VTV2 ghi nhận hiệu quả điều trị mề đay tại TT Thuốc dân tộc qua phản hồi bệnh nhân

Các bài thuốc nam trị ngứa toàn thân hiệu quả dễ kiếm

Viêm mắt dị ứng thời tiết – Bệnh lý cần cảnh giác

Bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

5 địa chỉ khám – xét nghiệm dị ứng tốt nhất hiện nay ở TP HCM

Bị dị ứng thời tiết có được tắm không?

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ và cách khắc phục

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn – Hãy áp dụng những cách này

Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng nên dùng loại nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng thường được sử dụng trong trường hợp viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm bên trong nhãn cầu,… Để lựa chọn loại thuốc thích hợp, cần xem xét mức độ của các triệu chứng và tổn thương ở mắt.

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng nên dùng loại nào?

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Các loại thuốc nhỏ mắt chống dị ứng được sử dụng phổ biến

Dị ứng mắt là một trong những triệu chứng do dị ứng phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo,… Các dạng tổn thương dị ứng mắt thường gặp, bao gồm: Viêm kết mạc dị ứng, viêm bên trong nhãn cầu, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và gây ngứa, sưng, chảy nước mắt và đỏ mắt,…

Dựa vào mức độ của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc nhỏ mắt để làm giảm tình trạng ngứa ngáy và các triệu chứng đi kèm.

Các loại thuốc nhỏ mắt chống dị ứng được dùng phổ biến bao gồm thuốc co mạch, thuốc chống viêm, thuốc kháng histamine và thuốc ổn định màng tế bào mast. Hầu hết những loại thuốc này đều được sử dụng đơn lẻ. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu phối hợp để tăng tác dụng điều trị.

1. Thuốc nhỏ mắt kháng histamine

Hiện tượng viêm ở kết và giác mạc mắt trong phản ứng dị ứng bắt nguồn từ việc cơ thể giải phóng thành phần trung gian histamine. Histamine gây giãn mạch và thúc đẩy hình thành các triệu chứng dị ứng ở mắt.

Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ức chế quá trình giải phóng histamine vào kết – giác mạc nhằm cải thiện các triệu chứng như ngứa, đỏ, viêm, chảy nước mắt,…

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Thuốc nhỏ mắt kháng histamine có tác dụng giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra

Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm kết mạc dị ứng và có thể được dùng phối hợp với thuốc co mạch. Một số loại thuốc nhỏ mắt kháng histamine, bao gồm:

  • Ketotifen (Zaditen): Ketotifen là thành phần đối kháng với thụ thể H1, có khả năng làm giảm triệu chứng ngứa và xung huyết do viêm kết mạc dị ứng. Khi dùng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như trợt biểu mô giác mạc dạng đốm, nóng và xót mắt.
  • Azelastine (Optivar): Azelastine là thuốc kháng histamine thế hệ II, thuốc được sử dụng để điều trị viêm kết mạc dị ứng cấp tính và mãn tính.
  • Emadine (Alcon): Emadine là thành phần đối kháng thụ thể H1 có chọn lọc tương đối. Loại thuốc này thường được sử dụng để làm giảm tạm thời các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng. Khi điều trị dị ứng mắt bằng chế phẩm chứa Emadine, bạn có thể gặp phải tình trạng đau đầu, suy nhược, nhìn mờ, thâm nhiễm giác mạc, ngứa,…

Nếu sử dụng loại thuốc này với thuốc co mạch hoặc bất cứ thuốc nhỏ mắt khác, bạn nên sử dụng cách nhau ít nhất 5 phút.

2. Thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc ức chế tổng hợp thành phần trung gian trong phản ứng viêm – prostaglandin nhằm giảm hiện tượng viêm ở kết mạc và giác mạc. Loại thuốc nhỏ mắt này có khả năng cải thiện triệu chứng của viêm kết mạc mùa xuân và viêm kết mạc dị ứng theo mùa.

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid có tác dụng giảm tình trạng viêm do dị ứng gây ra

Một số loại thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid được dùng phổ biến trong điều trị dị ứng mắt, bao gồm:

  • Diclofenac (Naclof, Diclofenac 0.1%)
  • Ketorolac (Acular 0.5%)

Khi sử dụng nhóm thuốc này tại chỗ, cần tránh đeo kính áp tròng trong và sau khi nhỏ mắt ít nhất 10 phút. Ngoài ra, tránh sử dụng chế phẩm nhỏ mắt chứa NSAID trong trường hợp đã có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc chống viêm chứa steroi nào.

3. Thuốc ổn định tế bào mast

Thuốc ổn định tế bào mast là nhóm thuốc nhỏ mắt có độ an toàn cao và được sử dụng rộng rãi trong quá trình điều trị dị ứng mắt. Tế bào mast là cơ quan giải phóng histamine và leukotrienes nhằm phục hồi vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu.

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Thuốc ổn định tế bào mast giúp ngăn chặn tình trạng giải phóng histamine và leukotrienes

Tuy nhiên khi bị dị ứng, số lượng tế bào mast sẽ tăng lên và có thể làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa rát, viêm, chảy nước mắt,… Thuốc nhỏ mắt ổn định màng tế bào mast có khả năng kìm hãm hoạt động của cơ quan này, từ đó làm giảm triệu chứng do histamine và leukotrienes gây ra.

  • Lodoxamide (Alomide): Lodoxamide có tác dụng làm giảm triệu chứng do viêm kết/ giác mạc mùa xuân và viêm kết mạc gai khổng lồ. Tuy nhiên cần tránh dùng loại thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Cromolyn (Crolom): Cormolyn có tác dụng bảo vệ tế bào mast khỏi các phản ứng kết hợp kháng thể – kháng nguyên typ IgE nhằm ức chế quá trình giải phóng leukotrienes và histamine.
  • Pemirolast (Alegysal): Thuốc nhỏ mắt chứa Pemirolast thường được sử dụng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng.
  • Olopatadine (Olopat, Pataday): Thuốc nhỏ mắt này được dùng trong trường hợp viêm kết mạc do dị ứng gây ra. Khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn tại chỗ như ngứa mi, nóng rát, ngứa mắt, nhìn mờ,…

4. Thuốc co mạch

Thuốc co mạch có tác dụng giảm sung huyết, từ đó cải thiện triệu chứng phù nề và đỏ mắt. Loại thuốc này không có khả năng đối kháng thụ thể histamine. Do đó thường được phối hợp với thuốc nhỏ mắt kháng histamine nhằm hạn chế tình trạng phát sinh các triệu chứng dị ứng mới.

Tuy nhiên bệnh nhân tăng nhãn áp không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt có tác dụng co mạch. Bên cạnh đó, cần tránh dùng đồng thời nhóm thuốc này với thuốc ức chế IMAO.

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Thuốc tra mắt có tác dụng co mạch được sử dụng phổ biến, bao gồm Phenylephrin, Naphazoline,…

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Phenylephrin (Phenylephrine 2.5%, Paragon): Ngoài tác dụng giảm sung huyết kết mạch, Phenylephrine còn có tác dụng làm giảm đồng tử trong điều trị viêm màng bồ đào có khả năng dính.
  • Naphazoline (Vimacul, Opcon –A, Polymax F): Naphzoline có thể cải thiện triệu chứng đỏ mắt, xót mắt, cảm giác bỏng rát,… khi bị dị ứng.
  • Tetrahydrozolin (V.Rohto cool, Tetrachydrozolin 0.05%): Tetrahydrozolin hoạt động tương tự các loại thuốc co mạch khác. Tuy nhiên khi dùng loại thuốc này, cần sử dụng một lượng vừa phải, Dùng quá nhiều thuốc có thể khiến mắt đỏ và xót.

5. Thuốc nhỏ mắt chứa steroid

Các chế phẩm tra mắt chứa Corticosteroid (Dexamethasone) không được khuyến khích dùng trong điều trị dị ứng mắt. Vì loại thuốc này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Do đó, thuốc nhỏ mắt chứa steroid chỉ được sử dụng khi triệu chứng không có đáp ứng với những loại thuốc nhỏ mắt thông thường.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt điều trị dị ứng

Dùng thuốc đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng do dị ứng mắt. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tùy tiện và cẩu thả có thể khiến bệnh chuyển biến xấu, thậm chí gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Khi dùng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Vì vậy khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng, bạn nên chú ý những thông tin sau:

  • Khi xuất hiện các triệu chứng ở mắt, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn loại thuốc phù hợp.
  • Khi dùng thuốc tra mắt, tránh sử dụng kính áp tròng trong và sau khi dùng thuốc ít nhất 10 phút.
  • Dùng thuốc theo liều lượng được chỉ định. Tuyệt đối không nhỏ quá nhiều thuốc, dùng quá liều lượng có thể khiến mắt bị đỏ và xót.
  • Một số loại thuốc nhỏ mắt có thể đi vào tuần hoàn màu và tương tác với những loại thuốc uống. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để được cân nhắc về phản ứng này.
  • Bệnh nhân có các tình trạng sức khỏe đặc biệt như tăng nhãn áp, rối loạn điều tiết, nhạy cảm với ánh sáng,… cần trình bày với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc thích hợp.
  • Dùng các loại thuốc tra mắt có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ. Trong trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng khi có chỉ định của bác sĩ. Tình trạng tự ý sử dụng hoặc dùng không đúng liều lượng có thể làm phát sinh những tình huống rủi ro.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa dị ứng thuốc tê với ngộ độc thuốc tê

Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?

Thuốc tê là một sản phẩm được sử dụng phổ biến, có tác dụng phong bế thần kinh ngoại vi,…

Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Dị ứng thuốc kháng sinh là một trong những trường hợp dị ứng thuốc phổ biến nhất. Tình trạng này…

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt giúp giảm nhanh triệu chứng

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là một trong những mẹo hay mà nhiều người vẫn dùng. Chỉ…

Dị ứng sau sinh – Hiện tượng thường gặp và cách xử lý

Dị ứng sau sinh là hiện tượng da liễu khá phổ biến. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng…

Da bị dị ứng mỹ phẩm thường nổi mụn đỏ

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh nhất

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da xảy ra các phản ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, da khô,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *