Nguyên nhân và cách chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là bệnh ngoài da thường xuất hiện với những nốt sẩn, ngứa và rất khó chịu. Khi càng gãi mạnh, các nốt sẩn sẽ dần phát triển thành đám lớn và đây cũng là điểm đặc trưng của bệnh mề đay mẩn ngứa. Nguyên nhân và cách chữa mề đay hiệu quả trong bài viết sau sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng bệnh khó chịu này.

Biểu hiện của bệnh mề đay
Mề đay thường xuất hiện một phần hoặc toàn thân, phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Các triệu chứng mề đay đặc trưng đó là:
- Xuất hiện các mảng phù màu đỏ, hồng.
- Vị trí và kích thước các nốt sẩn có kích thích khác nhau.
- Kèm theo đó là triệu chứng thở khò khè, mệt mỏi, sốc phản vệ.
- Mề đay thường xuất hiện ở mọi vị trí như chân, tay, lưng, bụng, đùi và không để lại dấu vết khi khỏi.
Phân loại bệnh mề đay
Mề đay cấp tính
Mề đay xuất hiện đột ngột ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, biểu hiện trên da sần, phù nề, mẩn ngứa. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện trong vài phút, thậm chí vài giờ, có thể thêm từng đợt nổi mẩn kế tiếp nhau. Với người bị mề đay cấp, ngoài nổi mẩn còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, đau quặn bụng, buồn nôn, khó thở…
Tìm hiểu rõ hơn: Bệnh mề đay cấp tính – Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm
Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
Mề đay mãn tính
Theo các chuyên gia, mề đay mãn tính sẽ kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, đôi khi ngắt quãng trong vài ngày với nhiều dạng khác nhau:
- Mề đay xuất huyết hình thành những vệt dài, thành vòng
- Mề đay mụn nước, phòng nước dạng sần thường xuất hiện ở trẻ em
- Mề đay khổng lồ là đột ngột xuất hiện các nốt đỏ sưng phù trên mặt, môi, mi mắt, thậm chí là bộ phận sinh dục. Các biểu hiện này thường sau vài giờ sẽ lặn, không gây ngứa hay căng tức khó chịu. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của dạng mề đay này sẽ làm tăng nguy cơ làm phù đường hô hấp, hẹp thanh quản và họng, dẫn đến khó thở, bắt buộc phải cấp cứu.
- Mề đay cấp tiết Cholin: Thường xảy ra khi cơ thể vận động, đi ra nắng, xúc cảm và hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay sẽ xuất hiện đột ngột, lan rộng toàn cơ thể gây cảm giác rất ngứa, khó chịu.

Nguyên nhân bị nổi mề đay phổ biến có thể bạn chưa biết
Thực tế, 90% trường hợp mắc bệnh đều là cấp tính, kéo dài khoảng 2 – 3 tuần và mất đi ngay sau đó. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay cấp hoặc mãn tính, nếu người bệnh không nắm rõ sẽ có những sai lầm khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nổi mề đay do thức ăn
Thức ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến của bệnh mề đay. Những thức ăn gây nổi mề đay như tôm, cua, mực và các loại hải sản khác. Một số trường hợp bị dị ứng với thịt dê, thịt cừu, thịt bò và các loại trái cây như dứa gai, mít… Ngay sau khi ăn những loại thực phẩm trên sẽ có triệu chứng bực tức, khó chịu, hay gãi. Thực tế, đây là bệnh mề đay cấp tính nên sau vài giờ hoặc vài ngày tình trạng bệnh sẽ biến mất.
Do thuốc
Ngoài thức ăn, thuốc cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nổi mề đay. Nổi mề đay do thuốc có chất dị ứng, thường các triệu chứng mề đay sẽ xuất hiện sau 1 ngày dùng thuốc. Các trường hợp dị ứng thuốc sẽ kèm theo những dấu hiệu sưng nhẹ các khớp, nổi hạch đỏ, đau, có thể kèm theo sốt nhẹ.
Một số nhóm thuốc thường gây nổi mề đay như:
- Các thuốc chống viêm không chứa vitamin và steroid
- Nhóm beta – lactam
- Thuốc chống sốt rét
- Các loại vắc – xin
- Huyết thanh
- Thuốc ức chế men chuyển
- Các loại thuốc kháng histamin tổng hợp
Ngoài ra, còn có thể do một số loại thuốc khác, cơ địa của người dùng không thích ứng được. Hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai, phải sử dụng hai loại thuốc sắt và canxi rất nhiều gây nóng, dẫn đến phát ban nổi sẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu, đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh nổi mề đay mẩn ngứa ở phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh.
Do viêm nhiễm vi khuẩn, virus
Những bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến viêm gan siêu vi B, C, các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng cũng có thể gây bệnh nổi mề đay.
Nổi mề đay do thời tiết
Hầu như các triệu chứng mề đay mẩn ngứa do thời tiết thường không giống nhau. Bệnh thường bùng phát khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng đột ngột. Chứng mề đay do thời tiết thường kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Những vùng da hở thường dễ nổi mẩn ngứa và phù nề hơn, sau đó lan rộng. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do thời tiết thay đổi đột ngột làm cho cơ thể không thích nghi kịp và đồng thời làm rối loạn hệ thống nội tiết, sản sinh quá mức các histamin gây hiện tượng mẩn ngứa.
Di truyền
Các số liệu thống kê được tổng hợp từ bệnh viện Da liễu TP. HCM năm 2010 – 2015 cho thấy: Bệnh mề đay có khả năng di truyền qua gen. Con cái có thể thừa hưởng gen trội này từ bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình. Nhưng nguyên nhân này chỉ chiếm khoảng 5 – 7% tỷ lệ bệnh nhân, bởi gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường là chủ yếu.
Nổi mề đay mẩn ngứa do nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương đưa ra con số ước tính có khoảng 7/10 người nhiễm ký sinh trùng có dấu hiệu nổi mẩn ngứa, mề đay trong giai đoạn đầu. Giun đũa chó là loại ký sinh trùng phổ biến nhất trên cơ thể người. Khi đi vào cơ thể người, chúng thường tồn tại dưới dạng ấu trùng và tạo nên những nốt u sần kéo dài dưới da và lâu dần tạo nên một khối phù nề làm tổn thương hệ thần kinh.
Côn trùng đốt
Đôi khi, mề đay cũng xuất hiện trong các phản ứng tự vệ của cơ thể khi bị côn trùng đốt. Mề đay do mẫn cảm với nọc độc của côn trùng thường xuất hiện với diện tích hẹp, có kèm theo triệu chứng đau nhức hoặc nổi mẩn đỏ xung quanh vết thương, thường không lan.
Nguyên nhân gây mề đay do nhiễm nấm
Một nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa phổ biến nữa đó chính là nhiễm nấm Candida. Khi cơ thể sử dụng kháng sinh quá liều sẽ làm cho nồng độ hormon trong cơ thể bị suy giảm và tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Khi xuất hiện, nấm Candida thường gây triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn tại các vùng nếp gấp trên da. Các mảng sần trên da thường bong tróc và lan rộng trên da.
Do kháng nguyên hô hấp
Có một số trường hợp bệnh nhân thường bị nổi mề đay khi tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi, lông thú, mùi dược liệu, khói thuốc lá qua đường hô hấp.
Nổi mề đay do tiếp xúc
Bệnh mề đay còn xuất hiện do thường xuyên tiếp xúc với lông chó, mèo hoặc các hóa chất từ nước hoa, son, phấn, thuốc nhuộm, xà phòng, mỹ phẩm không có xuất xứ rõ ràng. Nổi mề đay do tiếp xúc thường để lại nhiều hậu quả vĩnh viễn mà bệnh nhân không thể lường trước được.

Nổi mề đay do cọ xát hoặc bị lực tác động
Một nhóm nhà nghiên cứu người Hoa Kỳ cho biết, việc mặc quần áo bó sát, chất liệu quần áo thô cứng cũng là nguyên nhân tác động đến bệnh lý mề đay, dị ứng. Trường hợp này chiếm khoảng 50% mề đay mãn tính, trong đó một nhóm nhỏ bệnh nhân còn bị nổi mẩn ngứa khi bị đè ép, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc gặp lạnh,… Các chứng phổ biến đó là mề đay chấn động, vận động cảm xúc, da vẽ nổi,…
Nổi mề đay do các bệnh hệ thống
Các bệnh lý hệ thống đa số là bệnh lý tự miễn của các mô liên kết nên nó thường gây ảnh hưởng đến mọi bộ phận trên cơ thể và hệ thống miễn dịch. Các bệnh tự miễn có thể là nguyên nhân gây mề đay có thể kể đến đó là viêm mạch, lupus ban đỏ, cường giáp, ung thư, tiểu đường,… Có khoảng 35% tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hệ thống có biểu hiện phát ban đầu tiên ở má hoặc một số vùng da mỏng, dễ bị viêm ngứa.
Mề đay tự phát
Các bác sĩ tại bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, mề đay vô căn có thể bùng phát ở một số đối tượng và hầu như nó không phải do bất cứ nguyên nhân nào cụ thể. Cho đến nay, vẫn có số ít bệnh nhân phải sống chung với mề đay vô căn do không xác định được căn nguyên gây bệnh.
Cách chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Theo các chuyên gia, để điều trị bệnh mề đay, bản thân chúng ta phải biết được căn nguyên gây bệnh là gì? Tùy theo mức độ, từng loại nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tốt nhất.
1. Chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng thuốc Tây
Các loại thuốc chữa bệnh mề đay phổ biến nhất như: Hydrocortison, Triamcinolon, Flucina… Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng kem bôi ngoài da quá mức sẽ khiến teo da, da sạm đen, ăn mòn, suy yếu, dễ kích ứng.

2. Chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng thảo dược
- Lá khế: Theo Đông y, lá khế có tính lạnh, vị chát, có tác dụng lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, chữa mề đay, rôm sẩy, lở ngứa. Để chữa bệnh mề đay, bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch, cho vào rang héo rồi chà nhẹ lên da (không nên rang quá nóng sẽ gây bỏng da). Lặp lại vài lần, các vết mẩn ngứa mề đay sẽ biến mất. Hoặc có thể đun nước lá khế để tắm, sau đó dùng bã lá khế vừa nấu chà nhẹ vào vùng da bị nổi sẩn cũng là cách chữa mề đay mẩn ngứa được nhiều người sử dụng giúp cắt cơn ngứa rất nhanh.
- Đu đủ nấu giấm: Với 100gr đu đủ, 100ml giấm gạo, 6g gừng tươi, tất cả đem ngâm cùng nhau và nấu cho đến khi cạn hết nước. Dùng hỗn hợp trên chà nhẹ lên da sẽ có tác dụng rất tốt cho người bị mề đay.
- Uống nước lá tía tô: Bạn chỉ cần lấy khoảng 50gr tía tô tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống, phần bã còn lại thì xát nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa cũng là một trong những cách chữa mề đay mẩn ngứa rất tốt.
- Nước lá kinh giới: Ngoài tía tô, lá kinh giới kết hợp ngân hoa, cỏ mần trầu, lá đinh lăng giúp chữa mề đay rất hiệu quả. Đem tất cả hỗn hợp trên sắc uống cho đến khi hết bệnh.
3. Cách chữa mề đay mẩn ngứa bằng bài thuốc dân gian
Nguyên liệu của bài thuốc bao gồm:
- Rắn hổ hành: 700g, bỏ da, rửa sạch, phơi khô
- 200g than củi
- 1 bếp đất nung
Cách làm:
- Cắt khúc rắn đã phơi khô ra từng đoạn khoảng 7 – 8cm
- Cho rắn nằm trên lò than, chú ý không làm lửa cháy bùng.
- Người bệnh ngồi trước lò nung rắn, dùng một chiếc chăn mềm ngăn không cho khói ra. Sau khoảng 15 phút, khói của rắn phủ lên toàn bộ người là được.
- Mỗi ngày nên xông khoảng 2 lần, dù bệnh mề đay cấp tính hay mãn tính đều có thể khỏi hoàn toàn.
4. Chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng Đông y
Theo Đông y, mề đay được gọi là tầm ma chẩn hay phong chẩn khối. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa, có thể do phong hàn hoặc phong nhiệt ẩn tích dưới da hoặc do trường vị thấp nhiệt, bị ngoại tà xâm nhập, ăn các thức ăn lạnh, tanh, cũng có thể do nhiễm ký sinh trùng. Một nguyên nhân nữa cũng hay gặp do cơ thể suy nhược, khí huyết lưu thông kém hoặc do mắc bệnh lâu ngày, khí huyết bị hao tổn, khí hư sinh phong, ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. Một số do chức năng gan thận suy yếu gây ra cơ yếu sinh phong sinh táo.

Phương pháp chữa bệnh mề đay theo Đông y cần thanh lọc bên trong cơ thể trước, giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ chức năng gan, thận, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thuốc Đông y được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ nên được khuyến cáo sử dụng được cho tất cả các đối tượng. Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa bằng Đông y được điều chế dựa trên căn nguyên, nguồn gốc bên trong cơ thể nên hiệu quả điều trị cao, lâu dài phòng tránh bệnh tái phát.
Một số vị thuốc Đông y thường được sử dụng trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa như: Kim ngân hoa, Bồ công anh, Xích đồng, Sài đất, Lá khế, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kinh giới, Hạ khô thảo, Tơ hồng xanh, Ngải cứu, Bách bộ, Cà gai leo, Hạnh phúc, Hoàng kỳ, … Tuỳ theo tình trạng bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc trên theo tỷ lệ phụ hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.
Bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược đặc trị mề đay Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là liệu pháp hiệu nổi bật hiện nay. Bài thuốc được giới chuyên môn đánh giá cao và người bệnh tin dùng.
Báo chí đưa tin về Tiêu ban Giải độc thang
- Báo Sức khỏe đời sống: Đánh bay mề đay hiệu quả với bài thuốc thảo dược của TT Thuốc dân tộc
- Báo Đời sống pháp luật: Nữ nhà văn trẻ đánh bại mề đay nhờ bài thuốc thảo dược lành tính
Tiêu ban Giải độc thang vượt trội với những ưu điểm sau:
- Hòa quyện tinh hoa YHCT và nghiên cứu hiện đại. Hoàn thiện bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành, thử nghiệm kỹ lưỡng.
- Điều trị mề đay từ gốc, loại bỏ triệu chứng và không cho bệnh tái phát trở lại chỉ sau 1 liệu trình. Đồng thời, bài thuốc bổi bổ sức khỏe cơ thể và nang cao thể trạng.
- Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc duy nhất kết hợp hơn 20 vị thuốc tuân thủ quy luật phối chế Đông y như: Phòng phong, Xuyên khung, Bồ công Anh, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Ké đầu ngựa….
- Sử dụng hoàn toàn dược liệu sạch quy chuẩn GACP-WHO, Tiêu ban Giải độc thang an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.
- Bào chế dưới dạng cao tinh chất, Tiêu ban Giải độc thang tiện sử dụng và bảo quản, vị thuốc thơm tự nhiên dễ uống.
>> Xem thêm chi tiết: Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay 10 người dùng 9 người khỏi

Như vậy, có thể nói mề đay mẩn ngứa là căn bệnh phổ biến thế nhưng không phải ai cũng biết được biết cách điều trị. Hy vọng với những gợi ý về cách chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thiết yếu về căn bệnh này, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa phù hợp và hiệu quả nhất cho mình.
>> Gửi tới độc giả: Video hành trình chữa khỏi căn bệnh mề đay đeo bám nhiều năm của nữ nhà văn trẻ
Liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dụng Thuốc dân tộc nếu bạn đang bị mề đay hoặc các chứng bệnh về da hành hạ.
Có thể bạn quan tâm
- Kinh nghiệm thoát khỏi mề đay sau sinh chỉ sau 1 tháng điều trị bằng bài thuốc thảo dược
- Dược thảo đông y điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Bình luận (1)

Mình ở bắc giang, bị mề đay mấy năm rồi, chưa bằng tây y không khỏi
Mình không có điều kiện lên hà nội khám, liệu có thể cắt thuốc gửi về bắc giang được không ạ