Mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường do những bệnh da liễu gây ra. Triệu chứng có thể tự biến mất nhưng một số người cần phải điều trị y tế.

Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân
Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân thường liên quan đến những bệnh da liễu

Nổi mẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân là bệnh gì?

Đa phần bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân do bệnh da liễu, có thể là cấp tính hoặc mãn tính và tái phát nhiều lần. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến:

1. Bệnh mề đay mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Bệnh xảy ra ở khu vực này thường liên quan đến việc tiếp xúc chất gây dị ứng hoặc kích ứng như chất tẩy rửa, nhựa cây…

2. Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một tình trạng da mãn tính và tái phát, thường xuất hiện lần đầu ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Đặc trưng của bệnh là các đợt bùng phát da khô, ngứa và viêm nhiễm, các vùng bị ảnh hưởng có thể trở nên đỏ và sưng.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Mặc dù nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa chưa được hiểu rõ, nhưng người ta tin rằng có sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều trị bao gồm việc giữ ẩm cho da, sử dụng thuốc bôi corticosteroid và tránh các tác nhân gây kích ứng.

3. Bệnh ghẻ

Nổi mẩn đỏ, ngứa dữ dội ở lòng bàn tay, bàn chân (đặc biệt là vào ban đêm) có thể liên quan đến bệnh ghẻ. Bệnh xảy ra do một loại côn trùng ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ) gây ra.

Vào ban đêm, ghẻ cái ra khỏi hàng tìm thức ăn và ghẻ đực. Đây là thời điểm ngứa ngáy nhất, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc gãi ngứa theo phản xạ tự nhiên khiến cái ghẻ vương vãi ra quần áo, chăn, ga, gối, nệm. Từ đó tăng nguy cơ lây lan.

Mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân
Bệnh ghẻ thường gây ngứa dữ dội ở lòng bàn tay và bàn chân vào ban đêm

4. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đĩa là một dạng của eczema đặc trưng bởi những vùng da bị viêm, ngứa và thường xuất hiện dưới dạng các mảng hình tròn. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân và có thể lan rộng ra các phần khác của cơ thể.

Các triệu chứng bao gồm đỏ, ngứa, phát ban, nổi mụn nước hình thành từng vùng tròn như tổ đĩa.

5. Do thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố thường liên quan đến stress, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt và tiền mãn kinh. Tình trạng này có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với những chất kích ứng. Từ đó gây nổi mề đay và ngứa ngáy. Cơn ngứa thường tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân, bụng và lưng.

6. Ứ mật

Đôi khi ứ mật gây nổi mẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân. Thông thường, acid mật chảy vào các ống dẫn trong gan rồi đi đến túi mật. Nó giúp tiêu hóa và hấp thu chất béo, điều chỉnh sự cân bằng nồng độ triglyceride, cholesterol và glucose. Acid mật cũng giúp loại bỏ chất độc tích tụ trong gan. 

Mẩn ngứa ở tay chân
Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật

Tuy nhiên một số vấn đề có thể khiến acid mật bị ứ lại, không chảy vào gan mà lưu thông theo máu. Điều này kích thích các đầu dây thần kinh cảm giác dưới da dẫn đến ngứa.

7. Xơ gan ứ mật

Xơ gan ứ mật xảy ra khi tình trạng ứ mật trong gan diễn ra trong thời gian dài và không được điều trị. Điều này khiến mẩn ngứa nổi ở lòng bàn tay và bàn chân, thường tồi tệ hơn vào ban đêm. Các triệu chứng khác gồm: Khô miệng, cơ thể mệt mỏi, mắt khô và nước tiểu có màu đậm.

8. Do bệnh luspus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) có thể gây ra các triệu chứng trên da, bao gồm cả việc nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân. Đây là một bệnh tự miễn dịch mạn tính, nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh.

Triệu chứng da phổ biến của lupus là các tổn thương hình cánh bướm xuất hiện trên mặt. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề da khác như đốm đỏ hoặc ban đỏ ngứa ở các khu vực khác của cơ thể.

Điều trị lupus có thể bao gồm việc sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid và các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ cũng có thể gây nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân

Trên đây 8 bệnh lý có thể gây nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân. Hầu hết các căn bệnh về da đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu mẩn ngứa do vấn đề về gan, người bệnh nên tiến hành thăm khám và chữa trị sớm. Từ đó tránh những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra sau này.

Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu của chúng tôi tư vấn chi tiết tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

THAM KHẢO THÊM:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 14:00 - 10/11/2023 - Cập nhật lúc: 14:35 - 10/11/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Có nên dùng vảy tê tê chữa mề đay?
Cách dùng vảy tê tê chữa mề đay hiện đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên có nên sử dụng cách chữa này không? Bài viết dưới đây sẽ…
Mề đay có tự khỏi không là băn khoăn của nhiều người Bệnh mề đay có tự khỏi hết không? Bác sĩ nói gì

Bệnh mề đay có tự khỏi hết không là thắc mắc chung của nhiều người. Những cơn ngứa và nốt…

mẩn ngứa ở vùng thắt lưng Mẩn ngứa ở vùng thắt lưng là do đâu, điều trị như thế nào?

Mẩn ngứa ở vùng thắt lưng thường không nghiêm trọng, có thể tự khỏi. Bệnh liên quan đến chứng nổi…

Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng qua 3 Cách hay dân gian Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng qua 3 Cách hay dân gian

Chữa mề đay bằng lá đinh lăng là mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi vì có độ lành…

Trẻ bị mẩn ngứa khắp người – Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị mẩn ngứa khắp người thường do kích ứng với dị nguyên và sản phẩm chăm sóc. Đây cũng…

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa – Dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa có thể là do dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý…

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua