Bệnh ménière (rối loạn thính lực): Dấu hiệu, cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bệnh ménière đặc trưng bởi các triệu chứng chóng mặt, mất thính giác và ù tai có nguyên nhân từ sự rối loạn tai trong. Cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

bệnh ménière
Bệnh ménière là thuật ngữ đề cập đến một rối loạn xảy ra ở tai trong

Bệnh ménière (rối loạn thính lực) là gì?

Bệnh ménière là một rối loạn của tai trong có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt, ù tai và mất thính giác. Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng này chỉ ảnh hưởng tới một bên tai.

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh ménière có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là những người trung niên từ 40 – 50 tuổi. Trong đó phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới.

1. Nguyên nhân

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vấn chưa thể xác định rõ nguyên nhân của bệnh ménière. Các triệu chứng của bệnh dường như là kết quả của sự xuất hiện một lượng chất lỏng bất thường ở tai trong nhưng lại không rõ căn nguyên của vấn đề này.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lỏng ở tai trong, có thể góp phần gây bệnh ménière bao gồm:

  • Dẫn lưu chất lỏng không đúng cách, có thể là do tắc nghẽn hay do bất thường giải phẫu.
  • Phản ứng miễn dịch bất thường.
  • Nhiễm virus
  • Yếu tố di truyền

2. Dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp mà bệnh ménière gây ra:

  • Các đợt chóng mặt lặp đi lặp lại: Người bệnh thường có cảm giác quay cuồng bùng phát và dừng lại một cách tự nhiên. Tình trạng này xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Chóng mặt có thể kéo dài từ 20 phút cho tới vài giờ nhưng không vượt quá 24 giờ.
  • Buồn nôn: Thường xảy ra trong trường hợp người bệnh bị chóng mặt nghiêm trọng.
  • Mất thính lực: Mất thính lực do bệnh ménière có thể xảy ra và tự biến mất từ rất sớm. Tuy nhiên theo thời gian, hầu hết người bệnh đều bị mất thính giác vĩnh viễn.
  • Ù tai: Người bệnh thường có cảm nhận về một âm thanh vo ve, huýt sáo, gầm rú hay rít ở trong tai.
  • Cảm giác đầy tai: Những người mắc bệnh ménière thường cảm thấy áp lực ở trong tai bị ảnh hưởng.
dấu hiệu bệnh ménière
Hình ảnh mô tả các triệu chứng đặc trưng của bệnh ménière (rối loạn thính lực)

Bệnh ménière có nguy hiểm không?

Bệnh ménière mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng nhưng lại làm phát sinh các cơn chóng mặt không thể đoán trước. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất thính giác vĩnh viễn, đây được cho là vấn đề khó khăn nhất của bệnh ménière.

Bệnh ménière có thể bất ngờ làm gián đoạn cuộc sống của người bệnh, gây mệt mỏi và căng thẳng. Đặc biệt tình trạng chóng mặt có thể khiến cho người bệnh bị mất thăng bằng, gia tăng nguy cơ té ngã và tai nạn.

Chẩn đoán bệnh ménière

Để có kết luận chính xác về bệnh ménière, bác sĩ cần dựa vào cả chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Cụ thể như sau:

1. Chẩn đoán xác định

Để đưa ra chẩn đoán xác định bác sĩ cần dựa vào kết quả lâm sàng, cận lâm sàng và đối chiếu trên tiêu chuẩn chẩn đoán.

– Lâm sàng:

Bệnh nhân mô tả triệu chứng điển hình với tai, điếc hoặc bị ù đặc một bên tai. Thông thường cơn chóng mặt sẽ kéo dài trong khoảng từ 15 phút cho tới vài giờ rồi từ từ thuyên giảm.

Ngoài ra, nhiều người bệnh còn bị buồn nôn khi tình trạng chóng mặt đạt tới mức cao nhất. Khi bị buồn nôn, cơn chóng mặt sẽ giảm bớt. Các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với chứng ăn không tiêu.

– Cận lâm sàng:

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một loạt các xét nghiệm chẩn đoán để kiểm tra khả năng thăng bằng và thính giác. Các xét nghiệm được đề cập có thể bao gồm:

  • Đo thính lực: Nhằm đánh giá mức độ phát hiện âm thanh ở các cao độ và âm lượng khác nhau. Đồng thời đánh giá mức độ phân biệt giữa các từ có âm tương tự. Những người mắc bệnh ménière thường gặp phải vấn đề khi nghe các âm tần số thấp hay tần số cao – thấp kết hợp trung bình.
  • Ảnh động nhãn đồ: Thử nghiệm này sẽ giúp kiểm tra chức năng thăng bằng dựa vào việc đánh giá chuyển động của mắt. Các cảm biến liên quan tới thăng bằng ở tai trong sẽ được liên kết với các cơ kiểm soát chuyển động của mắt. Kết nối này cho phép bạn có thể di chuyển đầu trong khi mắt vẫn tập trung vào 1 điểm.
  • Thử nghiệm ghế quay: Thử nghiệm này cũng đo chức năng tai trong bằng cách dựa trên chuyển động của mắt. Bạn sẽ được yêu cầu ngồi trên 1 chiếc ghế xoay được điểu khiển bằng máy tính. Tai trong sẽ bị ghế xoay kích thích.
  • Xét nghiệm tiền đình kích thích tiềm năng sinh cơ: Đây là thử nghiệm ngoài giúp chẩn đoán thì còn hỗ trợ theo dõi bệnh ménière. Nó cho thấy được những thay đổi đặc trưng của bên tai bị ảnh hưởng.
  • Hậu quang học: Bài kiểm tra trên máy tính này cho phép bác sĩ chẩn đoán bộ phận nào có thể thể gây ra vấn đề. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đeo dây an toàn, đứng bằng chân trần trên bệ và cần giữ thăng bằng ở các điều kiện khác nhau.
  • Kiểm tra xung đầu video: Thử nghiệm này sẽ dùng video để đo phản ứng của mắt với các chuyển động đột ngột. Trong khi bạn tập trung vào 1 điểm, đầu quay nhanh và không thể đoán trước được. Nếu mắt di chuyển khỏi mục tiêu quay ban đầu thì bạn đang có 1 phản xạ bất thường.
  • Điện tâm đồ: Thử nghiệm này giúp xác định xem có sự tích tụ bất thường của chất lỏng ở tai trong hay không.
  • Các xét nghiệm hình ảnh bổ sung: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI để loại trừ khả năng các vấn đề khác ménière làm phát sinh triệu chứng.
chẩn đoán bệnh ménière
Nên chủ động thăm khám bác sĩ khi phát hiện các triệu chứng bệnh ménière

– Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Năm 1972, Hiệp hội Tai Mũi Họng và Đầu Mặt Cổ Hoa Kỳ đã thông qua tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ménière. Bao gồm các nội dung sau:

  • Mất thính giác tiếp nhận tiến triển hoặc dao động.
  • Chóng mặt từng cơn kéo dài từ khoảng 20 phút cho đến 24 giờ nhưng không bị mất ý thức và có xuất hiện động mắt.
  • Ù đặc tai thường chỉ ở một bên.
  • Cơn chóng mặt thoái triển và bùng phát theo từng lúc.

2. Chẩn đoán phân biệt

Trong nhiều trường hợp, bệnh ménière cần phải được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Bao gồm:

  • U dây thần kinh VIII
  • Viêm dây thần kinh tiền đình
  • Suy động mạch thân nền
  • Migraine
  • Cơn chóng mặt kịch phát lành tính

Các phương pháp điều trị bệnh ménière

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu cho bệnh ménière. Các giải pháp được sử dụng nhằm mục đích làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất của các cơn chóng mặt. Đồng thời hạn chế tối đa mức độ suy giảm thính lực ở người bệnh.

1. Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng một số loại thuốc trong giai đoạn chóng mặt nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Các thuốc được kê toa có thể bao gồm:

  • Thuốc chống say tàu xe: Có thể là meclizine hoặc diazepam (Valium) giúp làm giảm cảm giác quay cuồng. Đồng thời kiểm soát tình trạng buồn nôn và nôn ói.
  • Thuốc chống buồn nôn: Thường được dùng phổ biến nhất là promethazine. Loại thuốc này giúp kiểm soát tốt tình trạng buồn nôn và nôn ói trong giai đoạn bị chóng mặt.
thuốc trị bệnh ménière
Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giúp cải thiện nhanh triệu chứng trong giai đoạn chóng mặt

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp cơ thể không giữ lại chất lỏng để làm giảm lượng chất lỏng trong tai. Các thuốc lợi tiểu thường được dùng phổ biến. Khi kê toa loại thuốc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hạn chế ăn mặn. Sự kết hợp này có thể giúp kiểm soát tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh ménière.

2. Các liệu pháp không xâm lấn

Trong một số trường hợp, người bệnh ménière có thể được hưởng lợi ích từ các liệu pháp không xâm lấn. Chẳng hạn như:

  • Phục hồi chức năng: Nếu người bệnh gặp các vấn đề về thăng bằng giữa những đợt chóng mặt thì liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình có thể hỗ trợ cải thiện khả năng thăng bằng.
  • Máy trợ thính: Dùng máy trợ thính có mục đích là để cải thiện khả năng nghe của người bệnh. Bác sĩ có thể giới thiệu người bệnh tới một chuyên gia thính học để được tư vấn đề những lựa chọn máy trợ thính phù hợp.
  • Liệu pháp áp lực dương: Đối với các chứng chóng mặt khó điều trị, liệu pháp áp lực dương sẽ được áp dụng. Liệu pháp này bao gồm việc tạo áp lực lên tai giữa nhằm làm giảm bớt sự tích tụ chất lỏng. Người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng máy tạo xung Meniett 3 lần/ ngày, mỗi lần 5 phút.

3. Chích tai giữa

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải chính thuốc vào tai giữa để làm giảm triệu chứng chóng mặt. Thuốc sau khi được tiêm vào tai giữa sẽ hấp thụ vào tai trong và phát huy tác dụng. Cần chú ý, việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Các thuốc được tiêm có thể bao gồm:

  • Gentamicin: Đây là một loại kháng sinh gây độc cho tai trong bị ảnh hưởng, làm giảm chức năng cân bằng của tai. Lúc này, tai còn lại sẽ đảm nhận nhiệm vụ giữ thăng bằng. Tuy nhiên, thuốc Gentamicin có nguy cơ làm mất thính giác nặng nề hơn.
  • Steroid: Loại được dùng phổ biến nhất là Dexamethasone có thể giúp kiểm soát cơn chóng mặt. Thuốc này mặc dù kém hiệu quả hơn Gentamicin nhưng lại ít gây ra rủi ro hơn.

4. Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, việc điều trị bảo tồn sẽ không mang lại kết quả khả quan. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc và yêu cầu người bệnh phẫu thuật. Các thủ thuật can thiệp ngoại khoa có thể bao gồm:

điều trị bệnh ménière
Trong một số trường hợp, người bị bệnh ménière có thể cần thực hiện phẫu thuật
  • Phẫu thuật cắt túi nội mạc: Phần tai chịu trách nhiệm tái hấp thu chất lỏng sẽ được mở ra và dẫn lưu. Trước hết người bệnh sẽ được gây mê để không cảm thấy đau đớn khi thực hiện phẫu thuật. Có thể người bệnh cần ở qua đêm tại bệnh viện để theo dõi sau phẫu thuật.
  • Cắt dây thần kinh tiền đình: Bác sĩ sẽ giải phẫu thần kinh để thực hiện thủ thuật này. Người bệnh có thể cần thời gian nằm viện lâu hơn, lên tới khoảng 5 – 6 ngày. Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ phá hủy dây thần kinh gửi tín hiệu về sự cân bằng tới não. Điều này giúp ngăn chặn các tín hiệu gây chóng mặt cho người bệnh.
  • Cắt bỏ mê đạo tai: Với thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần cân bằng của tai trong. Theo đó, cả chức năng cân bằng và thính giác từ tai bị ảnh hưởng sẽ bị loại bỏ. Thủ thuật này chỉ được thực hiện khi người bệnh bị mất thính lực gần như toàn bộ.

5. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Trên thực tế, việc chăm sóc tốt tại nhà có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh ménière. Cần chú ý tới các vấn đề sau đây:

  • Ngồi hoặc nằm xuống khi thấy chóng mặt: Trong giai đoạn bị chóng mặt, người bệnh cần tránh những yếu tố có thể khiến triệu chứng tồi tệ hơn. Chẳng hạn như chuyển động đột ngột, xem tivi, đọc sách hay đèn sáng. Nên cố gắng nằm nghỉ ngơi và tập trung vào một vật thể không chuyển động.
  • Lưu ý với các trường hợp bị mất thăng bằng: Mất thăng bằng do bệnh ménière có thể dẫn tới các chấn thương nghiêm trọng. Người bệnh cần sử dụng ánh sáng tốt nếu thức dậy vào ban đêm. Một cây gậy đi bộ là rất cần thiết giúp ổn định trong trường hợp gặp phải các vấn đề về thăng bằng mãn tính.
  • Hạn chế muối: Tiêu thụ các loại thực phẩm và thức uống chứa nhiều muối thường sẽ làm tăng giữ nước. Với sức khỏe tổng thể, hãy đặt mục tiêu là tiêu thụ ít hơn 2300mg natri/ ngày. Các chuyên gia cũng khuyên bạn cần chia đều lượng muối tiêu thụ trong ngày.
  • Hạn chế rượu, caffeine và thuốc lá: Đây đều là những chất có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng chất lỏng trong tai. Vì vậy người bệnh ménière nên hạn chế tiêu thụ để hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Mặc dù vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh ménière nhưng có nhiều chiến lược giúp làm giảm các triệu chứng. Ở hầu hết các trường hợp, tình trạng bệnh có xu hướng thuyên giảm dần mặc dù có thể mất nhiều thời gian. Tốt nhất cần chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ khi phát hiện các triệu chứng bệnh ménière.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:13 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 13:10 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Ích phế Nam – Giải pháp vàng chữa bệnh ho cho bé

Bệnh ho ở trẻ nhỏ thường diễn biến phức tạp, dai dẳng và khó chữa dứt điểm hơn người lớn.…

Ngứa mũi, chảy nước mũi Vì Sao Bị Ngứa Mũi Chảy Nước Mũi? Cách Xử Lý Nhanh

Cảm giác ngứa mũi, chảy nước mũi là triệu chứng rất phổ biến và rất khó chịu. Mặc dù không…

Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh viêm họng cho trẻ

Sử dụng thuốc kháng sinh viêm họng cho trẻ có thể kiểm soát được tình trạng đau rát, ngứa, đờm,…

cây cộng sản chữa bệnh viêm xoang Cách dùng cây cộng sản chữa viêm xoang tại nhà

Viêm xoang là bệnh đường hô hấp dễ tiến triển mãn tính, dai dẳng nếu không sớm phát hiện và…

Biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật cắt amidan là xuất huyết và sốc phản vệ. Chúng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng Cắt amidan có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Phẫu thuật cắt amidan khá đơn giản. Tuy nhiên, chỉ cần một chút sơ sót cũng có thể gây biến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua