Bế kinh là gì và các thông tin cần biết về tình trạng bế kinh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Rất nhiều chị em mắc phải tình trạng bế kinh nhưng không biết vì thiếu kiến thức. Hiểu rõ bệnh lý này có thể giúp chị em chủ động phòng tránh cũng như hạn chế tác các tác hại của nó.

Bế kinh có thể dẫn đến vô sinh
Bế kinh có thể dẫn đến vô sinh

Bế kinh là gì

Bế kinh hay còn còn là mất kinh hoặc tắc kinh. Nó là tên gọi trường hợp cụ thể của rối loạn kinh nguyệt. Khái niệm này chỉ những người có kinh được một thời gian rồi lại biến mất (dù chưa đến tuổi mãn kinh). Thường thì những trường hợp mất kinh từ 3 tháng liên tiếp trở lên sẽ được xếp vào loại bế kinh.

Tình trạng này khác nhau ở mỗi người. Nguyên nhân chính yếu là do cơ địa. Có người bị mất kinh trong 3 tháng. Có người mất trong 6 tháng. Cũng có người mất kinh đến 1 năm hoặc hơn. Một vài người sẽ gặp tình trạng mất kinh lặp đi lặp lại cho đến tuổi mãn kinh.

Bế kinh được chia thành 2 dạng: nguyên phát và thứ phát

Bế kinh nguyên phát

Tuổi dậy thì trung bình ở nữ giới là 14-16 tuổi. Nếu qua độ tuổi này mà chị em vẫn chưa có kinh nguyệt thì thường mắc phải tình trạng tắc kinh nguyên phát. Thường đến tuổi 17 hoặc 18, những người bị mất kinh nguyên phát mới có kinh nguyệt lần đầu.

Tắt kinh nguyên phát xuất hiện ở bạn gái qua tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh nguyệt
Tắt kinh nguyên phát xuất hiện ở bạn gái qua tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh nguyệt

Bế kinh thứ phát

Tình trạng này dùng để chỉ các chị em đang có kinh nguyệt bình thường đột nhiên mất kinh. Nó có thể thỉnh thoảng lặp lại với mức độ nặng hơn. Thậm chí xảy ra đến khi mãn kinh.

Nguyên nhân gây bế kinh

Đối với tắc kinh nguyên phát:

Nguyên nhân thường do các dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục của phụ nữ. Các dị tật này gồm: tử cung nhi hóa hoặc không có tử cung; thiểu năng hoạt động nội tiết của buồng trứng, tuyến giáp và tuyến yên. Ngoài ra với những chị em có thể trạng thấp bé hoặc suy dinh dưỡng bẩm sinh cũng có nguy cơ trễ kinh dù đã đến tuổi dậy thì.

Đối với tắc kinh thứ phát:

nguyên nhân gây ra tình trạng này phức tạp hơn. Chủ yếu là do các bệnh lý ở cơ quan sinh dục nữ. Các bệnh lý này có thể là: nhiễm khuẩn đường sinh dục (cấp và mãn tính); khối u tuyến yên; suy giảm chức năng nội tiết buồng trứng; rối loạn chức năng tuyến yên và tuyến giáp; suy giảm tính cảm thụ của niêm mạc tử cung…

Thêm vào đó, tình trạng tắc kinh thứ phát cũng có nguyên nhân từ cấu trúc cơ quan sinh sản bất thường. Tuy nhiên, các bất thường này chủ yếu do hậu quả của việc nạo phá thai. Các vết sẹo lồi ở tử cung có thể khiến cơ quan này mất đi khả năng tích tụ chất dinh dưỡng bình thường. Khi đó, niêm mạc sẽ không có hiện tượng bong tróc. Và do đó, quá trình hành kinh không xảy ra.

Ngoài ra, vấn đề rối loạn dinh dưỡng và tinh thần cũng là nguyên nhân dẫn đến mất kinh thứ phát. Cụ thể, đó là:

  • Chế độ ăn uống không điều độ, thiếu máu và vitamin.
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không khoa học (thường thức khuya, lười vận động).
  • Hay căng thẳng, lo âu, tâm trạng không ổn định và tinh thần mệt mỏi.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc an thần, tránh thai khẩn cấp, chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc hạ huyết áp hay trị ung thư.

Triệu chứng và tác hại của bế kinh

Bế kinh, suy cho cùng là do rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Do đó, bên cạnh các biến đổi bên trong, tình trạng này còn biểu hiện qua ngoại hình, da, lông và tóc.

Tác động biểu hiện ra bên ngoài:

  • Da bị nám và khô. Một trong những dấu hiệu ban đầu cho biết chị em sắp bị tắc kinh là sự xuất hiện của các mảng nhỏ bị sạm màu trên da mặt. Đôi lúc, biểu hiện này chỉ là vấn đề của da nên nhiều chị em bỏ qua và không nghĩ là kinh nguyệt của mình đang sắp gặp vấn đề lớn.
  • Tăng cân: Đây vừa là biểu hiện vừa là nguyên nhân gây mất kinh. Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có hàm lượng chất béo cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nội tiết tố nữ. Nó khiến kinh nguyệt không ổn định và cuối cùng là mất kinh.
  • Rụng lông: Những phụ nữ mất kinh thường đi kèm với tình trạng rụng lông. Nhất là lông ở vùng kín và nách. Tuy nhiên, nếu tình trạng bế kinh có nguyên nhân từ bệnh lý (ví dụ như khối u), phụ nữ lại bị mọc nhiều lông hơn bình thường.
  • Vú teo: Đi kèm với tắc kinh có thể là tình trạng vú bị teo nhỏ. Với những chị em có kinh nguyệt bình thường, gần tới ngày hành kinh, vú thường căng, đau, đôi khi lớn hơn một chút. Điều này do hoạt động của các hormone trong buồng trứng. Khi các hormone này hoạt động không hiệu quả nữa sẽ khiến vú bị teo nhỏ. Ngoài ra, một số trường hợp còn teo nhỏ bộ phận sinh dục.
 
Vú teo là một trong những biểu hiện thường thấy của rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tắc kinh
Vú teo là một trong những biểu hiện thường thấy của rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tắc kinh

Những bất ổn bên trong:

  • Giảm ham muốn: Tình trạng tắc kinh thường đi kèm với các tác động khác (mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, kém trí nhớ…). Điều này dễ khiến chị em không còn hứng thú khi “yêu”, thậm chí ngại. Nếu đã kết hôn, tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc gia đình. Lâu ngày có thể dẫn đến chứng lãnh cảm.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Kinh nguyệt bị rối loạn, cụ thể là bị tắc kinh có thể khiến chị em luôn cảm thấy bực bội. Cơ thể cũng tiết nhiều mồ hôi hơn. Nếu tình trạng này kéo dài lâu, khả năng bị trầm cảm sẽ rất lớn.
  • Tác hại phổ biến nhất của bế kinh là gây vô sinh. Khả năng mang thai của người phụ nữ phụ thuộc nhiều vào hoạt động của buồng trứng. Một khi chất lượng cơ quan này suy giảm khiến kinh nguyệt rối loạn thì khả năng mang thai sẽ rất khó.
  • Ngoài ra, tình trạng tắc kinh còn khiến phụ nữ dễ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, chóng mặt, nhức đầu và hơi thở bị đứt quãng.
 
Phụ nữ bị tắc kinh thường giảm ham muốn
Phụ nữ bị tắc kinh thường giảm ham muốn

Điều trị tình trạng bế kinh

Tốt nhất chị em nên đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân của bệnh này. Xác định đúng nguyên nhân bao giờ cũng mang lại hiệu quả điều trị cao. Điều trị tình trạng tắc kinh có rất nhiều cách, từ dùng thuốc, phẫu thuật đến vật lý trị liệu và thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Trong dân gian có nhiều phương pháp điều trị tắc kinh hiệu quả được nhiều chị em truyền tai nhau. Trong đó, có những vị thuốc như: ích mẫu, gừng, cam thảo… Các vị thuốc này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, qua đó chữa chứng tắc kinh. Điểm cộng của các phương pháp dân gian này là không tác dụng phụ và hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, các liệu pháp này thường chỉ có tác dụng cho những trường hợp tắc kinh do thói quen sinh hoạt không khoa học. 

Ích mẫu là một trong những vị thuốc chữa tắc kinh hiệu quả trong dân gian
Ích mẫu là một trong những vị thuốc chữa tắc kinh hiệu quả trong dân gian

Đến cơ sở y tế

Các can thiệp y khoa có thể là phẫu thuật hoặc dùng kháng sinh. Những biện pháp này thường áp dụng cho các trường hợp bế kinh có nguyên nhân từ bệnh lý hoặc dị tật cơ quan sinh dục. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp.

Xác định đúng nguyên nhân bao giờ cũng mang lại hiệu quả điều trị cao
Xác định đúng nguyên nhân bao giờ cũng mang lại hiệu quả điều trị cao

Lời khuyên của các bác sĩ

Dù là phương pháp nào, muốn chu kỳ kinh nguyệt nhanh chóng trở lại bình thường, chị em cần lưu ý thêm những điều sau:

  • Luyện tập thể dục điều độ. Hãy dành từ 30-60 phút mỗi ngày để tập thể dục. Lưu ý là đừng tập quá sức.
  • Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Đừng để tâm trạng quá căng thẳng và cũng đừng thức quá khuya. Hãy ngủ đủ giấc.
  • Dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều rau củ quả, nhất là các thực phẩm giàu vitamin E, thực phẩm chứa nhiều hoặc hỗ trợ cho hormone estrogen như: ngũ cốc, đu đủ, đậu hũ… Ngoài ra, chị nên cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Hạn chế các loại nước có gas và nhiều cafein.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng.
  • Khám phụ khoa định kỳ ít nhất một năm 2 lần.
  • Không tự ý mua thuốc trị các bệnh phụ khoa mà không có đơn của bác sĩ.

Ngày đăng 09:23 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:26 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó nhiều nhất là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Bí Quyết Của Hơn 10.000 Phụ Nữ

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh lý Phụ khoa khiến chị em mệt mỏi, gây ảnh hưởng…

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì, kéo dài bao lâu?

Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra trước khi xuất hiện kinh nguyệt từ 1 - 2 tuần. Các triệu…

Thống kinh gây ra những cơn đau dữ dội vượt quá mức chịu đựng Thống kinh là gì và cách điều trị thống kinh hiệu quả

Thống kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh hoạt, học…

Kinh Nguyệt Màu Nâu Là Bị Gì, Có Sao Không? Tìm Hiểu Ngay

Kinh nguyệt có màu nâu là một trong những hiện tượng thường gặp ở nữ giới. Tình trạng này có…

Bác sĩ Lê Phương chia sẻ cách chữa đau bụng kinh Bác sĩ Lê Phương: Đừng chủ quan với đau bụng kinh, cần điều trị dứt điểm sớm

Đau bụng kinh là một trong những tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Đối với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua