Da khô là gì? Làm thế nào để chăm sóc, khắc phục?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Da khô là nỗi khổ của rất nhiều bạn gái, bởi chúng khiến làn da trở nên sần sùi, xấu xí, đồng thời làm tăng nguy cơ lão hóa nhanh hơn các loại da khác. Nếu không biết cách chăm sóc đúng, chị em phải hứng chịu nhiều vấn đề nghiêm trọng do làn da mang lại.

Da khô

Da khô là gì?

Bệnh da khô xuất hiện với các biểu hiện như da bị khô ráp và rất dễ gây bong tróc. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu là tuyến bã nhờn dưới da hoạt động kém dẫn đến việc điều tiết dầu trên bề mặt da kém hơn bình thường. Chưa kể đến, lượng nước tích hợp trong lớp bề mặt và các lớp biểu bì không đủ khiến da trở nên khô. Tình trạng này khô da có thể có thể xuất hiện toàn thân, đặc biệt nặng nhất là ở vùng da mặt, cánh tay, bàn tay và chân. Hiện tượng này có thể gặp ở cả nam và nữ, không phân biệt tuổi tác.

Dấu hiệu nhận biết da khô

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau đây chứng tỏ da bạn đang bị khô:

  • Ngứa, khó chịu trên bề mặt da
  • Da bị bong tróc và thô ráp
  • Làn da nhìn mệt mỏi và xỉn màu
  • Da nổi mụn

Nguyên nhân nào gây nên da khô?

Khô da ngoài nguyên nhân là do cơ địa, hiện tượng này xảy ra có thể do các nguyên nhân dưới đây:

  • Thời tiết: Không khí lạnh chính là nguyên nhân gây mất nước bề mặt da khiến làn da bị thiếu hụt độ ẩm. Việc thiếu đi độ ẩm cũng như mất lớp bảo vệ trên bề mặt da khiến da yếu dần và xấu hơn.
  • Nước nóng: Đa phần chúng ta đều có thói quen tắm nước ấm trong mùa đông lạnh giá. Tắm nước nóng thường xuyên sẽ khiến lớp chất nhờn giữ ẩm trên bề mặt da bị bào mòn và mất dần. Khi đó, da dần trở nên suy yếu, khô ráp, tồi tệ và rất dễ bị kích ứng
  • Tuổi tác: Đây cũng chính là nguyên nhân gây khô da. Tuổi càng lớn, nồng độ hormone ở nữ và nam suy giảm và gây mất cân bằng nội tiết tố. Chưa kể đến, làn da có dấu hiệu mỏng và yếu dần, chất ẩm trên bề mặt da cũng giảm hẳn, dẫn đến khô da.
  • Mất nước: Khô da cũng có thể là do cơ thể thiếu nước
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng: Dùng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến da và gây khô da

Bên cạnh các nguyên nhân này, khô da cũng có thể là do ảnh hưởng bởi thuốc điều trị hoặc do bệnh lý về da gây nên như viêm da, bệnh chàm,… Mặt khác, hiện tượng này xảy ra cũng có thể là do lạm dụng kem tẩy tế bào chết. 

Ở trẻ nhỏ, khô da có thể là do da của trẻ chưa có lớp bã nhờn. Hơn nữa, hệ thống collagen liên kết các tế bào da của trẻ còn kém nên da đàn hồi kém, không thể chống lại tác hại từ bên ngoài. Đó chính là lý do da trẻ dễ bị khô nứt khi thời tiết thay đổi.

Bệnh khô da
Nguyên nhân khô da là do dùng mỹ phẩm kém chất lượng

Biện pháp điều trị da khô

Khi bị khô da, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc chống khô ráp hoặc nứt nẻ trên da. Tuy nhiên, biện pháp này nếu không áp dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Do đó, để cải thiện triệu chứng thô ráp, không mịn màng của da, các bạn có thể áp dụng những mẹo sau đây để cứu lấy làn da bị thiếu hụt độ ẩm của bản thân.

1. Dưỡng da từ bên trong

Theo các chuyên gia, da khô ráp do nhiều nguyên nhân. Do đó, để dưỡng da mềm mịn và khỏe mạnh lâu dài, các bạn nên chăm sóc da từ sâu bên trong lẫn bên ngoài. Một trong những cách hữu hiệu giúp tăng cường lượng nước và cung cấp độ ẩm cho da đó là thông qua chế độ ăn uống.

Hàng ngày, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây hoặc uống nhiều nước hoa quả tươi hay nước lọc để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Từ đó giúp giảm thiểu tình trạng da bị khô hoặc sần sùi. Đặc biệt, vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, các bạn nên uống nhiều nước hơn mức bình thường. Bên cạnh đó, để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời giúp máu lưu thông nuôi dưỡng tốt, giúp da trở nên hồng hào hơn, bạn nên chăm tập thể dục. Tốt nhất nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng. 

Chưa kể đến, để da trở nên mịn hơn và cải thiện tình trạng da bị khô ráp, các bạn cũng nên kiêng các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê và soda chanh,… Bởi đây đều là những thức uống lợi tiểu có thể gây mất nước khiến da trở nên tồi tệ hơn.

2. Chăm sóc da từ bên ngoài

Để tăng tính dẻo dai và đàn hồi cho da, đồng thời hạn chế tình trạng khô da, các nàng cũng có thể áp dụng các biện pháp “chữa cháy” tức thời sau đây. Tuy nhiên, để mang lại kết quả tốt, bạn nên sử dụng lâu dài và thường xuyên.

  • Dùng sửa rửa mặt dành cho da khô: Vệ sinh da mặt 2 lần mỗi ngày bằng các loại sữa rửa mặt có chiết xuất từ tự nhiên, không gây khô hoặc kích ứng da. Tốt nhất, các bạn nên chọn loại sữa rửa mặt có tác dụng cân bằng độ ẩm và độ pH trên da, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn mà không gây khô da. Nên loại bỏ các sản phẩm rửa mặt có tính chất tẩy rửa mạnh nếu da bạn đang bị khô.
  • Sử dụng xịt khoáng: Nước xịt khoáng có tác dụng cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng mất nước gây khô da. Do đó, sau khi đi nắng, trang điểm hoặc sau khi tẩy trang, các bạn nên dùng nước xịt khoảng để bù đắp nước cho da
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Các hoạt chất trong kem dưỡng ẩm có tác dụng tái tạo bề mặt da và chống khô da. Tuy nhiên, để đảm bảo da không bị khô hơn sau khi dùng kem, các bạn nên chọn sản phẩm dành riêng cho da khô, có chiết xuất từ tự nhiên và có nguồn gốc rõ ràng
Da khô là gì
Dùng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên để cải thiện tình trạng da khô

Mặt nạ “tự chế” giúp cải thiện tình trạng da khô trên mặt

Các bạn có thể sử dụng các mặt nạ tự chế sau đây để hạn chế tình trạng khô và bong tróc da ở mặt:

  • Mặt nạ hỗn hợp: Sử dụng vài giọt tinh dầu hoa hồng, 1/2 muỗng dầu ô liu và 1 muỗng mật ong cùng với 1 lòng đỏ trứng gà, đánh đều và đắp lên mặt
  • Mặt nạ dưa leo: Cắt vài lát dưa leo mỏng đắp lên mặt giúp cung cấp độ ẩm cho da. Đồng thời giúp nuôi dưỡng tế bào da, ngăn ngừa thô ráp và bong tróc da
  • Mặt nạ trái cây: Sử dụng đu đủ, chuối và bơ, xay nhuyễn rồi đắp lên mặt. Sử dụng 2 – 3 lần mỗi tuần, giúp giảm khô da, đồng thời giúp da căng và mềm mịn hơn
  • Mặt nạ nha đam: Nhờ chứa lượng lớn vitamin E, nha đam giúp chống gốc tự do, đồng thời giúp cân bằng độ pH và độ ẩm trên da. Từ đó, giúp da mềm mịn và không còn bị khô. Thế nhưng, bạn nên dùng thường xuyên 2 – 3 lần/ tuần. Bên cạnh đó, nên lưu ý, nha đam có thể gây kích ứng ở da nhạy cảm. Do đó, nếu da các bạn bị dị ứng thì không nên dùng
  • Mặt nạ táo: Cắt vài lát táo xay nhuyễn và thêm một ít sữa chua vào. Sau khi vệ sinh da bằng sữa rửa mặt, bạn dùng hỗn hợp này đắp lên mặt và nằm thư giãn 10 – 15 phút. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần để nhận được kết quả tốt

Da khô có thể là do nguyên nhân chủ quan như bệnh lý hoặc tuyến nhờn hoặc cũng có thể là do yếu tố khách quan từ môi trường. Tuy nhiên, để cải thiện làn da thô ráp và sần sùi, các bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia da liễu. Đồng thời cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống để phòng ngừa khô da tái phát.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:00 - 08/02/2023 - Cập nhật lúc: 14:32 - 04/10/2023
Chia sẻ:
Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Cách chữa bệnh zona thần kinh biến chứng Cách Chữa Bệnh Zona Thần Kinh Biến Chứng Nhanh Nhất

Cách chữa bệnh Zona thần kinh biến chứng là vấn đề cần quan tâm khi căn bệnh trở nên nghiêm…

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc Cách Chữa Vảy Nến Bằng Tế Bào Gốc – Ưu Nhược Điểm

Cách chữa vảy nến bằng tế bào gốc là một phương pháp trị bệnh tân tiến nhất hiện nay. Phương…

10 loại thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay (Bôi + uống)

Các loại thuốc trị bệnh chàm chủ yếu được điều chế theo dạng bôi hoặc uống. Thuốc chứa những hoạt…

Da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy sần sùi là bị gì?

Da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy sần sùi là một dạng rối loạn da, thường liên quan đến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua