Dị ứng thời tiết nên ăn gì, không nên ăn gì? Và cách chữa hiệu quả

Bị dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu thì hết?

Dị ứng sữa rửa mặt – Cách xử lý tại chỗ hạn chế tối đa tác hại

9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng cho hiệu quả nhanh nên áp dụng

Dị ứng thời tiết gây sưng môi có nguy hiểm không?

Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý tốt nhất

Bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Dị ứng sữa là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bị dị ứng mỹ phẩm nặng đây là điều bạn cần làm ngay

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng thời tiết là tình trạng bệnh lý có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Bệnh có xu hướng bùng phát tự nhiên rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian và tái phát ngay khi gặp điều kiện thuận lợi.

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?
Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp phải vấn đề này

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?

Theo BS.Trần Thị Thùy Linh – Nguyên PGĐ của bệnh viện Da Liễu TPHCM, dị ứng thời tiết là một dạng của da liễu, thường gặp khi thời tiết thay đổi thất thường. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ứng thời tiết nhưng trong đó người già, trẻ em, phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch kém là đối tượng điển hình. 

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân gây dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, cũng có một vài giả thiết cho rằng, viêm da dị ứng được hình thành do hệ miễn dịch bị suy yếu. Ngoài ra, các yếu tố như thức ăn, khói bụi, vi khuẩn, stress, mỹ phẩm, chất tẩy rửa cũng là những nhân tố phát triển bệnh hàng đầu.

Các triệu chứng dị ứng da do thời tiết được biểu hiện cụ thể như:

  • Da khô, bong tróc, ngứa.
  • Xuất hiện ban đỏ trên mặt, sau đầu gối, trên bàn tay, bàn chân, trong khuỷu tay.
  • Nứt da, sưng, tấy đỏ.
  • Rỉ dịch lỏng, trong suốt.
  • Dày da, tạo lớp vảy dày.

Chia sẻ về vấn đề này, BS.Trần Thị Thùy Linh cũng cho biết thêm, chứng dị ứng thời tiết thường có xu hướng tự khỏi sau thời gian bùng phát. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng tổn thương và biện pháp cải thiện mà thời gian tự khỏi bệnh cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng hầu như các trường hợp dị ứng tự khỏi đều có khả năng tự bùng phát ngay sau đó hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi. 

  • Đối với các trường hợp dị ứng nhẹ

Lúc này các tổn thương bên ngoài da chỉ vừa mới xuất hiện nên dễ dàng kiểm soát và xử lý hơn. Điều quan trọng đó là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và tìm kiếm biện pháp khắc phục. Dị ứng thời tiết có thể tự suy giảm sau vài tiếng. Nếu được chăm sóc đúng cách thì sau 1 – 2 ngày thì các triệu chứng ngoài da cũng sẽ biến mất hoàn toàn.

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?
Biểu hiện của chứng dị ứng thời tiết
  • Đối với trường hợp dị ứng thời tiết mãn tính

Tức thời gian phát bệnh kéo dài, tổn thương đã lan rộng và có biểu hiện viêm nhiễm thì thời gian bệnh tự biến mất sẽ kéo dài hơn. Bệnh nhân có thể mất khoảng 1 – 2 tuần để khắc phục các biểu hiện của bệnh. Dị ứng thời tiết mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm, vì vậy khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh bùng phát dưới nhiều hình thức khác nhau.

Mặc dù chứng dị ứng thời tiết không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài, nó có ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dị ứng thời tiết còn gây ra một số biến chứng nghiêm trọng trên da chẳng hạn như tổn thương da, nhiễm trùng,… Do đó, khi phát hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân nên tìm hiểu phương pháp khắc phục và điều trị kịp thời.

Để điều trị viêm da dị ứng do thời tiết, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và kiêng cử đúng cách để hạn chế bệnh bùng phát nghiêm trọng hơn. Hiện nay, việc điều trị dị ứng thời tiết thường được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc cụ thể đó là:

  • Thuốc kháng sinh, điều trị nhiễm trùng.
  • Nhóm thuốc chứa corticosteroid ngăn ngừa viêm.
  • Thuốc kháng histamine để dứt điểm nhanh các triệu chứng ngứa da.
  • Kem, thuốc mỡ bôi ngoài để làm mềm da, giảm viêm sưng và một số phản ứng dị ứng tại chỗ.

Bạn muốn tìm hiểu thêm: Cách ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Những điều cần lưu ý khi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có khả năng tự khỏi khi bệnh nhân nắm rõ và thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ kích ứng như: lông động vật, phấn hoa, một số thực phẩm dễ gây kích ứng, chất  tẩy rửa, mỹ phẩm. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên liệt kê tất cả những thứ dễ gây dị ứng đối với cơ thể và tránh tiếp xúc với chúng khi thời tiết thay đổi.
  • Hạn chế cào gãi, cọ xát: Việc cào gãi, cọ xát khiến cho vùng da bị kích ứng bị tổn thương và ngày càng tệ hơn. Để hạn chế được những tổn thương, khi có triệu chứng ngứa bệnh nhân có thể chườm ấm hoặc bôi gel chống ngứa. 
  • Dưỡng ẩm cho da: Dị ứng thời tiết có thể khiến cho da khô, bong tróc và dễ kích ứng hơn. Vì vậy, để hạn chế tổn thương, bệnh nhân nên dùng kem dưỡng ẩm cho da khi vừa tắm xong. Nếu bạn thuộc tuýp người da khô thì cần cân nhắc đến việc dưỡng ẩm thường xuyên bằng dầu hoặc gel dưỡng ẩm chuyên dụng.
  • Tắm bằng nước ấm: Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết có thể được khắc phục khi tắm bằng nước ấm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tắm bằng nước thảo dược như nước lá khế, nước cỏ mực,…
  • Giữ ấm cho cơ thể: Người có cơ địa nhạy cảm nên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường. 
  • Lựa chọn quần áo phù hợp: Nên lựa chọn quần áo có chất liệu dễ thấm hút, khô thoáng và hạn chế sử dụng quần áo len, tránh tình trạng kích ứng da. 
Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không
Giữ ấm cơ thể và uống đủ nước để cải thiện chứng dị ứng thời tiết

Trên đây là một số thông tin về bệnh dị ứng thời tiết mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng rằng, bài viết này có thể giúp ích cho việc tìm kiếm thông tin.

Bạn muốn xem thêm: Dị ứng thời tiết nên ăn gì và không nên ăn gì?

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Phóng sự VTV2 về công tác khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y phỏng vấn bệnh nhân điều trị thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc [Xem ngay]
Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh

Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Dị ứng sữa bò là một hiện tượng thường gặp, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, về da…

Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng Lactose xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ enzyme để tiêu hóa hoàn toàn thành phần…

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa dị ứng thuốc tê với ngộ độc thuốc tê

Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?

Thuốc tê là một sản phẩm được sử dụng phổ biến, có tác dụng phong bế thần kinh ngoại vi,…

Bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh dị ứng thời tiết có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, kể cả khi…

Bệnh viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Viêm mao mạch dị ứng (Hội chứng viêm mạch Schonlein – Henoch) là tình trạng tự dị ứng, gây ra…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *