Nhiễm Trùng Tủy Răng Là Thế Nào? Những Ai Dễ Bị Bệnh?

Nhiễm trùng tủy răng là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Bệnh lý thường là hệ quả của sâu răng nặng, chấn thương răng gây lộ tủy, viêm nha chu… Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, tình trạng răng miệng và đối tượng mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Vì sao tủy răng bị nhiễm trùng?

Tủy răng được ví như “trái tim” của răng bởi giữ nhiều vai trò quan trọng đối với chức năng sinh lý của răng cũng như có cấu tạo phức tạp. Có cấu tạo khá lỏng lẻo và dễ bị tổn thương nên tủy răng được bảo vệ bởi lớp men răng cứng chắc và ngà răng. Chức năng chính của tủy răng là cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng răng, giúp cơ thể cảm nhận được cảm giác khi có tác động từ bên ngoài. Vì vậy, khi bộ phận này bị tổn thương, nhiễm trùng sẽ khiến răng bị suy yếu và dễ gãy rụng.

Nhiễm trùng tủy răng
Tủy răng bị nhiễm trùng xảy ra chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng

Tủy răng bị nhiễm trùng xảy ra chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng. Khi lớp men răng và men răng bị tổn thương làm lộ tủy răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân gây bệnh tấn công gây tổn thương và viêm nhiễm. Tình trạng này phát triển qua nhiều giai đoạn và nếu không được kiểm soát sớm sẽ gây chết tủy cùng với các biến chứng nặng nề.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nhiễm trùng tủy răng:

  • Vi khuẩn: Một trong những nguyên nhân chính khiến tủy răng bị viêm nhiễm là do sự tấn công của vi khuẩn. Theo ước tính có khoảng 100 triệu vi khuẩn/ ml nước bọt. Trong đó có 600 loài khác nhau bao gồm vi khuẩn có lợi và gây hại. Các loại vi khuẩn này tồn tại trong khoang miệng ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, hại khuẩn sẽ phát triển mạnh và gây tổn thương các cơ quan nâng đỡ răng. Nếu không được kiểm soát sớm sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và khiến bộ phận này bị nhiễm trùng.
  • Chấn thương răng: Về cấu tạo, mô tủy chứa 30% là chất hữu cơ và 70% là nước nên rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm khi có tác động từ bên ngoài. Trường hợp bị chấn thương răng làm lộ tủy nếu không được khắc phục sớm sẽ dễ bị nhiễm trùng tủy răng do vi khuẩn tấn công.
  • Điều trị nha khoa sai kỹ thuật: Trong nhiều trường hợp, viêm tủy răng xảy ra do kỹ thuật nha khoa không đảm bảo. Cụ thể, miếng trám bị bong, cộm, mài cùi răng quá nhiều,… sẽ tạo khoảng trống cho vi khuẩn tấn công vào tủy răng và gây tổn thương, nhiễm trùng. Việc điều trị nha khoa sai kỹ thuật thường xảy ra khi thực hiện ở những phòng khám kém chất lượng, tay nghề bác sĩ kém, không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn.
  • Mắc các bệnh nha khoa: Nhiễm trùng tủy răng tăng cao ở người mắc các bệnh nha khoa như sâu răng nặng, viêm nha chu, viêm nướu răng, tụt nướu hở chân răng,… Các bệnh lý này đều tổn hại đến men răng, ảnh hưởng đến ngà răng và tạo điều kiện cho những tác nhân hại tấn công tủy răng và gây viêm nhiễm. Hơn nữa, việc mắc các bệnh răng miệng cho thấy hệ vi sinh trong khoang miệng mất cân bằng nên vi khuẩn tấn công gây khởi phát bệnh lý sẽ dễ dàng hơn.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, nguy cơ mắc phải bệnh lý tăng cao khi gặp một số yếu tố thuận lợi sau:

  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ
  • Hút thuốc lá
  • Thường xuyên sử dụng bia rượu

Dấu hiệu nhận biết  

Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, nhiễm trùng tủy răng phát triển qua nhiều giai đoạn với các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Theo đó, bệnh ở giai đoạn đầu thường ở mức độ nhẹ, nếu được kiểm soát tốt sẽ phục hồi sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu chủ quan để tổn thương tủy tiến triển ở mức độ nặng sẽ khiến tủy răng không có khả năng phục hồi, thậm chí là hoại tử.

Răng bị ê buốt
Nhiễm trùng tủy răng phát triển qua nhiều giai đoạn với các biểu hiện lâm sàng khác nhau

Dưới đây là các biểu hiện nhiễm trùng tủy răng qua các giai đoạn:

Nhiễm trùng tủy răng có hồi phục

Nhiễm trùng tủy răng có phục hồi có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

  • Trong giai đoạn mới khởi phát, người bệnh thường có cảm giác ê buốt răng nhẹ, đôi khi đau nhức.
  • Các biểu lâm sàng thường khởi phát khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng
  • Răng bị ê buốt khi dùng đồ đồ lạnh, nóng, chua

Nhiễm trùng tủy răng không hồi phục

Ở giai đoạn nhiễm trùng tủy răng không hồi phục được chia thành nhiễm trùng tủy răng cấp tính, mãn tính và hoại tử tủy răng.

Nhiễm trùng tủy răng cấp tính:

  • Trong giai đoạn cấp tính cơn đau tự bùng phát trong vài phút đến vài giờ mà không cần tác động.
  • Cơn đau có thể lan đến nửa đầu và mặt 
  • Khi quan sát sẽ nhận thấy lỗ sâu lớn và xung quanh răng bị tổn thương có mô nướu sưng đỏ
  • Cơn đau nhức khiến cơ thể mệt mỏi, đôi khi gây sốt, chán ăn

Nhiễm trùng tủy răng mãn tính:

  • Cơn đau nhức, ê buốt răng chỉ thoáng qua và thường không quá nặng. Bởi lúc này tủy răng không còn khả năng phục hồi và phản ứng với các kích thích từ bên ngoài.
  • Viêm tủy răng mãn tính gây ra mùi hôi trong khoang miệng
  • Khi quan sát sẽ nhận thấy răng có tủy bị nhiễm trùng sậm màu, màu đen

Hoại tử tủy răng:

  • Cơn đau kéo dài, nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khu vực lân cận
  • Hình thành áp xe, rỉ dịch khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu
  • Người bệnh có thể bị sốt từ nhẹ đến cao
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng tủy răng nguy hiểm không? 

Theo đánh giá của các chuyên gia, tủy răn bị viêm nhiễm là bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Thông thường, người bệnh không nhận biết bệnh lý ở giai đoạn đầu và chủ quan. Đến khi phản ứng viêm nhiễm tiến triển nặng có thể gây chết tủy và phát sinh nhiều biến chứng nặng nề.

Chết tủy răng
Viêm tủy răng nếu không được kiểm soát sớm có thể dẫn đến hoại tử tủy

Trường hợp bị hoại tử răng nếu không được xử lý tốt sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng gây viêm tủy xương, quanh chóp răng, các mô liên kết và làm răng nguy cơ mất răng. Một số trường hợp hình thành u nang, u hạt và áp xe tủy răng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, phản ứng viêm tủy răng nếu không được kiểm soát sớm còn gây ra một số bệnh lý như viêm nội tâm mạc, viêm xoang, nhiễm trùng máu và nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

Các biểu hiện do nhiễm trùng tủy răng gây ra khiến người bệnh đau nhức, ê buốt răng, hơi thở có mùi hôi,… Điều này tác động không nhỏ đến vị giác, sức nhai, nghiền thức ăn, vệ sinh răng miệng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ,… Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Tủy răng nhiễm trùng là bệnh lý có cơ chế bệnh sinh phức tạp và việc điều trị thường mất nhiều thời gian. Do đó, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám sớm và điều trị đúng cách.

Điều trị nhiễm trùng tủy răng như thế nào? 

Việc điều trị viêm tủy răng tùy thuộc vào giai đoạn khởi phát, mức độ tổn thương tủy răng, tình trạng răng miệng và đối tượng mắc bệnh. Thông qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp giúp kiểm soát phản ứng viêm nhiễm nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Chữa tủy răng
Đối với nhiễm trùng tủy răng có phục hồi, lựa chọn ưu tiên là các phương pháp bảo tồn

Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh lý theo từng giai đoạn:

  • Nhiễm trùng tủy răng có hồi phục: Đối với bệnh lý ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị bảo tồn. Sau khi xem xét mức độ tổn thương và khả năng phục hồi tủy răng bị viêm. Kế đến bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy bị viêm, nhiễm trùng và bơm rửa sạch để tránh tình trạng sót tủy. Sau đó sử dụng thuốc chứa thành phần sát trùng để che lấp tủy giúp tủy có thời gian phục hồi. Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi vài tuần khi tủy phục hồi hoàn toàn sẽ dùng vật liệu nha khoa trám phục hình răng để đảm bảo sinh lý của răng cũng như tính thẩm mỹ.
  • Nhiễm trùng tủy răng không hồi phục: Trường hợp viêm tủy răng không thể hồi phục, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Quy trình lấy tủy răng có thể kéo dài từ 20 – 30 phút, trường hợp răng có nhiều ống tủy bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ hẹn lịch lần tiếp theo để loại bỏ những ống tủy còn lại. Sau khi tủy răng bị viêm nhiễm được loại bỏ, vệ sinh sạch buồng tủy và dùng vật liệu nha khoa trám bít lại. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bọc sứ hoặc trám để phục hình răng, bảo vệ răng thật cũng như đảm bảo chức năng nhai, nghiền thức ăn.

Phòng ngừa nhiễm trùng tủy răng bằng cách nào? 

Tủy răng là bộ phận giữ nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Mặc dù được bảo vệ bởi lớp men răng cứng chắc và ngà răng nhưng tủy răng vẫn có thể bị tổn thương và nhiễm trùng khi gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh có thể khởi phát ở nhiều đối tượng với độ tuổi khác nhau. Nếu không được kiểm soát sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

Các sản phẩm chăm sóc răng miệng
Chải răng đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày, dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng

Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tủy răng nhiễm trùng là rất cần thiết. Việc thực hiện tốt các biện pháp này còn mang lại hiệu quả trong ngăn ngừa các vấn đề răng miệng thường gặp. Để phòng ngừa bệnh lý, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chải răng đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày vẫn chưa đủ để làm sạch răng miệng. Do đó, bạn cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn và nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng hiệu quả, ngăn ngừa hại khuẩn phát triển quá mức và gây ra ra các vấn đề răng miệng, bao gồm viêm nhiễm tủy răng.
  • Điều trị dứt điểm các vấn đề nha khoa làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý như như viêm nha chu, sâu răng, tụt lợi hở chân răng,…
  • Bổ sung từ 2 – 3 lít nước/ ngày và nhai kẹo cao su không đường thường xuyên để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa khô miệng và cân bằng môi trường sinh lý trong khoang miệng. Được biết, khô miệng là nguyên nhân gây ra hàng loại các bệnh nha khoa, trong đó có viêm tủy răng.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa viêm tủy răng, nhiễm trùng tủy răng hiệu quả. Nếu gặp khó khăn trong quá trình bỏ hút thuốc, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn liệu trình phù hợp.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, các thức uống chứa cồn, nước ngọt có gas, cà phê, thức ăn hoặc thức uống chứa nhiều axit,…
  • Thay đổi những thói quen tác động xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như gây chấn thương răng, sứt mẻ làm lộ tủy như dùng răng cắn, xé vật nhọn, dùng thức ăn quá cứng, dai, sử dụng tăm tre xỉa răng, nghiến răng khi ngủ, lạm dụng tẩy trắng răng,…
  • Khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, tay nghề bác sĩ cao, đảm bảo các khâu vô trùng, vô khuẩn để tránh phát sinh rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề nha khoa.
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy cao răng định kỳ 2 lần/ năm là một trong những cách giúp phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Biện pháp này không chỉ làm sạch mảng bám, cao răng – nơi trú ngụ của vi khuẩn mà còn sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý nha khoa tiềm ẩn. 

Nhiễm trùng tủy răng có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:47 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:47 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Niềng răng mắc cài kim loại Răng Đã Lấy Tủy Có Niềng Được Không? Lưu Ý Cần Biết
Răng đã lấy tủy có niềng được không? là thắc mắc của nhiều người có răng bị chết tủy và đang có ý định niềng răng - chỉnh nha. Phương…
Thuốc diệt tủy răng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định khi có chỉ định của bác sĩ Thuốc diệt tủy răng: Nên dùng khi nào? Làm gì khi nuốt phải?

Sử dụng thuốc diệt tủy răng là một trong những phương pháp điều trị tủy răng được nhiều người biết…

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục, hoại tử tủy Lấy Tủy Răng Không Sạch: Mối Nguy Hại Cho Răng Miệng

Lấy tủy răng thường được chỉ định cho những trường hợp tủy viêm không hồi phục, tủy hoại tử để…

Lấy tủy răng sữa ở trẻ được chỉ định cho trường hợp trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng nghiêm trọng Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe răng lợi?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ em là phương pháp thường được áp dụng để điều trị sâu răng hư…

Viêm chóp răng Viêm Chóp Răng: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán và Chữa Trị

Viêm chóp răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng dễ bị nhầm lẫn với sâu…

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Chữa Viêm Tủy Răng Xong Vẫn Đau Nhức: Cách Khắc Phục

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức là tình trạng thường gặp ở nhiều người, có thể do nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua