thậm chí gây hoại tử.
Dấu hiệu vảy nến ở chân
Cũng tương tự như vảy nến ở tay, chân là bộ phận dễ bị tác động và gây ra vảy nến, thường là ở các vị trí như bàn chân, lòng bàn chân, móng chân, đầu gối, đùi, xương ngón chân… Bệnh lý này không chỉ gây tổn thương da, móng mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động, thậm chí bị liệt.

Mỗi thể bệnh vảy nến ở chân sẽ có các triệu chứng khác nhau như:
- Vảy nến thể mảng: Đây được xem là thể bệnh phổ biến nhất, đặc trưng với một số triệu chứng như da tổn thương, dày sừng, da khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc vảy trắng…
- Vảy nến thể mủ: Thể bệnh này làm xuất hiện các đốm mụn mủ ở lòng bàn chân gây đau nhức, khi vỡ ra có thể gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển.
- Vảy nến thể móng: Móng chân cũng rất dễ bị vảy nến với các biểu hiện rõ rệt như màu móng thay đổi, từ hồng hào chuyển sang vàng đục hoặc nâu đen, sần sùi, biến dạng hoặc tách ra khỏi móng.
- Vảy nến thể đảo ngược: Bệnh này đặc trưng với những mảng da màu đỏ tươi, không có vảy và chủ yếu xuất hiện phía sau gối.
- Viêm khớp vảy nến: Một số khớp tại chân như ngón, khớp gối, mắt cá chân… có thể bị biến chứng viêm khớp sau một thời gian mắc bệnh vảy nến. Bệnh điển hình với các triệu chứng như sưng viêm, nóng đỏ, đau nhức. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây khó khăn khi di chuyển, dễ dẫn đến tàn tật, bại liệt.
Dấu hiệu bệnh vảy nến tay, chân ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị vảy nến ở tay, chân nhất. So với người lớn thì bệnh lý này ở trẻ thường ít triệu chứng và không gây quá nhiều biến chứng nguy hiểm. Chủ yếu chỉ là các triệu chứng đơn giản sau:
- Xuất hiện các mảng vảy nến màu trắng trên da tay và chân của trẻ, khu vực vùng da này ửng đỏ gần giống như dấu hiệu của trẻ bị hăm tã. Do đó, phụ huynh cần chú ý xác định chính xác bệnh để có hướng điều trị kịp thời.
- Da tay, da chân của trẻ rất khô ráp, gây nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu, thậm chí gây nứt nẻ và chảy máu.
- Móng tay, móng chân dày lên bất thường kèm theo những lằn sâu xung quanh.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở tay, chân
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở tay, chân vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, thông qua nhiều nghiên cứu các chuyên gia đã chỉ ra rằng sự rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh. Bởi hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ chống lại các tác nhân vi khuẩn, virus…, nhưng khi bị rối loạn sẽ dẫn đến sự tăng sinh quá mức của các tế bào da. Lúc này, da mới chồng lên da cũ tạo thành các mảng da bong tróc, sần sùi, ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, vảy nến ở tay, chân còn xuất phát từ một số yếu tố khác như:

- Di truyền: Người bệnh vảy nến ở tay, chân có thể nhận gen di truyền của bố mẹ. Và nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh vảy nến thì tỷ lệ con chào đời sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
- Các tổn thương ngoài da: Tay hoặc chân bị trầy xước do chấn thương hoặc bị côn trùng cắn gây viêm nhiễm cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến.
- Căng thẳng kéo dài: Những người thường xuyên chịu nhiều mệt mỏi, stress kéo dài khiến thần kinh căng thẳng cũng rất dễ gây vảy nến chân, tay.
- Lạm dụng thuốc tân dược: Việc lạm dụng một số loại thuốc Tây điều trị bệnh như thuốc trị huyết áp, tiểu đường, thuốc chống sốt rét… trong thời gian dài gây nhiều tác dụng phụ, điển hình như bệnh vảy nến chân, tay.
- Da bị cháy nắng: Làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, không được che chắn cũng là một trong những yếu tố gây kích thích sự phát triển của các mầm mống gây vảy nến chân, tay.
- Ăn uống không khoa học: Những người nghiện rượu, bia, thường xuyên sử dụng chất kích thích, ăn nhiều thực phẩm không dinh dưỡng… khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất không tốt cho sức khỏe của làn da, dễ phát sinh các triệu chứng vảy nến ở chân tay.
Bệnh vảy nến ở tay chân có gây nguy hiểm không? Có lây không?
Căn bệnh vảy nến nói chung và vảy nến ở tay chân nói riêng là bệnh lý da liễu thường gặp. Đây chỉ là bệnh ngoài da, những tác động của nó chỉ ở vùng da bên ngoài chứ không gây ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể nếu được điều trị kịp thời, đúng cách.
Ngược lại, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị sẽ nhanh chóng tiến triển nặng, khiến các mảng da vảy nến viêm nhiễm nghiêm trọng, bong tróc, chảy máu. Thậm chí, chúng còn làm biến dạng móng hoặc khớp theo dạng liên đới, gây các triệu chứng sưng khớp, viêm khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, đi lại.
Những biểu hiện của bệnh vảy nến ở tay chân khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là bệnh lây nhiễm, nếu tiếp xúc gần hoặc quan hệ tình dục sẽ lây bệnh từ người này sang người kia. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bệnh vảy nến nói chung và vảy nến ở tay chân nói riêng không có khả năng lây nhiễm. Việc các thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh sống cùng nhau là do yếu tố di truyền.
Biện pháp chẩn đoán vảy nến ở tay chân
Các chuyên gia cho biết việc chẩn đoán bệnh vảy nến ở tay, chân chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
Khi bắt đầu buổi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi một số vấn đề xoay quanh về tình trạng sức khỏe hiện tại, các triệu chứng, tiền sử bệnh của bản thân và các thành viên trong gia đình. Bước này nhằm xác định nguyên nhân xem các biểu hiện của bệnh có khớp với bệnh vảy nến hay không.
Cận lâm sàng
Nếu các bước thăm khám, kiểm tra tại chỗ không đủ để đưa ra kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ yếu cầu người bệnh thực hiện thêm một số các xét nghiệm cận lâm sàng. Người bệnh sẽ được lấy mẫu mô tế bào nhỏ tại vùng da bị tổn thương trên chân, tay, sau đó mang đi tiến hành kiểm tra phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết những tổn thương này là do đâu và bác sĩ sẽ kết luận có phải bạn đang bị bệnh vảy nến hay không.
Cách điều trị vảy nến ở tay, chân hiệu quả
Vì nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở tay chân rất đa dạng nên không có một phương pháp đặc trị nào có thể điều trị bệnh này. Cách điều trị tốt nhất chính là kết hợp nhiều phương pháp với nhau nhằm đẩy lùi triệu chứng và chăm sóc da để phòng ngừa tích cực. Sau đây là các biện pháp phổ biến:
1. Điều trị theo Tây y
Điều trị vảy nến ở tay, chân theo Tây y là phương pháp được nhiều người ưu tiên hàng đầu vì đem lại hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng tức thì, không mất nhiều thời gian. Thông thường sẽ có 2 cách trị phổ biến là dùng thuốc kết hợp trị liệu ánh sáng, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nặng.
Dùng thuốc Tây
Tùy theo từng trường bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm. Cụ thể một số thuốc thường dùng như:

- Thuốc corticoid: Đây là loại thuốc có khả năng chống viêm hiệu quả được dùng phổ biến trong điều trị hầu hết các bệnh về da. Corticoid được điều chế dưới nhiều dạng như kem, thuốc mỡ, viên uống… Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng nếu lạm dụng dùng không đúng liều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Thuốc Retinoid: Đây là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng làm tiêu viêm, giảm thiểu sự tăng sinh và loại bỏ các tế bào chết trên da. Thuốc có tác dụng khá mạnh nên nếu sử dụng sai cách, quá liều sẽ làm tăng mức độ nhạy cảm của da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Cùng với đó là nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn khác, đặc biệt không tốt cho phụ nữ mang thai.
- Viên uống bổ sung vitamin D: Vitamin D rất cần thiết cho quá trình điều trị vảy nến ở tay, chân. Giúp ngăn chặn sự phát triển, tăng sinh quá mức của các tế bào da. Tuy nhiên sử dụng quá liều có thể gây ra kích ứng hoặc không hợp cơ địa. Tốt nhất người bệnh nên thử trước khi sử dụng.
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm là sản phẩm không thể thiếu đối với người bệnh vảy nến ở tay, chân. Vì da quá khô chính là yếu tố khiến da dẻ nứt nẻ, chảy máu, khó phục hồi và lâu lành hơn. Thông thường, các chuyên gia sẽ khuyến khích người bệnh sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày, ưu tiên chọn loại kem bôi lành tính, không mùi, không màu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe làn da, không gây kích ứng khiến bệnh nặng thêm.
- Thuốc sinh học: Những trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng phức tạp và không thuyên giảm khi sử dụng các loại thuốc vừa kể trên thì thuốc sinh học là loại thuốc cuối cùng được chỉ định trong phác đồ điều trị vảy nến ở tay, chân. Thuốc có khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch và giảm thiểu rối loạn. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm tối đa 1 lần/ tuần. Tuy nhiên cần thận trọng vì thuốc thường gây một số tác dụng phụ nư buồn nôn, loét miệng, tổn thương chức năng gan, thận, ung thư da…
Lưu ý: Mỗi trường hợp bệnh nặng nhẹ khác nhau sẽ được kê đơn loại thuốc phù hợp. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc theo cảm tính, thấy ngứa thì uống thuốc giảm ngứa, thấy da đỏ thì bôi thuốc… Điều này không chỉ khiến bệnh ngày càng nặng hơn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, gây tác dụng phụ khó lường.
Quang trị liệu
Quang trị liệu (hay còn được gọi là liệu pháp ánh sáng) sử dụng nguồn tia cực tím UVS và UVB có bước sóng vừa phải chiếu trực tiếp lên vùng da tay, chân bị tổn thương vảy nến. Chúng có khả năng ức chế sự tăng sinh của các tế bào chết, kích thích sản sinh vitamin B phục hồi các tế bào mới và phòng ngừa tình trạng rối loạn miễn dịch. Đây là phương pháp điều trị hiện đại còn khá mới, đem lại hiệu quả cao, khá an toàn và ít độc hại.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh lạm dụng quá mức, thực hiện quang trị liệu trong thời gian dài. Vì liệu pháp này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như làm rối loạn sắc tố, teo da, dày sừng ánh sáng…
Chữa vảy nến tay, chân theo Đông y

Bên cạnh điều trị bệnh Tây y thì nhiều người cũng chọn lựa chữa trị vảy nến ở tay, chân theo Đông y. Phương pháp này được đánh giá cao về hiệu quả, mức độ an toàn, lành tính với cơ thể, đem lại kết quả dài lâu, hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Mỗi thể bệnh vảy nến ở tay, chân khác nhau sẽ được kê toa thuốc phù hợp:
Vảy nến thể phong nhiệt
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các vị thuốc sau: thạch cao, hòe hoa sống, thổ phục linh và sinh địa mỗi loại 40g, tử thảo, thăng ma và địa phu tử mỗi loại 12g, 20g ké đầu ngựa và 4g chích cam thảo.
- Sắc mỗi ngày một thang, chia nước thuốc làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
Vảy nến thể phong hàn
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các vị thuốc sau: hy thiêm, thổ phục linh, cam thảo đất và ké đầu ngựa mỗi loại 16g, sinh địa, hoa hòe và thạch cao mỗi loại 20g cùng 12g cây hoa cứt lợn.
- Rửa sạch các loại dược liệu này, sau đó cho vào ấm đun sôi lên.
- Sắc mỗi ngày 1 thang như vậy lấy nước uống, chia nước thuốc làm 3 phần uống hết trong ngày.
Vảy nến thể phong huyết táo
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm sinh địa, hà thủ ô, kim ngân hoa, huyền sâm, ké đầu ngựa và vừng đen mỗi vị 12g.
- Rửa sạch cho vào ấm đun sôi cùng 500ml nước trên lửa nhỏ.
- Đợi cho cạn bớt xuống còn 1 nửa thì tắt bếp, chia làm 2 – 3 phần uống sau khi ăn no 30 phút.
- Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt kết quả tốt nhất.
Vảy nến thể huyết nhiệt
Cách thực hiện
- Chuẩn bị sinh địa, quy vĩ và xích thược mỗi vị 12g, tử bắc, đại thanh diệp, đan bì và bắc đậu can mỗi loại 10g, ngăn hoa và hổ trượng mỗi loại 15g.
- Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước thuốc uống. Kiên trì dùng liên tục trong nhiều ngày liền để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thanh bì Dưỡng can thang xử lý vảy nến ở tay, chân TỪ GỐC, chặn đứng cơ ngứa ngáy – bong tróc và phục hồi da TOÀN DIỆN
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc trị vảy nến chuyên sâu được nghiên cứu bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị uy tín số 1 về Y học cổ truyền. Ra đời sau thành công của đề tài “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da tự miễn”, Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh giá trị hàng chục bài thuốc cổ phương, trong đó bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày được lựa chọn làm nền tảng.
Trải qua hành trình dài với những nỗ lực của đội ngũ chuyên gia, Thanh bì Dưỡng can thang được làm mới, gia giảm về thành phần và công thức. Từ đây, bài thuốc đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời, mang đến giải pháp ĐỘT PHÁ trong đẩy lùi bệnh vảy nến ở tay, chân.
Mời bạn xem thêm ký sự hoàn thiện bài thuốc qua video bên dưới:
Từ khi đưa vào ứng dụng, Thanh bì Dưỡng can thang đã được đông đảo bệnh nhân lựa chọn và cho hiệu quả tích cực. Trên 95% người đã lành bệnh sau liệu trình đầu sử dụng, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Số ít trường hợp còn lại do chưa kiêng khem khoa học, cơ địa chậm hấp thu dược chất nên cần thêm thời gian.
Mang đến công thức ĐỘT PHÁ, cho hiệu quả chuyên sâu ngay liệu trình đầu, Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày số phát sóng 16/11/2019 đưa tin giới thiệu. Theo chương trình, bài thuốc sở hữu cơ chế tác động kép, từng bước đẩy lùi vảy nến an toàn, phục hồi da hiệu quả.
Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Bài thuốc được VTV2 đưa tin đánh giá cao là bởi những ưu điểm sau:
Công thức “3 trong 1” với cơ chế KÉP đẩy lùi vảy nến TỪ GỐC
Tuân thủ nguyên tắc “NỘI ẨM – NGOẠI ĐỒ” của Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “3 trong 1” với sự kết hợp của 3 nhóm thuốc UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA. Từ đây, bài thuốc cho tác động kép từ trong ra ngoài, từng bước loại bỏ căn nguyên bệnh, chống ngứa ngáy, ngăn viêm nhiễm, phục hồi da toàn diện. Cụ thể:
- Thuốc ngâm rửa: Tăng cường sát khuẩn ngoài da, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, chống ngứa ngáy, làm sạch da, tạo điều kiện cho thuốc bôi thẩm thấu tốt hơn.
- Thuốc bôi ngoài: Làm mềm da, dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất tái tạo làn da mới, xử lý lớp vảy bong tróc khô ráp, nhanh chóng tái tạo tế bào mới và NGĂN HÌNH THÀNH SẸO.
- Thuốc uống trong: Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, củng cố hàng rào miễn dịch, tăng cường bảo vệ da trước các tác nhân bên ngoài, từ đó ngăn chặn vảy nến tay, chân tái phát.
TIN XEM THÊM: Bài thuốc Nam chữa vảy nến của Trung tâm Thuốc dân tộc – “CỨU TINH” cho hàng nghìn bệnh nhân

Bảng thành phần VÀNG quy tụ 30 vị thuốc Nam
Với thế mạnh về nguồn dược liệu, Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 30 vị thuốc Nam sạch chuẩn GACP-WHO trong bào chế Thanh bì Dưỡng can thang. Đặc biệt, Trung tâm đã phối chế thành phần bài thuốc theo TỶ LỆ VÀNG, đem lại hiệu quả chuyên sâu trong sát khuẩn – chống ngứa – loại bỏ bong tróc – làm lành da.
Đáng chú ý, hơn 80% dược liệu của bài thuốc do Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm – Đơn vị trực thuộc Thuốc dân tộc cung cấp. Số còn được thu mua trực tiếp từ đồng bào bản địa hoặc nhập khẩu chính ngạch nên AN TOÀN – ĐÁP ỨNG CƠ ĐỊA NHIỀU ĐỐI TƯỢNG.

ĐÔNG ĐẢO bệnh nhân lựa chọn, phản hồi tích cực
Trong thực tiễn, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã được đông đảo bệnh nhân lựa chọn và cho phản hồi tích cực. Điển hình nhất là các trường hợp:
Ông Chu Trần Nhã (57 tuổi) mắc bệnh vảy nến dai dẳng trong suốt 10 năm. Ông chia sẻ: “Trước đây tôi bị vảy nến rất nặng, điều trị đủ cách nhưng không đỡ. Nhờ bác sĩ của Trung tâm nhiệt tình điều trị cuối cùng tôi cũng thoát được căn bệnh quái ác này sau 6 tháng. Đến nay cũng hơn 2 năm rồi tôi không bị tái phát bệnh trở lại”.
Một trường hợp khác là ông Tiết Quang Tuấn (63 tuổi). Ông cho biết: “Suốt 4 năm mắc bệnh tôi phải chịu đựng đủ những triệu chứng khổ sở của căn bệnh này. May mắn nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, tôi đã được điều trị thành công chỉ sau 3 tháng. Đến nay tôi cũng đã hết bệnh được hơn 2 năm rồi, thực sự là tôi rất mừng”.
Ông Peuker Steffen (55 tuổi, người Đức) cũng đã bị vảy nến nhiều năm, dù dùng qua nhiều cách nhưng chỉ được thời gian ngắn rồi bệnh lại tái phát. Được bạn bè giới thiệu, ông tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc và được thăm khám, kê đơn sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang. Kết thúc liệu trình, triệu chứng vảy nến của người đàn ông ngoại quốc đã được kiểm soát, cuộc sống cân bằng trở lại.
ĐỪNG BỎ LỠ: Hàng ngàn bệnh nhân đã điều trị thành công vảy nến nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

3. Chữa vảy nến ở tay chân bằng mẹo hay tại nhà
Vảy nến ở tay, chân cũng như nhiều bệnh lý ngoài da khác, chỉ là bệnh nhẹ gây các tổn thương bên ngoài. Một số trường hợp vừa khởi phát triệu chứng bệnh chưa nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà để đẩy lùi các triệu chứng bệnh.
Ngâm nước ấm
Ngâm tay, chân vào nước ấm cũng là một trong những mẹo hỗ trợ cải thiện triệu chứng vảy nến cực kỳ hiệu quả. Nước ấm sẽ làm mềm vùng da vảy nến, làm bong các mảng da đỏ ra và giảm ngứa tức thì. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên ngâm nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi ngày, nhất là trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng, ngủ ngon hơn.

Dưỡng ẩm da
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần kết hợp dưỡng ẩm da kỹ lưỡng sau khi ngâm chân nước ấm. Bởi những mảng vảy nến sau khi bong ra sẽ để lại vùng da tay, chân khô ráp, xù xì nên cần phải kết hợp dưỡng ẩm bằng các loại kem bôi lành tính. Khuyến khích sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần Niacinamide, Panthenol, vitamin E… có tác dụng làm mềm da, giảm khô, giảm bong tróc, kích thích sự phục hồi và tái tạo các tế bào da bị hư tổn. Nên thực hiện dưỡng ẩm từ 2 – 3 lần/ ngày hoặc nhiều hơn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tận dụng các loại dược liệu tự nhiên
Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh cũng có thể tận dụng một số loại dược liệu tự nhiên có khả năng làm mềm da, bong vảy và hỗ trợ chống viêm, sát khuẩn điều trị bệnh hiệu quả. Điển hình như:
- Trị vảy nến bằng dầu dừa
- Lá trầu không
- Cây lược vàng
- Nha đam
- Giấm táo
- Bột yến mạch
Lưu ý: Những mẹo chữa tại nhà chỉ phù hợp với người bệnh vảy nến ở tay, chân mức độ nhẹ vì nó chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị. Những trường hợp bệnh đang bùng phát mạnh cần kết hợp điều trị bằng các biện pháp y tế chuyên sâu.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát vảy nến ở tay, chân
Đối với vảy nến ở tay, chân nói riêng và các bệnh da liễu mãn tính khác nói chung, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những biện pháp điều trị được chỉ định để kiểm soát bệnh nhanh chóng trước khi xảy ra các biến chứng vảy nến. Nhưng song song đó bệnh nhân cũng cần chủ động thực hiện phòng ngừa ngay từ sớm bằng các biện pháp sau:

- Giữ vệ sinh toàn bộ da trên cơ thể sạch sẽ và an toàn. Thường xuyên ngâm rửa tay chân bằng nước ấm, tránh dùng nước quá nóng vì sẽ càng khiến da khô và bong tróc vảy nhiều hơn.
- Duy trì độ ẩm cho làn da bằng nhiều cách như bôi kem dưỡng ẩm đều đặn và uống nhiều nước.
- Tìm kiếm và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da khác có chiết xuất thuần thiên nhiên, không chứa hương liệu, chất kích ứng có hại cho làn da.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe làn da. Tránh sử dụng những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như thịt bò, nội tạng động vật, hải sản, trứng…
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác để tránh làm suy giảm sức đề kháng tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Vận động thể dục thể thao thường xuyên, tập vừa sức để cơ thể khỏe khoắn, dẻo dài, nâng cao hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật.
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, kiểm soát stress và thực hiện các cách phòng ngừa stress – một trong những yếu tố nội sinh làm phát sinh các triệu chứng vảy nến ở tay, chân.
- Tránh các yếu tố khởi động gen bệnh như chấn thương cơ học như ma sát, tỳ đè, cào gãi, té ngã… hoặc bị nhiễm khuẩn, lạm dụng thuốc…
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi, đặc biệt là đồ nội y vì sự bí bách do mặc đồ quá chật cũng rất dễ gây ra vảy nến sinh dục. Mang giày đúng size và thường xuyên thay tất (nếu có dùng).
- Tắm nắng hằng ngày từ 5 – 10 phút trong khung giờ từ 7 – 9h sáng hàng ngày. Trong ánh nắng có chứa hàm lượng vitamin D cao có khả năng làm biệt hóa các tế bào sừng và hỗ trợ điều hòa hoạt động miễn dịch của làn da.
Vảy nến ở tay, chân cũng như nhiều thể bệnh khác không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng lại rất dai dẳng, dễ tái phát và khó trị dứt điểm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn kéo theo sự suy giảm chất lượng cuộc sống, khả năng lao động. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!