Ung thư buồng trứng ở trẻ em do đâu? Tỷ lệ bao nhiêu?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bệnh được ghi nhận ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản và các bé gái 10 – 15 tuổi. Cụ thể ung thư buồng trứng ở trẻ em do đâu, có phổ biến không. Bài viết sẽ thông tin cụ thể về vấn đề này.

Ung thư buồng trứng ở trẻ em do đâu? Tỷ lệ bao nhiêu?
Ung thư buồng trứng ở trẻ em là căn bệnh xảy ra với tỷ lệ hiếm gặp

Bệnh ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là sự hình thành các khối u ác tính nằm tại khu vực buồng trứng. Bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với ung thư cổ tử cung và ung thư vú ở nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi nhóm đối tượng, từ trẻ em đến phụ nữ mãn kinh. Trong đó 85% ung thư buồng trứng xảy ra ở độ tuổi 40 – 55, khi buồng trứng đã suy giảm các chức năng hoạt động và phát triển tế bào tự do ác tính. Sau 55 tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng giảm thấp. 

Tương tự như những dạng ung thư khác, ung thư buồng trứng có nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Ở giai đoạn ung thư ban đầu thường không có triệu chứng rõ rệt, vì thế đa số bệnh nhân chỉ phát hiện mình bị bệnh ở giai đoạn 2 hoặc 3. Lúc này các triệu chứng rõ nét hơn, cụ thể như tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau ở sàn chậu hoặc đau dạ dày, bạn có thể cảm thấy no nhanh hơn sau khi ăn, rối loạn tiểu tiện, khi sờ bụng có thể thấy khối u nổi rõ.

Thông thường những nguyên nhân gây ung thư buồng trứng thường xuất phát từ sự phát triển ngoài kiểm soát của tế bào tự do ở buồng trứng. Các tế bào chủ yếu xuất hiện khi nữ giới đã trải qua thời kỳ sinh nở và có nhiều con, hoặc lớn tuổi mà chưa có con khiến chức năng buồng trứng bị suy yếu. Bệnh ung thư buồng trứng có thể di truyền từ mẹ sang con, tỷ lệ thế hệ con cháu mắc bệnh khi gia đình có 1 – 2 người bị ung thư buồng trứng có thể là 50%.

Những điều cần biết về ung thư buồng trứng ở trẻ em

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em

Bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em
Bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em thường là ung thư xuất phát từ các tế bào mầm

Ung thư buồng trứng trẻ em là trường hợp hiếm gặp, tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 0,1% các trường hợp mắc bệnh dưới 15 tuổi. Mặc dù vậy, hiện nay tỷ lệ này đang dần tăng lên không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Có những trẻ 6 – 7 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng. Các chuyên gia đã lý giải nguyên nhân cũng như sự hình thành khối u buồng trứng ở trẻ em khác biệt so với người trưởng thành. 

Ung thư buồng trứng xảy ra ở trẻ em chủ yếu là những khối u ác tính được hình thành từ tế bào mầm. Tỷ lệ mắc bệnh được ghi nhận cho đến nay là 2 – 4% trong tổng số 1 triệu trẻ em gái. Đối với các bé gái ở độ tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì, u tế bào mầm ở buồng trứng chiếm 60% u buồng trứng. 

Thực tế, u tế bào mầm là tình trạng u phát triển sai mục đích khi chúng phát triển thành u ác tính từ các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng. U tế bào không chỉ xuất hiện tại buồng trứng mà còn xuất hiện ở cổ, ngực, bụng và xương sống, vùng chậu hoặc các thùy não. Không phải tất cả các u mầm đều gây ung thư, có những u mầm phát triển lành tính thành u nang thông thường. Tuy nhiên u lành vẫn gây ra những chèn ép nhất định ảnh hưởng đến các mô gần kề và các cấu trúc của cơ thể. Ngược lại khi u tế bào mầm là u ác tính, chúng sẽ di căn rất nhanh đến cơ quan lân cận thông qua đường máu hoặc xâm nhập vào hệ thống bạch huyết.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng ở trẻ em

Ung thư buồng trứng ở trẻ em do đâu?
Trẻ em bị ung thư buồng trứng có thể gặp phải các triệu chứng tương tự như người trưởng thành

Những dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng ở trẻ em thường mờ nhạt, đồng thời đa số phụ huynh đều không nghĩ đến khả năng trẻ mắc căn bệnh quái ác này nên thường bỏ qua biểu hiện ban đầu. Tương tự như người trưởng thành, triệu chứng ung thư buồng trứng ở trẻ em ban đầu dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh đường tiêu hóa. Đến khi trẻ gặp phải những dấu hiệu rõ rệt thì khối u đã phát triển lớn hơn, lúc này việc điều trị có thể rất khó khăn.

Phụ huynh nên đưa con em đến gặp bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường sau đây:

  • Tại một hoặc hai bên bụng của trẻ sưng to, sờ vào có thể thấy khối u.
  • Vùng da bụng dễ bị bầm tím, đỏ ửng khi va chạm nhẹ
  • Trẻ bị đau âm ỉ ở vùng bụng, cơn đau tiến triển kéo dài
  • Trẻ ít vận động, giảm linh hoạt, cơ thể mệt mỏi.
  • Thường xuyên sốt cao mà không rõ nguyên nhân.
  • Tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên, có thể kèm theo nôn mửa
  • Giảm thị lực đột ngột, lười ăn hoặc sau khi ăn trẻ hay bị khó tiêu.
  • Cân nặng giảm đột ngột không rõ nguyên nhân

Những dấu hiệu ung thư buồng trứng ở trẻ em kể trên không đặc trưng, vì thế trẻ cũng có thể bị các bệnh lý khác liên quan đến nhiễm trùng. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán xác định nguyên nhân ung thư hay do bệnh lý nào khác để có giải pháp can thiệp kịp thời

Sự khác biệt giữa ung thư ở người lớn và trẻ em?

Bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em
Trẻ em khi bị ung thư buồng trứng do sự biến đổi bất thường của các tế bào mầm gây ra

Ung thư là căn bệnh nan y có thể xảy ra ở mọi cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Khối u được hình thành từ các tế bào phát triển tự do ngoài tầm kiểm soát. Thông thường những tế bào này thường phát triển khi các chức năng tại cơ quan đó đã trì trệ, vì thế bệnh ung thư ở người trưởng thành thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Ung thư ở trẻ em thì ngược lại, chúng được hình thành từ những tế bào mầm chưa trải qua vận động.

Bệnh ở trẻ em thường là do di truyền, rối loạn bẩm sinh chứ không liên quan chặt chẽ đến lối sống hay do tác động từ môi trường như người trưởng thành. Chỉ những trẻ phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có bức xạ, trong nhà có người hút thuốc lá mới làm tăng nguy cơ ung thư ở trẻ.

Ngoài ra ung thư còn có khả năng xảy ra cao hơn ở những cá thể có bộ gen đột biến, vì thế trẻ em bị ung thư buồng trứng có tỷ lệ xảy ra cao hơn nếu trong gia đình có bà, hoặc mẹ, chị gái mắc bệnh này. Ung thư buồng trứng là hậu quả khi các gen này bị thay đổi về cấu trúc sau ảnh hưởng của những tác nhân bên ngoài. Vì thế có thể nói bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em là căn bệnh ngẫu nhiên, khó có thể phòng tránh hay nhận biết như người trưởng thành.

Bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em có chữa được không?

điều trị bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em
Phương pháp hóa trị đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh ung thư 

Ung thư buồng trứng ở trẻ em là căn bệnh có thể điều trị mang lại kết quả tốt nếu trẻ được theo dõi sớm. Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư khác nhau sẽ đem lại hiệu quả điều trị khác nhau. Khi điều trị từ giai đoạn 1 thì cơ hội sống của trẻ có thể lên đến 95%. Ngoài ra hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như sức khỏe của trẻ, tiền sử bệnh tật, phương pháp điều trị…

Các bác sĩ cũng khẳng định, ung thư buồng trứng ở trẻ em thuộc dạng u tế bào mầm, nên kết quả điều trị thường có tiên lượng tốt hơn so với các phân nhóm ung thư nguyên phát khác. Phương pháp hóa trị liệu có thể triệt tiêu được hoàn toàn những tế bào mầm hình thành khối u, nhưng quan trọng là bệnh nhân cần được điều trị từ giai đoạn đầu thì khả năng kiểm soát bệnh mới tốt. Tuy nhiên do trẻ em có nền tảng sức khỏe yếu, mà điều trị ung thư là một quá trình lâu dài nên các bé thường bị yếu sức, từ đó kết quả điều trị không được như mong đợi.  

Đối với những trẻ mới phát hiện bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 1, trẻ sẽ được hướng dẫn điều trị bảo tồn chức năng sinh sản đê giảm tải bớt những ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết của trẻ. Nếu được điều trị tốt thì tỷ lệ tái phát bệnh ở giai đoạn này thấp, chỉ khoảng 15-20%. Phương pháp phẫu thuật ít khi được áp dụng cho trẻ em vì rủi ro cao, do trong quá trình phẫu thuật ung bướu của thể vỡ và tràn dịch, gây viêm nhiễm các cơ quan khác.

Trong ung thư buồng trứng ở trẻ em nói riêng và đối với bệnh nhân ung thư nói chung, nếu phát hiện bệnh càng muộn thì tỷ lệ sống càng thấp. Nếu như khối u đã di căn đến những cơ quan khác thì điều trị chỉ nhằm kéo dài sự sống chứ không triệt tiêu được hoàn toàn khối u.

Biện pháp điều trị ung thư buồng trứng ở trẻ em

Để chọn lọc ra phương pháp điều trị ung thư buồng trứng ở trẻ em phù hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng nghiêm trọng của khối u và sức khỏe của trẻ. Trong đó phương pháp điều trị bả tồn, hoá trị và xạ trị được áp dụng phổ biến nhất. Cụ thể từng phương pháp được áp dụng cho những trường hợp cụ thể:

Điều trị ung thư buồng trứng bảo tồn

Điều trị bảo tồn thường chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhân bị ung thư giai đoạn đầu, khi các tế bào ác tính chưa được hình thành. Trong giai đoạn này, trẻ bị bệnh cần được theo dõi thường xuyên để bác sĩ có thể nắm bắt được mức độ phát triển của khối u. Phương pháp điều trị bảo tồn được đánh giá là hình thức điều trị an toàn, có thể bảo toàn chức năng của cơ quan sinh sản.

Song song với theo dõi bởi bác sĩ, gia đình cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ , đồng thời tạo thói quen để trẻ chơi thể thao rèn luyện sức khỏe. Quan trọng hơn hết, phụ huynh nên giúp bé giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ trong quá trình điều trị sẽ giúp mang đến kết quả tốt đẹp nhất.

Phương pháp hóa trị 

Hóa trị là hình thức điều trị sử dụng thuốc/hóa chất để tiêu diệt sự hình thành các tế bào ung thư ác tính. Phương pháp điều trị này được áp dụng chữa ung thư buồng trứng ở trẻ em giai đoạn muộn, khi các tế bào ác tính bắt đầu phát triển và di căn.

Hóa trị là một phương pháp điều trị toàn thân, khi hóa chất được di chuyển khắp trong hệ thống máu kiểm soát sự phát triển của các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh. Nhóm hóa chất có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư tại khu vực buồng trứng nguyên phát và ngăn nguy cơ hình thành khối u ở những vùng bị di căn.  

  • Hóa trị ung thư biểu mô buồng trứng: Phương pháp điều trị ung thư biểu mô được phân thành 3 – 6 chu kỳ điều trị.  Những loại thuốc (hợp chất bạch kim) được sử dụng để ngăn cản sự phát triển của tế bào. Tùy thuộc vào diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nhiều loại thuốc cùng lúc hoặc sử dụng một nhóm thuốc riêng lẽ.
  • Hóa trị trong phúc mạc (IP): Hình thức hóa trị phúc mạc phổ biến được áp dụng trong điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn III, hoặc điều trị hỗ trợ sau khi phẫu thuật loại bỏ u lớn, chỉ còn lại các u ác tính nhỏ. Hiệu quả hóa trị phúc mang tương đối cao, nhưng đồng thời phương pháp cũng gây ra những ảnh hưởng phụ gây mệt mỏi cho trẻ như, tình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Hóa trị cho khối u tế bào mầm buồng trứng: Được áp dụng cho đa số các trường hợp ung thư buồng trứng ở trẻ em do tế bào mầm gây ra. Hóa trị điều trị tế bào mầm có thể sử dụng nhiều loại hóa chất cùng lúc như: TIP (paclitaxel / Taxol, ifosfamide và cisplatin / Platinol), VeIP (vinblastine, ifosfamide và cisplatin / Platinol), VIP (etoposide / VP-16, ifosfamide và cisplatin / Platinol) và VAC (vincristine, dactinomycin và cyclophosphamide)

Các kỹ thuật xạ trị

Bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khối u mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ

Xạ trị là phương pháp điều trị bằng tia bức xạ, hình thức điều trị này có thể mang lại những ảnh hưởng tích cực với hiệu quả điều trị đạt tuyệt đối. Tuy nhiên xạ trị có thể gây ra những ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là tác dụng phụ ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn tiêu hóa… Những triệu chứng cấp tính thường biến mất sau khi quá trình xạ trị kết thúc. Trong quá trình điều trị xạ trị, bác sĩ sẽ sử dụng bức xạ năng lượng cao từ tia X, tia gamma để triệt tiêu tế bào ung thư và giúp làm thu nhỏ khối u.

Xạ trị gồm xạ trị ngoài và xạ trị trong, đối với trẻ em bị ung thư buồng trứng sẽ được xạ trị ngoài. Thông thời mỗi đợt điều trị kéo dài trong nhiều tuần, kết hợp điều trị hồi phục sau chấn thương bức xạ. Khi thực hiện điều trị, phụ huynh cũng như trẻ bị bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ định cụ thể theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý kết thúc điều trị sớm để tránh những biến chứng phát sinh không mong muốn

Phương pháp phẫu thuật

Điều trị ung thư buồng trứng bằng phương pháp phẫu thuật không thực sự phổ biến ở trẻ em. Ban đầu, phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ hết những khối u và niêm mạc nối liền tại buồng trứng. Phương pháp bóc tách cũng được thực hiện nếu bác sĩ nhận thấy các vùng khu vực có thiên hướng di căn tế bào ung thư buồng trứng.

Trong trường hợp ung thư đã tiến triển đến giai đoạn 3, các tế bào có dấu hiệu di căn thì phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ tối đa khối u. Sau khi điều trị bệnh nhân vẫn tiếp tục được chữa trị bằng hóa chất hoặc xạ trị để ngăn ngừa tái phát u ác tính. Phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của trẻ em, đồng thời phương pháp cũng không đảm bảo được hiệu quả điều trị triệt để.

Cách phòng ngừa ung thư buồng trứng ở trẻ em

Ung thư buồng trứng ở trẻ em không bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan như lối sống, môi trường, hay chế độ ăn uống mà bệnh chủ yếu đến từ di truyền, hoặc do các rối loạn về nội tiết, biến đổi gen. Vì thế nên cách phòng tránh bệnh tốt nhất là thăm khám sớm nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường. Đây gọi là sàng lọc ung thư nếu như trẻ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em
Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc là cách tốt nhất giúp phòng tránh bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ

Sàng lọc là những xét nghiệm, thăm khám lâm sàng giúp chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trước ở trẻ. Nhay cả khi trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào thì việc sàng lọc cũng đảm bảo mang đến tầm nhìn về khả năng mắc bệnh của trẻ trong tương lai. Cụ thể một số xét nghiệm được áp dụng để chẩn đoán ung thư buồng trứng ở trẻ em là  xét nghiệm máu tìm chỉ điểm CA 12-5, siêu âm hoặc sinh thiết…

Những đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sớm là trẻ em có nguy cơ di truyền bệnh ung thư từ cha mẹ. Thông qua các xét nghiệm đặc biệt sẽ giúp đưa ra kết quả nhận biết sớm những dấu hiệu hoặc nguy cơ  sớm của bệnh ung thư. Phụ huynh khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ ở trẻ nên chủ động đi khám giúp bé tầm soát ung thư sớm.

Bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em là một căn bệnh hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên đối với những gia đình từng có người mắc bệnh cần cảnh giác nguy cơ trẻ em bị bệnh trong tương lai. Tốt nhất cần có sự theo dõi, quan sát các biểu hiện của trẻ để đảm bảo những bất thường được chẩn đoán sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm: Tầm soát ung thư buồng trứng khi nào? Bao lâu/lần?

Ngày đăng 14:01 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Ung thư buồng trứng có mang thai được không? Ung thư buồng trứng có mang thai, sinh con được không?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản…

vòi trứng thông hạn chế Vòi trứng thông hạn chế là gì? Giải pháp nào để có thai?

Vòi trứng thông hạn chế cũng giống như tình trạng tắc vòi trứng không hoàn toàn. Tình trạng này có…

Nang cơ năng buồng trứng là gì, nguy hiểm không?

Nang cơ năng buồng trứng là dạng u nang lành tính và vô hại. Thông thường, nang cơ năng sẽ…

Triệu chứng xuất huyết nang buồng trứng & thông tin cần biết

Triệu chứng xuất huyết nang buồng trứng thường xảy ra khi trứng phóng noãn hoặc do u nang bị xoắn,…

Chữa đa nang buồng trứng bằng Đông y có thực sự hiệu quả?

Các bài thuốc chữa đa nang buồng trứng bằng Đông Y không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua