Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi chèn ép vào rễ thần kinh, căn bệnh này có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa, rối loạn đại tiện, teo cơ hoặc thậm chí là tàn phế suốt đời. Dưới đây là các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống người bệnh nên nắm rõ để có phương án phòng ngừa từ sớm.

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống có chức năng giảm ma sát và giúp xương cột sống vận động trơn tru. Mỗi đĩa đệm đều có nhân nhầy nằm bên trong bao xơ. Vì một lý do nào đó, bao xơ có thể bị rách khiến cho nhân nhầy bị lệch khỏi vị trí ban đầu dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

Khi thoát ra ngoài, nhân nhầy sẽ chèn ép vào hệ thống các rễ thần kinh nằm quanh đốt sống khiến bệnh nhân thường xuyên phải gánh chịu các cơn đau nhức cột sống, tê bì tay chân và cảm giác nóng rát, châm chích như có kiến bò. Các triệu chứng trên diễn ra liên tục không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu mà còn làm giảm chất lượng sống và ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động của cơ thể.

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bao gồm:

1. Thiếu máu não

Thiếu máu não là biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do đĩa đệm cột sống cổ bị thoát vị chèn ép lên rễ thần kinh và các động mạch xung quanh. Nó khiến cho không gian mạch máu bị thu hẹp và cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Hậu quả là bệnh nhân có thể bị thiếu máu não cục bộ và dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường như:

  • Đau đầu
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Ù tai
  • Giảm thị lực hoặc thính lực
  • Tê bì, nhức mỏi các chi
  • Rối loạn khả năng vận động

2. Đau rễ thần kinh

Dọc theo vùng cột sống của chúng ta có rất nhiều dây thần kinh. Do đó, chúng rất dễ bị tổn thương trước sự chèn ép của nhân nhầy đĩa đệm. Điều này sẽ khiến người bệnh phải gánh chịu những cơn đau nhức khó chịu.

Theo thời gian, khi bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng và chuyển sang giai đoạn cục bộ, cơn đau sẽ diễn ra với tần suất ngày một dày đặc. Người bệnh không chỉ đơn thuần bị đau ở vùng cổ hay vùng thắt lưng mà cơn đau còn lan xuống chân hoặc lan qua cánh tay, bàn tay. Cơn đau tăng mạnh mỗi khi bưng bê vật nặng, khi đứng lâu, ngồi nhiều, xoay người hoặc ngay cả khi ho và hắt hơi. 

3. Hội chứng giao cảm sau cổ

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng có thể gặp phải hội chứng giao cảm sau cổ. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do tủy sống bị chèn ép và chịu nhiều áp lực từ chính phần nhân nhầy đĩa đệm bị thoát vị.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Hội chứng giao cảm cổ là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Các triệu chứng có thể gặp khi bị hội chứng giao cảm sau cổ bao gồm:

  • Đau nhức đầu
  • Hoa mắt hoặc chóng mặt thường xuyên
  • Rối loạn thăng bằng hoặc rối loạn vận động
  • Giảm khả năng nghe
  • Đau nhức tay chân
  • Không thể tự đi lại nếu không có dụng cụ hỗ trợ…

4. Lệch vẹo cột sống thắt lưng

Lệch vẹo cột sống thắt lưng là một trong những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Khi mắc căn bệnh này, các cơ cạnh cột sống có dấu hiệu bị co cứng khiến khả năng vận động, xoay vặn người hay cúi gập lưng bị giảm sút rõ rệt và không còn được linh hoạt. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn không thể cử động được thắt lưng và việc cố gắng vận động còn mang đến các cơn đau dữ dội. Một số bệnh nhân phải nhờ đến thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ để duy trì các hoạt động bình thường.

Trong trường hợp nhân nhầy đĩa đệm bị lệch hẳn ra ngoài, cột sống có thể bị biến dạng, cong vẹo và gây sức ép lên dây thần kinh hông to dẫn đến các cơn đau lan tỏa xuống một bên chân.

5. Rối loạn cảm giác

Biến chứng rối loạn cảm giác cũng xảy ra sau khi rễ thần kinh bị chèn ép. Đôi khi người bệnh có thể bị mất cảm giác, kèm theo đó là nhiều dấu hiệu khác như:

  • Tê bì tay chân
  • Trong người nóng lạnh bất thường
  • Khả năng chịu đựng kém khi tới nơi đông người hoặc những nơi ồn ào
  • Khả năng chịu đau cao
  • Dễ bị kích động, nổi nóng…

6. Biến chứng teo cơ do thoát vị đĩa đệm cột sống

Một số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm phải đối mặt với biến chứng teo cơ. Việc ít vận động khi bị đau chính là một trong những nguyên nhân khiến các cơ quanh cột sống cũng như hệ thống các cơ ở tay chân bị suy yếu và teo dần.

Thêm vào đó, tình trạng chèn ép của đĩa đệm thoát vị lên các mạch máu cũng gây cản trở cho hoạt động lưu thông máu cùng oxy đến nuôi dưỡng các cơ. Teo cơ chính là một hậu quả tất yếu.

Khi bị teo cơ, tay chân của người bệnh trở nên yếu hơn, không còn khả năng nâng đỡ vật nặng hay làm những công việc đòi hỏi lực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như khả năng lao động của người bệnh.

7. Rối loạn đại tiểu tiện

Thêm một biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà người bệnh không nên chủ quan đó chính là rối loạn đại tiện. Hiện tượng này xảy ra khi các dây thần kinh quanh vùng thắt lưng bị chèn ép nghiêm trọng dẫn đến rối loạn cơ tròn. Điều này khiến cho người bệnh không thể tự chủ trong các hoạt động đại tiện, tiểu tiện. Một số bệnh nhân còn bị đái dầm, thường xuyên rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách thụ động.

biến chứng rối loạn đại tiện của thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép vào cơ vòng gây rối loạn đại tiện

8. Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Hội chứng này là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng xảy ra ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng. Khi gặp biến chứng đau khập khễnh cách hồi, bệnh nhân sẽ không thể đi lại được như bình thường. Sau khi đi được một quãng đường ngắn, người bệnh cần ngừng lại nghỉ ngơi và xoa bóp một lúc mới có thể tiếp tục đi được.

9. Hội chứng đuôi ngựa

Tại phần cuối của tủy sống nằm ở cột sống thắt lưng có chứa một bó rễ thần kinh được gọi là chùm đuôi ngựa. Bộ phận này có chức năng ghi nhận và truyền các tín hiệu đến và đi từ hai chân cũng như các cơ quan ở vùng chậu.

Khi bó rễ thần kinh này bị nhân nhầy đĩa đệm chèn ép sẽ dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nó có thể khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Xuất hiện các cơn đau lan dọc từ thắt lưng xuống tới vùng mông, đùi hoặc thậm chí cơn đau ảnh hưởng đến cả bàn chân
  • Tê bì chân
  • Mất cảm giác cục bộ, đặc biệt là ở khu vực xương chậu
  • Rối loạn bàng quang
  • Rối loạn chức năng sinh dục
  • Yếu cơ
  • Mất phản xạ ở chân

10. Liệt tay chân hoặc liệt nửa người

Không chỉ gây rối loạn vận động ở tay chân, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể gây liệt tay chân hoặc liệt nửa người. Biến chứng này rất dễ xảy ra khi dây thần kinh số 2 và 3 bị chèn ép.

11. Tàn phế

Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Do dây thần kinh và tủy sống bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh hoàn toàn mất đi khả năng vận động, phải nằm yên một chỗ suốt đời, mọi hoạt động đều phải dựa vào người khác. Điều này làm gia tăng gánh nặng cho người thân, gia đình của họ. 

Cách phòng ngừa biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống

Có thể thấy, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên chủ động tìm ra các giải pháp để ngăn ngừa tác hại của bệnh.

Để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, bệnh nhân cần chú ý:

  • Chủ động thăm khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tái khám thường xuyên để theo dõi được sự tiến triển của bệnh nhằm điều chỉnh các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cho phù hợp và kịp thời phát hiện ra biến chứng của bệnh nếu có.
  • Tránh lao động nặng nhọc. Không bưng bê vật nặng quá mức gây áp lực cho đĩa đệm
  • Loại bỏ các tư thế xấu trong sinh hoạt hàng ngày như cúi khom lưng trong thời gian dài, ngồi với tư thế cong vẹo cột sống
  • Không thay đổi tư thế một cách đột ngột gây tổn thương cho bao xơ đĩa đệm
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong nhiều tiếng đồng hồ liền. Đối với những người làm việc văn phòng thì nên đứng dậy hoạt động đi lại nhẹ nhàng vài phút sau mỗi giờ làm việc để cột sống được thư giãn.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi tốt cho xương khớp. Cắt giảm lượng chất béo sử dụng trong bữa ăn.
  • Xây dựng kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao hợp lý để kiểm soát tốt cân nặng, giúp máu lưu thông tốt và củng cố sức mạnh cho cột sống cũng như hệ thống cơ bắp xung quanh. Điều này cũng giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ gặp biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

Có thể bạn chưa biết

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:24 - 23/03/2023 - Cập nhật lúc: 10:24 - 24/03/2023
Chia sẻ:
Bà bầu bị đau khớp háng do đâu? Mang thai cần biết

Bà bầu bị đau khớp háng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân quá mức trong thai kỳ,…

10+ địa chỉ khám đau lưng tốt tại Hà Nội – Bác sĩ giỏi

Các địa chỉ khám đau lưng tại Hà Nội có bác sĩ giỏi luôn là sự lựa chọn ưu tiên…

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?

Khi tình trạng bệnh trở nên nặng, được chỉ định phẫu thuật. Thì vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm…

thuốc nam trị gai cột sống 5 cây thuốc nam trị gai cột sống được người bệnh săn tìm

Áp dụng các bài thuốc nam để chữa bệnh gai cột sống là phương pháp rất quen thuộc được người…

Gạo lứt rang giúp hỗ trợ trị bệnh xương khớp hiệu quả Dùng gạo lứt rang chữa bệnh khớp hiệu quả không ngờ

Sử dụng gạo lứt rang chữa bệnh khớp là một biện pháp điều trị tại nhà mới khiến nhiều người…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển từ hàng chục phương thuốc cổ truyền mang đến giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không xâm lấn, bảo tồn nguyên vẹn cột sống. [Đừng bỏ lỡ]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua