Ung thư buồng trứng có mang thai, sinh con được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên không hẳn tất cả những phụ nữ bị ung thư buồng trứng đều không thể làm mẹ. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, kịp thời phát hiện và điều trị thì người bệnh vẫn có thể mang thai và sinh sản khỏe mạnh.

Ung thư buồng trứng có mang thai được không?
Ung thư buồng trứng là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới

Ung thư buồng trứng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Bệnh ung thư buồng trứng là văn bệnh ác tính, có thể tiến triển âm thầm trong thời gian đầu và biến chứng di căn nhanh trong giai đoạn sau. Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của nữ giới, chịu trách nhiệm sản xuất trứng và phóng noãn bằng cách điều hòa các progesterone và estrogen. Vì thế bất kỳ thay đổi nào về chức năng của buồng trứng cũng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể của người phụ nữ và liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Buồng trứng đồng thời cũng là cơ quan chủ chốt quyết định khả năng mang thai và sinh sản của nữ giới.

Ung thư buồng trứng bao gồm những khối u ác tính phát triển ở buồng trứng. Chúng được hình thành từ những tế bào tự do phát triển đột biến. Tương tự như những dạng ung thư khác, ung thư buồng trứng nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ thể vì hệ miễn dịch tự nhiên không thể chống lại chúng. Những biểu hiện của ung thư buồng trứng trong giai đoạn đầu không dễ nhận biết, đa phần người bệnh phát hiện bệnh khi ung thư bắt đầu di chăn.

Ung thư buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng. Nếu như không điều trị sớm, những tế bào ác tính này sẽ phá hủy gần hết các mô và cơ quan xung quanh. Khi tế bào di căn sẽ gây suy đa tạng, vì thế ung thư ban đầu chỉ nằm tại buồng trứng nhưng sau đó bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Từ đó sức khỏe người bệnh suy yếu nhanh chóng, thời gian sống cũng rút ngắn sau từng giai đoạn.

Bệnh ung thư buồng trứng có tỷ lệ xảy ra cao ở những gia đình có bệnh sử ung thư vú.  Di truyền một đột biến gen trong cơ thể ở người mẹ sang con có tỷ lệ khoảng 50%.  Lúc này các tế bào bình thường có khả năng phát triển thành bào ung thư hình thành khối u ác tính tại cơ quan này.

Ung thư buồng trứng có mang thai, sinh con được không?

Ung thư buồng trứng có mang thai được không?
Mức độ ung thư buồng trứng ở giai đoạn nhẹ và được kiểm soát tốt thì quá trình mang thai vẫn có thể xảy ra

Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng vẫn có khả năng mang thai và sinh con với điều kiện bệnh chưa di căn và tế bào ung thư được kiểm soát tốt. Thực tế tùy thuộc vào giai đoạn ung thư mà tỷ lệ mang thai của mỗi bệnh nhân khác nhau. Ở những bệnh nhân đã có dấu hiệu suy nhược, suy tạng, nếu mang thai khi điều trị bệnh song song sẽ mang đến nhiều rủi ro trong thai kỳ. 

Đối với những bệnh nhân mới phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, khối u ung thư mới hình thành ở một bên buồng trứng, các tế bào ung thư chưa phát triển vượt giới hạn thì nữ giới vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ được thực hiện cắt bỏ một bên buồng trứng, bên còn lại được chăm sóc tăng cường để thực hiện chức năng sinh sản. Nếu như bệnh nhân được điều trị hóa trị liệu, xạ trị và có nguyện vọng mai thai, hoặc đang mang thai có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.

Nhìn chung phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu và giai đoạn hai vẫn có cơ hội mang thai và sinh con. Tuy nhiên trong thai kỳ cần có sự theo dõi sát sao và thực hiện các kiểm tra định kỳ theo đúng quy định của bác sĩ. Đồng thời trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra sự phát triển của khối u để kiểm soát nguy cơ bị tái phát, di căn sau khi người bệnh sinh nở. 

Nếu như ung thư có dấu hiệu di căn sang bên buồng trứng còn lại, bác sĩ bắt buộc phải cắt bỏ 2 buồng trứng. Lúc này nữ giới không còn khả năng sinh sản tự nhiên do cơ quan sản xuất trứng bị loại bỏ, nhưng thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo phụ nữ vẫn có thể mang thai. Đồng thời khi cắt bỏ buồng trứng, nội tiết nữ cũng bị rối loạn và ảnh hưởng đến các chức năng vận hành những cơ quan khác. Vì thế khả năng mang thai với những trường hợp bệnh nhân trong giai đoạn này cũng rất thấp.

Những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 trở đi thường không được khuyến khích mang thai vì nhiều nguy hiểm tiềm ẩn đối với cả người mẹ và thai kỳ. Nếu như những tế bào ác tính đã di căn đến những cơ quan khác, bắt buộc bệnh nhân phải điều trị suy đa tạng, việc hóa trị và xạ trị, sử dụng thuốc với số lượng hóa chất dày đặc sẽ giúp kéo dài sự sống người bệnh. Nếu như người phụ nữ đã mang thai mới phát hiện mình mắc bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp để bảo vệ thai nhi trước những tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Cơ hội mang thai sau khi cắt 1 bên buồng trứng?

Ung thư buồng trứng có mang thai được không?
Phụ nữ vẫn có khả năng mang thai khi chỉ còn 1 bên buồng trứng hoạt động

Buồng trứng là cơ quan “đầu não” quyết định khả năng thụ thai thành công của nữ giới. Buồng trứng phóng noãn và điều hòa hoạt động nội tiết tố nữ. Chỉ khi hoạt động phóng noãn này diễn ra thì kinh nguyệt mới xuất hiện, và khi kết hợp với trứng sẽ giúp quá trình thụ thai diễn ra thành công. Với phụ nữ đã cắt bỏ một bên buồng trứng, do ung thư, viêm buồng trứng hay nguyên nhân nào khác thì khả năng mang thai sẽ giảm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Nếu 2 buồng trứng khỏe mạnh, khả năng thụ thai thành công là 80 – 90% thì khi bắt bỏ một bên buồng trứng, tỷ lệ này giảm còn 50%. Do cấu tạo tự nhiên của cơ quan sinh sản nữ giới bao gồm 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng hoạt động tách biệt. Vì thế khi cắt bỏ một bên buồng trứng, buồng trứng và ống dẫn trứng còn lại vẫn có thể diễn ra quá trình thụ thai bình thường để hình thành phôi thai.

Thông thường tỷ lệ phụ nữ bị ung thư buồng trứng phải cắt bỏ một bên buồng trứng mang thai thành công từ 30%. Một số phương pháp hỗ trợ được thực hiện để tăng cường chức năng buồng trứng tùy thuộc theo mức độ khó thụ thai của người phụ nữ. Ngược lại đối với phụ nữ đã cắt bỏ 2 bên buồng trứng sẽ không thể sản xuất được noãn bào, vì thế chị em không thể mang thai tự nhiên. Có nhiều phương pháp đáp ứng được nguyện vọng mang thai khi thiếu chức năng buồng trứng, như thụ tinh trong ống nghiệm và cấy phôi trực tiếp vào tử cung người phụ nữ.

Mặc dù thụ tinh trong ống nghiệm có thể thành công hoặc không sau lần thực hiện đầu tiên, nhưng vẫn có thể mang  lại hi vọng làm mẹ cho nhiều người. Quan trọng nhất là cần đảm bảo cơ thể và tình trạng sức khỏe của người phụ nữ có thể tiếp nhận tốt sự phát triển của phôi, và đáp ứng điều kiện phát triển của thai nhi trong thời gian mang thai. Bởi nhiều trưởng hợp đậu thai thành công, tuy nhiên do sức khỏe người mẹ không đảm bảo gây ra nhiều rủi ro cho thai nhi.

Trong trường hợp cắt bỏ một hoặc hai bên buồng trứng mà vẫn có nguyện vọng mang thai, nữ giới cần tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được những tham vấn chuyên môn đúng đắn nhất.

Bệnh nhân ung thư buồng trứng muốn mang thai, sinh con nên lưu ý gì?

Ung thư buồng trứng có mang thai được không?
Phụ nữ sau điều trị ung thư buồng trứng cần nhận sự theo dõi của bác sĩ trong quá trình chuẩn bị mang thai

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, do đó mọi “nhất cử nhất động” của người bệnh đều cần thiết có sự cho phép của bác sĩ điều trị. Trong trường hợp bệnh ở mức nhẹ và được kiểm soát tốt, bạn sẽ được theo dõi cụ thể để quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ và an toàn. Những nguyên tắc quan trọng người bệnh nên  lưu ý bao gồm:

  • Theo dõi và thực hiện lịch tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị chuyên khoa để được hỗ trợ chữa bệnh và kiểm soát các nguy cơ biến chứng. Trong trường hợp bệnh nhân có nguyện vọng mang thai, cần điều trị bệnh khỏi hẳn và phòng ngừa biến chứng để tránh tái phát bệnh trong khi mang thai.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất, bao gồm những loại thực phẩm giàu nguồn protein, Vitamin A, C, E, đồng thời hạn chế hàm lượng cholesterol từ động vật và thức ăn nhanh. Nữ giới không nên dùng thường xuyên các loại thực phẩm giàu estrogen để phòng tái bệnh ung thư buồng trứng.
  • Người bệnh không nên căng thẳng về tình trạng bệnh, cần giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực để đối phó với bệnh tật. Thường xuyên luyện tập thể thao và duy trì những bộ môn luyện tập hỗ trợ tinh thần sẽ giúp hạn chế sự hình thành của những tế bào ác tính.

Không sinh con có làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng?

Một số thông tin cho rằng phụ nữ không sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Các bác sĩ nhận định mặc dù việc mang thai có thể làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và cổ tử cung, tuy nhiên điều này không phản ánh tỷ lệ mắc bệnh nếu phụ nữ không trải qua sinh nở.  Ung thư buồng trứng hiếm khi xảy ra trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, do khi mang thai và cho con bú, buồng trứng ngừng rụng trứng. Ngoài ra những thay đổi rối loạn nội tiết ít khi xảy ra trong thời gian này, vì thế buồng trứng không có cơ hội sản sinh các tế bào tự do gây ung thư.

Ở phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, chu kỳ rụng trứng chậm đến hơn và các tế bào tự do có thể hình thành giữa những chu kỳ nên khả năng mắc bệnh tăng cao. Khi không sinh con, mặc dù hàng tháng vẫn xảy ra hiện tượng rụng trứng, sau đó buồng trứng cần thời gian sản sinh tế bào mới nhưng đồng thời vẫn có thể đột biến thành những tế bào ung thư hóa, từ đó làm tăng tỷ lệ phát bệnh ung thư buồng trứng. 

Để tầm soát nguy cơ ung thư buồng trứng, nữ giới trong giai đoạn sau 30 tuổi cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm. Bằng các thủ thuật khám phụ khoa và xét nghiệm chuyên sâu sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá về khả năng mắc bệnh trong tương lai. Nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời sẽ bảo vệ được chức năng của buồng trứng và duy trì khả năng sinh sản cho người bệnh. 

Trên đây là những thông tin làm rõ hơn về vấn đề ung thư buồng trứng có mang thai, sinh con được không. Khi mắc bệnh ung thư buồng trứng không có nghĩa là bạn sẽ không được làm mẹ. Sự phát triển của y học hiện đại cho phép bác sĩ điều trị đưa ra nhiều phương án giúp người bệnh có thể thực hiện nguyện vọng của mình. Quan trọng nhất là người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đi đúng hướng và cải thiện được bệnh tình.

Có thể bạn quan tâm: Bị ung thư buồng trứng nên ăn và kiêng gì giảm bệnh?

NHIỀU NGƯỜI CÙNG QUAN TÂM ĐẾN

Ngày đăng 11:59 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
bệnh ung thư buồng trứng có lây không Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Khi phát hiện và điều trị muộn, ung thư buồng trứng có thể khiến sức khỏe suy yếu nhanh chóng…

Mổ u nang buồng trứng nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người Vừa Mổ U Nang Buồng Trứng Xong Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt?

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ u nang buồng trứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình…

Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị

Viêm buồng trứng là một trong những biến chứng của bệnh quai bị do virus gây ra. Mặc dù tỉ…

Đa nang buồng trứng là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Đa nang buồng trứng (PCOS) là hội chứng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ đang trong độ tuổi…

U nang bì buồng trứng là gì, nguy hiểm không, làm sao chữa?

U nang bì buồng trứng là tình trạng khối u có cấu tạo bao gồm bã nhờn, xương, tóc, răng,...…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua