Đặt Thuốc Diệt Tủy Răng Khi Mang Thai Có Gây Hại Không?

Đặt thuốc diệt tủy răng là phương pháp điều trị tủy răng được chỉ định cho trường hợp răng chưa chết tủy hoặc chết tủy một phần, phù hợp với người dị ứng thuốc tê, tiểu đường, cao huyết áp… Đau nhức răng có liên quan đến tủy là một trong những vấn đề mà bà bầu thường xuyên gặp phải. Vậy đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có gây hại không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Thuốc diệt tủy răng là gì? Khi nào được sử dụng? 

Thuốc diệt tủy răng là loại thuốc được sử dụng để điều trị tủy, có thành phần chính là Asen (thạch tín). Mặc dù đây là một chất độc hóa học nhưng các hợp chất của nó được điều chế và ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y học. Trong nha khoa, Asen được hòa tan và sử dụng với liều lượng nhỏ để điều chế ra thuốc đặt diệt tủy răng. Loại thuốc này được đặt vào răng để làm chết tủy từ từ một cách hoàn toàn trong 1 – 2 ngày.

Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có gây hại không là thắc mắc chung của nhiều người
Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có gây hại không là thắc mắc chung của nhiều người

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại thuốc diệt tủy răng là:

  • Thuốc diệt tủy có chứa Arsenic: Có thành phần chủ yếu là Anhydrit arsenic, Phenol và Cocain hydroclorid
  • Thuốc diệt tủy răng không chứa Arsenic: Có thành phần chủ yếu là Dicain, Paraformaldehyde, Dinatri etylen diamin tetraacetate, Phenol. 

Thực tế, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng thuốc diệt tủy răng để điều trị tủy. Loại thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, chủ yếu cho trường hợp răng chưa chết tủy hoặc chết tủy một phần. Nhất là với các đối tượng như người bị bệnh cao huyết áp, người mắc bệnh tiểu đường, người bị dị ứng thuốc tê. Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc độc nhóm A, sau khi đặt thuốc phải đợi từ 1 – 2 ngày thì thuốc mới phát huy hiệu quả. Do đó, nếu muốn đặt thuốc thì phải lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, các bác sĩ nhiều kinh nghiệm có thể kiểm soát tốt loại thuốc này. 

Thuốc diệt tủy răng tương đối nguy hiểm, nếu không được đặt đúng kỹ thuật khiến thuốc tràn ra ngoài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Đặt thuốc sai kỹ thuật làm tăng tình trạng viêm nhiễm khoang miệng
  • Nuốt phải thuốc làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và gây viêm họng
  • Dùng thuốc quá liều gây tổn thương mô mềm, viêm quanh răng, viêm nướu
  • Dùng thuốc không đúng cách khiến buồng tủy bị sung huyết, răng bị đổi màu, tụ máu bám trong ống ngà. 

Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có gây hại không? 

Viêm tủy răng, đau nhức răng có liên quan đến tủy là một trong những tình trạng xảy ra đặc biệt phổ biến ở bà bầu. Đây cũng là lý do khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có gây hại không. Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc Dân Tộc cho biết, đặt thuốc diệt tủy răng là phương pháp được cân nhắc sử dụng đối với trường hợp phụ nữ mang thai gặp vấn đề về tủy răng. 

Phụ nữ mang thai nên đặt thuốc diệt tủy thay vì điều trị tủy bằng phương pháp lấy tủy răng. Được biết, đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào sử dụng thuốc diệt tủy gây nguy hại cho bà bầu. Trong thông tin của nhà sản xuất cũng không đề cập đến khuyến cáo, chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đặt diệt tủy chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Bà bầu không được tự ý sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả của thuốc. 

Ngoài ra, việc đặt thuốc diệt tủy không thích hợp với bà bầu đang mắc các bệnh lý khác hoặc bị dị ứng với bất cứ thành phần nào cũng thuốc. Để xác định có thể đặt thuốc hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng rồi mới chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định thuốc đặt diệt tủy có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.

Nhìn chung, với thắc mắc đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có gây hại hay không thì câu trả lời chính là không nếu được sử dụng đúng cách bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Nếu bà bầu tự ý mua thuốc diệt tủy về sử dụng sẽ rất nguy hiểm vì Asen được xếp vào thuốc độc thuộc nhóm A. Việc dùng không đúng cách, không kiểm soát tốt thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, gây tổn thương đến các bộ phận khác của răng. 

Khi nào bà bầu có thể đặt thuốc diệt tủy răng?

Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai được đánh giá là an toàn, có thể cân nhắc thực hiện cho bà bầu. So với việc điều trị bằng cách lấy tủy, đặt thuốc diệt tủy không sử dụng thuốc gây tê nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Phương pháp này chỉ thích hợp với trường hợp bà bầu bị đau nhức răng chưa chết tủy hoặc chết tủy một phần. Trường hợp tủy hoại tử, chết tủy hoàn toàn thì không thể sử dụng thuốc đặt được nữa.

Phương pháp đặt thuốc diệt tủy răng chỉ thích hợp thực hiện khi bà bầu mang thai 3 tháng giữa
Phương pháp đặt thuốc diệt tủy răng chỉ thích hợp thực hiện khi bà bầu mang thai 3 tháng giữa

Việc điều trị bằng thuốc diệt tủy răng nên được thực hiện nếu bà bầu bị sâu răng nặng hoặc viêm tủy răng với các dấu hiệu như:

  • Đau nhức răng kéo dài, cơn đau xuất hiện bất chợt, có khi đau âm ỉ dai dẳng, có khi đau nhói, nhức khó chịu
  • Đau răng thường xuyên ảnh hưởng đến việc ăn uống, khiến mẹ bầu không ăn được, đặc biệt là khi phải nhai thức ăn
  • Đau lan tỏa, khó xác định vị trí, lan lên đầu, đau nhiều về đêm gây khó ngủ, mất ngủ
  • Ở phần chân răng có thể có mủ trắng, miệng có mùi hôi khó chịu dù chải răng thường xuyên
  • Răng có thể bị bể, mẻ, lung lay hoặc bị lộ tủy ra ngoài. 

Để điều trị tủy răng bằng cách lấy tủy, các bác sĩ có thể phải chụp x-quang răng để kiểm tra tình trạng răng. Tuy nhiên, kỹ thuật này được đánh giá là không tốt, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc điều trị tủy bằng thuốc diệt tủy vẫn là lựa chọn hàng đầu.

Thông thường, theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa và sản phụ khoa, thời điểm tốt nhất để mẹ bầu đặt thuốc diệt tủy là 3 tháng giữa của thai kỳ, tức tháng thứ 4, 5, 6. Lý do là lúc này, thai nhi đã tương đối ổn định và bắt đầu quen dần với cơ thể mẹ. Giai đoạn ốm nghén mệt mỏi khó chịu cũng đa qua, mẹ cũng đã có thể ăn uống tốt hơn nên sức khỏe cũng ổn định hơn. 

Một số lưu ý khi đặt thuốc diệt tủy khi mang thai 

Thực tế, so với cơn đau do bị viêm, hoại tử tủy, trong quá trình đặt thuốc, tủy răng vẫn sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu nhưng mức độ nhẹ, có thể chịu đựng được. Cũng có nhiều trường hợp, người được đặt thuốc diệt tủy hoàn toàn không có cảm giác đau đớn gì. Thuốc đặt tủy răng có thành phần chính là Asen, đây là chất độc nguy hiểm, do đó, mẹ khi đặt thuốc diệt tủy răng, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần đặc biệt thận trọng trong việc lựa chọn cơ sở nha khoa, bệnh viện để thăm khám và điều trị. Tốt nhất hãy đến những cơ sở lớn, uy tín, được đánh giá cao, bác sĩ, nha sĩ có đầy đủ giấy phép hành nghề, có danh tiếng cao.
  • Tuyệt đối không chữa tủy răng ở những trung tâm tự phát, hoạt động “chui”, chưa được cấp phép hoạt động để tránh tay nghề nha sĩ không đảm bảo, chất lượng thuốc đặt không tốt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nhiều rủi ro nguy hiểm khác.
  • Để phòng ngừa viêm tủy răng và các bệnh lý về răng miệng, mẹ bầu nên chải răng đều đặn 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng với nước muối pha loãng sau bữa ăn
  • Bà bầu cũng cần tránh xỉa răng bằng tăm nhọn, tốt nhất nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các vụn thức ăn thừa. 
  • Đặc biệt nên thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý về răng miệng. 

Tóm lại, đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai là phương pháp được cân nhắc thực hiện trong điều trị tủy răng. Việc áp dụng phương pháp này có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn phụ thuộc vào tay nghề, trình độ của bác sĩ và chất lượng của thuốc. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 14:54 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:38 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh viêm tủy răng không hồi phục Tuỷ Răng Bị Hoại Tử Là Do Đâu? Cách Kiểm Tra và Điều Trị

Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nặng của bệnh viêm tủy răng, khi người bệnh mắc viêm tủy…

Viêm chóp răng Viêm Chóp Răng: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán và Chữa Trị

Viêm chóp răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng dễ bị nhầm lẫn với sâu…

Đang cho con bú có lấy tủy răng được không? Đang Cho Con Bú Lấy Tủy Răng Được Không? Mẹ Nên Biết

"Đang cho con bú lấy tủy răng được không?" là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Thực tế,…

Diệt tủy răng thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục hoặc hoại tử tủy Diệt tủy răng là gì? Có gây ảnh hưởng không? Cần lưu ý gì?

Diệt tủy răng là một thủ thuật nha khoa cần thực hiện trong điều trị tủy với trường hợp tủy…

Răng bọc sứ bị viêm tủy Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy và Biện Pháp Xử Lý, Khắc Phục

Răng bọc sứ bị viêm tủy là một trong những hậu quả thường gặp từ việc bọc sai kỹ thuật…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua