Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tủy Răng Có Thật Sự Tốt?

Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng là một trong những giải pháp trị bệnh được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, loại thuốc này có thực sự hữu hiệu và an toàn không? Việc dùng kháng sinh chữa viêm tủy răng cần tuân theo những nguyên tắc nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về viêm tủy răng

Viêm tủy răng là tình trạng vi khuẩn tấn công xâm nhập sâu vào bên trong buồng tủy răng và phát sinh viêm nhiễm. Viêm tủy răng được chia làm 2 giai đoạn chính gồm: viêm tủy răng có hồi phục và không hồi phục, hoại tủy, chết tủy dựa theo mức độ viêm cùng các triệu chứng kèm theo.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng vi khuẩn tấn công vào buồng tủy và gây những rủi ro biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Một trong những nguyên nhân gây viêm tủy răng phổ biến nhất là do sâu răng kéo dài không điều trị, ban đầu vi khuẩn kết hợp với các mảng bám, axit làm mòn men răng, sau đó làm lộ ngà răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào trong tủy răng thông qua lỗ sâu tại cuống răng. Ngoài ra, một số yếu tố tác động vật lý, răng mẻ, gãy, vỡ, thói quen môi trường thay đổi áp suất… cũng có thể dẫn đến viêm tủy răng. 

Những cơn đau nhức do viêm tủy răng vô cùng dữ dội và gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn uống, sinh hoạt và đời sống tinh thần của người bệnh. Có rất nhiều giải pháp điều trị viêm tủy răng, điển hình như dùng thuốc (thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau…) hoặc áp dụng các thủ thuật nha khoa chuyên sâu. Để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả tốt nhất người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và tư vấn giải pháp xử lý phù hợp. 

Các loại thuốc kháng sinh trị viêm tủy răng phổ biến

Chữa viêm tủy răng bằng thuốc kháng sinh là một trong những giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát viêm nhiễm nói riêng và ổn định sức khỏe răng miệng nói chung. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh trị viêm tủy răng cơ bản phổ biến trên thị trường:

Nhóm thuốc kháng sinh giảm đau

Để giảm nhanh những cơn đau nhức dữ dội do viêm tủy răng gây ra, người bệnh thường được kê đơn một số loại thuốc sau: 

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Nhóm thuốc giảm đau gồm Paracetamol, Efferalgan là các loại thuốc giúp giảm sưng, đau do viêm tủy răng

Paracetamol

Đây là loại thuốc giảm đau răng do viêm tủy răng được dùng phổ biến. Thuốc này được dùng nhằm mục đích giảm đau, chống sưng viêm và hỗ trợ diệt trừ vi khuẩn. Nhiều người hiểu lầm việc dùng Paracetamol có tác dụng trị bệnh nhưng thực chất loại thuốc này chỉ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, hoàn toàn không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. 

Mặc dù loại thuốc này có thể dùng không kê đơn nhưng cần lưu ý tránh lạm dụng quá mức. Thận trọng khi dùng cho những người có tiền sử tim mạch hoặc mắc các bệnh về gan thận. Liều dùng cơ bản cho người viêm tủy răng thường là 325 – 650mg/ lần, mỗi lần uống cách nhau 2 – 4 tiếng hoặc 500mg/ lần, mỗi lần cách nhau 6 – 8 tiếng. 

Efferalgan

Efferalgan cũng có tác dụng giảm đau viêm tủy răng hiệu quả, được điều chế dưới dạng viên sủi dễ sử dụng. Tương tự như Paracetamol, Efferalgan chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức hoặc hạ sốt do viêm tủy răng gây ra, hoàn toàn không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, công dụng cũng chỉ mang tính chất tạm thời, cơn đau vẫn sẽ quay trở lại khi thuốc hết tác dụng. 

Nhóm thuốc kháng sinh diệt khuẩn

Những trường hợp viêm tủy răng do nhiễm khuẩn, tùy theo mức độ viêm nhiễm mà chuyên gia sẽ chỉ định cho bạn sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp. Dưới đây là một số loại kháng sinh phổ biến: 

1. Clindamycin

Clindamycin là loại thuốc chữa viêm tủy răng được dùng phổ biến nhất. Thuốc có công dụng chính là ức chế và ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây ra viêm nhiễm. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng viêm và thuyên giảm mức độ bệnh lý. Loại thuốc này thường được các chuyên gia chỉ định sử dụng thay cho các trường hợp dị ứng hoặc kháng thuốc Penicillin. 

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Clindamycin là loại thuốc chữa viêm tủy răng được ưu tiên ử dụng phổ biến nhất

Liều dùng Clindamycin dùng để chữa viêm tủy răng được khuyến cáo là 300 – 600mg/ lần, mỗi lần dùng cách nhau 8 tiếng. Hoặc tùy theo tình trạng thực tế của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định liều dùng cho phù hợp. Lưu ý, chống chỉ định dùng Clindamycin cho người bị đau dạ dày hoặc dị ứng với một số thành phần trong thuốc. 

2. Penicillin/ Amoxicillin

Đây cũng là một trong những nhóm kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị nhiễm khuẩn nói chung và chữa viêm tủy răng nói riêng. Loại thuốc này có phát huy công dụng dựa trên cơ chế duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể ở mức ổn định. Một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng còn được chỉ định dùng kết hợp Amoxicillin + Acid Clavulantate để tiêu diệt các vi khuẩn cứng đầu chuyên chống kháng sinh. 

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Penicillin/ Amoxicillin thường dùng cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao

Loại thuốc này có chứa hoạt chất kháng sinh khá mạnh nên chỉ được sử dụng sau khi đã ăn no nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Liều dùng nhóm thuốc này như sau:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên 625mg. 
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 80mg/ kg. 

Lưu ý, thuốc kháng sinh này thường dễ gây ra tác dụng phụ dị ứng. Do đó, những người bị viêm tủy răng có tiền sử dị ứng hoặc dị ứng trong khi sử dụng thuốc nên chủ động thông báo cho bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn/ 

3. Azithromycin

Những người bị viêm tủy răng nặng với sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn sẽ được cân nhắc chỉ định dùng Azithromycin để ức chế sự phát triển của chúng. Đặc biệt, đối với những người bị viêm tủy răng do nghiện hút thuốc lá, việc sử dụng Azithromycin còn đem lại tác dụng giảm viêm, sưng nướu răng nhanh chóng. 

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Azithromycin là loại kháng sinh thường dùng cho người bị viêm tủy răng nặng nhưng dị ứng với Penicillin hoặc Clindamycin

Ngoài ra, loại thuốc này cũng được cân nhắc sử dụng với những trường hợp người bệnh dị ứng hoặc đáp ứng sử dụng nhóm thuốc Clindamycin hoặc Penicillin. Liều dùng Azithromycin được khuyến cáo là 500mg, uống sau 24 giờ và dùng liên tục trong vòng 3 ngày. 

4. Metronidazole

Cuối cùng trong danh sách các loại kháng sinh trị viêm tủy răng là Metronidazole với khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại vi khuẩn kỵ khí. Nhờ đó giúp ức chế viêm nhiễm lây lan và kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Metronidazole cần hết sức thận trọng vì có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng gây hại cho sức khỏe của người bệnh như suy gan, suy thận… 

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Metronidazole với khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại vi khuẩn kỵ khí gây viêm tủy răng

Liều dùng Metronidazole an toàn được khuyến cáo cho người bị viêm tủy răng là 7.5mg/ kg. lần, mỗi lần dùng cách nhau 6 tiếng. 

Điều trị viêm tủy răng bằng thuốc kháng sinh có hại cho sức khỏe không?

Dùng kháng sinh điều trị viêm tủy răng là giải pháp đem lại hiệu quả cao. Nhưng song song đó thuốc còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Tuy việc dùng thuốc kháng sinh cũng đã được bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, nhưng người bệnh vẫn có thể đối mặt với một số tác hại sau đây: 

1. Tiêu diệt các lợi khuẩn trong cơ thể

Kháng sinh trị viêm tủy răng đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, sưng đau. Nhưng đồng thời khi vào trong cơ thể, nó sẽ tiêu diệt luôn cả các loại vi khuẩn có lợi. Hậu quả là gây ra hàng loạt những vấn đề thay đổi ở đường ruột, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, khoang miệng có mùi kim loại… Đối với trẻ em dùng kháng sinh diệt khuẩn có thể làm tăng nguy cơ béo phì. 

Chính vì vậy, việc sử dụng kháng sinh luôn được bác sĩ chỉ định điều trị ngắn ngày, tối đa trong vòng 1 tuần, Tuyệt đối không nên lạm dụng quá liều hoặc sử dụng trong thời gian dài để hạn chế tình trạng diệt hết các lợi khuẩn trong cơ thể. 

2. Tác động tiêu cực đến các nội tạng

Hoạt chất kháng sinh mạnh giúp diệt vi khuẩn gây viêm. Nhưng đồng thời cũng chính chất này gây ra những tác động tiêu cực đến chức năng gan, thận và phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chẳng hạn như suy gan, suy thận, rối loạn chức năng gan, thận, men gan tăng dẫn đến hủy hoại các tế bào gan… Đối với trẻ nhỏ sử dụng kháng sinh rất dễ gây ra rủi ro này do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu kém. 

3. Tăng nguy cơ kháng thuốc

Lạm dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Điều này gây ra hệ lụy rất đáng lo ngại chính là khi bệnh tái phát trở lại, việc tiếp tục dùng kháng sinh để điều trị viêm tủy răng sẽ không còn đem lại hiệu quả nữa. Lúc này, quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp, kéo dài và dễ gây biến chứng nặng hơn những lần trước. 

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Lạm dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau

4. Ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch

Một số trường hợp phản ánh rằng sau một thời gian sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng làm phát sinh các vấn đề về tim mạch như nhịp tim không ổn định, giảm huyết áp… Vì vậy, nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh lý về tim hay huyết áp thất thường, tốt nhất nên trao đổi kỹ với chuyên gia, bác sĩ để có chỉ định dùng thuốc phù hợp. 

5. Tăng nguy cơ sốc phản vệ

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng chính là sốc phản vệ. Nguy cơ này thường xảy ra phổ biến khi thực hiện tiêm Penicillin dẫn đến sốc thuốc. Hiện tượng này gọi là sốc ngược khi cơ thể kích hoạt cơ chế phản ứng lại với các thành phần trong thuốc. Đây là rủi ro ít gặp, chỉ một số người có cơ địa dị ứng sẵn mới gặp phải. 

Dùng kháng sinh có dứt điểm được viêm tủy răng hay không?

Như đã biết, thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng được sử dụng nhằm mục đích diệt khuẩn, chống nhiễm trùng lây lan và hỗ trợ giảm đau nhức, sưng viêm cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi thương tổn. Mỗi loại kháng sinh sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau dựa trên các thành phần hoạt chất chính, việc dùng thuốc nào trong từng trường hợp cụ thể sẽ dựa vào mức độ viêm tủy răng và các triệu chứng đi kèm. 

Với những trường hợp nhẹ và điều trị bằng thuốc sẽ giúp cải thiện rõ rệt mức độ bệnh chỉ sau 7 – 14 ngày. Tuy nhiên, để điều trị triệt để viêm tủy răng nhưng chỉ dùng kháng sinh là chưa đủ. Người bệnh còn phải tuân thủ những chỉ định trong việc áp dụng các thủ thuật nha khoa, đặc biệt là trong trường hợp viêm tủy nặng, chết tủy thì dù cho có dùng thuốc gì cũng sẽ không điều trị hết được. 

Do đó, tốt nhất người bệnh viêm tủy răng cần chủ động thăm khám tại nha khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và tư vấn giải pháp điều trị kịp thời. Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch tủy, chữa trị và phục hồi chức năng tủy trước, sau đó hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ tủy khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, có thể nhổ bỏ răng và trồng răng mới nếu cần thiết. 

Một số giải pháp chăm sóc hỗ trợ điều trị viêm tủy răng hiệu quả

Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng, người bệnh cũng nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị như sau: 

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách hỗ trợ điều trị và giải pháp dự phòng tái phát viêm tủy răng tốt nhất
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng ít nhất 2 – 3 lần/ ngày, cạo lưỡi, dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước muối thường xuyên… là những cách tốt nhất để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây viêm tủy răng. Chải răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng/ nước súc miệng lành tính, không chứa các chất bào mòn… 
  • Điều chỉnh thực đơn ăn uống: Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có đường, trái cây có tính axit, chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas… Thay vào đó nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, củ quả, trái cây giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất… để giúp răng miệng khỏe mạnh. 
  • Chế độ sinh hoạt: Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh stress căng thẳng kéo dài, rèn luyện thể chất đều đặn… tăng cường sức đề kháng tự nhiên chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. 
  • Tận dụng các mẹo dân gian: Bên cạnh các biện pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh viêm tủy răng cũng có thể sử dụng một số loại dược liệu tự nhiên có khả năng chống viêm, sát khuẩn và giảm sưng đau như tỏi, hành tây, nghệ, gừng, lá chuối… Những mẹo này dù chỉ có tác dụng hỗ trợ nhưng cũng phần nào giúp bạn dễ chịu hơn trong quá trình trị bệnh. 
  • Thăm khám định kỳ: Đến nha khoa thăm khám định kỳ 1 – 2 lần/ năm hoặc tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ. Việc này giúp theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe răng miệng và tầm soát các bệnh lý liên quan, có hướng điều trị sớm, kịp thời và đúng cách. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng và những điều lưu ý về cách sử dụng. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp quý bạn đọc có thêm sự hiểu biết trong việc dùng thuốc đúng đắn để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:21 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:21 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Nhiễm trùng tủy răng Nhiễm Trùng Tủy Răng Là Thế Nào? Những Ai Dễ Bị Bệnh?
Nhiễm trùng tủy răng là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Bệnh…
Viêm tủy răng số 6, số 7 xảy ra khi phần tủy của răng bị tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng Viêm Tủy Răng Số 6,7: Biểu Hiện và Ảnh Hưởng Gây Ra

Viêm tủy răng số 6, 7 là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là 2…

Phương pháp đặt thuốc diệt tủy răng chỉ thích hợp thực hiện khi bà bầu mang thai 3 tháng giữa Đặt Thuốc Diệt Tủy Răng Khi Mang Thai Có Gây Hại Không?

Đặt thuốc diệt tủy răng là phương pháp điều trị tủy răng được chỉ định cho trường hợp răng chưa…

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Chữa Viêm Tủy Răng Xong Vẫn Đau Nhức: Cách Khắc Phục

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức là tình trạng thường gặp ở nhiều người, có thể do nhiều…

Răng khôn bị viêm tủy Răng khôn (răng số 8) bị viêm tủy và Giai đoạn hình thành

Răng khôn bị viêm tủy là tình trạng không quá phổ biến vì không ai cũng cũng mọc răng khôn.…

Thuốc diệt tủy răng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định khi có chỉ định của bác sĩ Thuốc diệt tủy răng: Nên dùng khi nào? Làm gì khi nuốt phải?

Sử dụng thuốc diệt tủy răng là một trong những phương pháp điều trị tủy răng được nhiều người biết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua