Dị ứng thời tiết nên ăn gì, không nên ăn gì? Và cách chữa hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống không giúp điều trị dứt điểm bệnh nhưng giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng. Vậy dị ứng thời tiết nên ăn gì, kiêng ăn gì và cách chữa hiệu quả ra sao? Nội dung tư vấn của bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ giúp người bệnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp và giải pháp chữa trị hiệu quả từ thảo dược.

Dị ứng thời tiết nên ăn gì và không nên ăn gì?
Người bị dị ứng thời tiết nên ăn gì và kiêng ăn gì để giảm ngứa và nổi mề đay?

Dị ứng thời tiết kiêng ăn gì để hạn chế ngứa và nổi mẩn?

Thực phẩm sử dụng hàng ngày không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng, giúp duy trì trạng thái hoạt động của cơ thể mà chúng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những loại thực phẩm có lợi, một số khác lại khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, trước khi sử dụng bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số loại đồ ăn, thức uống khiến triệu chứng dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn mà bạn nên kiêng hoặc hạn chế sử dụng:

1. Kiêng ăn thịt bò và sữa bò hạn chế nổi mẩn

Trong thịt bò và sữa bò có chứa loại protein huyết thanh và Casein. Hai loại protein này thường làm tăng nguy cơ dị ứng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, Casein và protein huyết thanh còn được tìm thấy trong thịt của các động vật có vú. Do đó, để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do dị ứng thời tiết gây ra, bệnh nhân nên loại bỏ những thực phẩm giàu đạm ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

2. Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ nên kiêng hải sản

Hải sản bao gồm cua, tôm, cá, ghẹ,… là nhóm thực phẩm nguy cơ khiến dị ứng trở nên trầm trọng. Bởi theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, thành phần chính của hải sản là protein parvalbumin. Các loại protein này có thể gây phản ứng ở những bệnh nhân nhạy cảm, có hệ miễn dịch yếu. Và một khi bị dị ứng hải sản, ngoài triệu chứng nổi mề đay, bệnh nhân còn bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, dị ứng có thể gây sốc phản vệ.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

3. Dị ứng thời tiết nóng nên kiêng đậu phộng (lạc)

Thành phần Albumin và Vicilin có trong đậu phộng chính là hai yếu tố gây dị ứng mạnh và bền nhất, ngay cả khi ở nhiệt độ cao. Theo một số nghiên cứu cho biết, ngưỡng gây dị ứng được ghi nhận ở đậu phộng là 1mg. Tuy nhiên, một hạt đậu lại có khối lượng trung bình từ 500 – 1000mg. Điều này đồng nghĩa với việc 1/1000 hạt lạc cũng là tác nhân gây khởi phát dị ứng. Vì vậy, bệnh nhân bị dị ứng thời tiết tuyệt đối không nên sử dụng lạc, cho dù với lượng nhỏ nếu không muốn bệnh chuyển nặng.

4. Phát ban ngứa nên kiêng đồ uống có ga và rượu bia

Một trong những nhóm thực phẩm người bệnh bị dị ứng thời tiết nên kiêng đó là rượu, bia và đồ uống có ga. Bởi những hoạt chất chứa trong các loại thức uống này có thể kích ứng tế bào thần kinh gây nổi ban đỏ và ngứa.

Dị ứng thời tiết kiêng ăn gì?
Rượu, bia không phải là thức uống tốt đối với người bị dị ứng thời tiết.

Ngoài thực phẩm, người bệnh nên kiêng gió lạnh, hạn chế nằm điều hòa nhiệt độ quá thấp, không gãi ngứa khiến da bị tổn thương. Không tắm bằng nước lạnh mà nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc để mồ hôi ra quá nhiều do cơ thể bị nóng. Tránh các áp lực, căng thẳng, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Đặc biệt, nổi mề đay ở trẻ em nên kiêng gì là vấn đề cha mẹ cần quan tâm để hạn chế thấp nhất những biến chứng có thể xảy đến với các bé.

Dị ứng thời tiết nên ăn gì? Và món ăn cho người bị dị ứng thời tiết

Thực tế, có một số loại thức ăn giúp cải thiện triệu chứng dị ứng do thời tiết gây ra mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:

1. Trái cây khô

Một số loại trái cây khô như ô mai chua ngọt, hạnh nhân, nho khô hoặc hạt điều,… cần được bổ sung vào danh sách ăn hàng ngày. Bởi chúng chứa lượng lớn dinh dưỡng, bao gồm vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp độ ẩm cho da. Từ đó, hạn chế tình trạng mất nước, khô và bong tróc da. Người bệnh dị ứng thời tiết nên ăn nhiều trái cây khô vào mùa đông. Vì đây là thời điểm cơ thể cần bù đắp nước và dưỡng chất nhiều nhất.

2. Dị ứng thời tiết nên uống trà nóng

Trà thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên thường giúp làm tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợn điều trị dị ứng mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, khi đông đến, ngoài việc giữ ấm cơ thể, bệnh nhân nên uống trà thảo dược để cải thiện triệu chứng. Một số loại trà thảo dược người bệnh nên lựa chọn như trà gừng, trà cam thảo, trà xanh, trà hoa cúc hoặc hoa nhài.

3. Sữa chua là món ăn cho người bị dị ứng

Sữa chua chứa lượng lớn hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột và hàm lượng vitamin, khoáng chất, protein dồi dào. Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết, những thành phần tự nhiên này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà chúng còn giúp làm dịu các thương tổn ngoài da do dị ứng thời tiết gây ra.

Bên cạnh đó, sữa chua còn là nguồn cung cấp độ ẩm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho da. Đặc biệt là cải thiện tình trạng bong tróc và khô ráp trên da, giúp giảm ngứa.

4. Dưa hấu giảm triệu chứng dị ứng thời tiết

Dưa hấu được xem là thức ăn giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Bên cạnh đó, chúng còn được xem là dược liệu giúp điều trị triệu chứng ngứa ngáy, mề đay do dị ứng thời tiết gây ra. Với đặc tính tiêu khát, giải độc và chống viêm, bệnh nhân có thể ăn dưa hấu mỗi ngày để kiểm soát bệnh.

Ngoài ra, để giảm ngứa và hạn chế nổi mề đay, người bệnh có thể dùng vỏ xanh (40g) của quả dưa hấu rửa sạch, thái nhỏ, nấu nước và thêm vào một muỗng đường rồi uống.

Dị ứng thời tiết nên ăn gì?
Dưa hấu – Món ăn mang lại nhiều lợi ích đối với người bệnh dị ứng thời tiết.

5. Dị ứng thời tiết nên ăn rau họ cải

Các loại rau họ cải chính là lựa chọn cực kì tốt đối với những bệnh nhân bị dị ứng thời tiết. Bởi chúng chứa lượng lớn vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho da. Đồng thời, hoạt chất này còn được biết đến như một chất kháng histamin tự nhiên, giúp giảm bớt các triệu chứng liên quan đến dị ứng thời tiết. Ngoài công dụng này ra, rau họ cải cũng rất tốt đối với người bị tim mạch và tiểu đường.

Một số loại rau họ cải, người bệnh có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như:

  • Rau cải bẹ xanh
  • Rau cải xoăn
  • Cải bó xôi
  • Cải ngọt
  • Cải cúc
  • Cải ngồng
  • Cải bắp
  • Cải thảo

6. Cần tây

Không chỉ giàu vitamin C, cần tây còn chứa các hợp chất chống viêm có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng. Người bệnh có thể sử dụng cần tây sống hoặc nấu chín mỗi ngày để điều trị bệnh.

7. Cà rốt

Cà rốt chứa rất nhiều hoạt chất Beta-Carotene. Đây là chất giúp loại bỏ nguy cơ bị dị ứng, đồng thời bảo vệ cơ thể và da khỏi tổn thương. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng ngứa và nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên bổ sung cà rốt vào danh sách thực phẩm cần ăn.

8. Bí ngô

Nếu muốn chấm dứt tình trạng ngứa da do dị ứng, người bệnh không nên bỏ qua bí ngô. Cũng giống như các loại rau củ khác, loại quả này cũng rất giàu Carotenoid có công dụng ngăn ngừa và loại bỏ triệu chứng dị ứng.

Một chế độ ăn uống khoa học vẫn chưa phải là cách tốt nhất để đẩy lùi tình trạng dị ứng thời tiết. Vì vậy, ngoài vấn đề thực dưỡng, bệnh nhân cần xây dựng các bài tập thể hình để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời nên thăm khám để được điều trị hiệu quả bằng phương pháp phù hợp.

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Chữa bằng cách nào hiệu quả?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, dị ứng thời tiết không thể tự khỏi nếu không được điều trị hoặc chỉ áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thời gian điều trị trong bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào mức độ dị ứng và phương pháp điều trị. Dưới đây là các giải pháp thường được áp dụng trong điều trị dị ứng da.

Dị ứng thời tiết uống thuốc gì nhanh khỏi?

Thuốc bôi ngoài da: Được sử dụng để giảm nhẹ 1 số triệu chứng dị ứng thời tiết ngoài da như ngứa, nổi mẩn, khô da. Các nhóm kem bôi, thuốc mỡ dưỡng ẩm, thuốc có chứa corticoid chống viêm được sử dụng trong các thời điểm dị ứng bùng phát. Nhóm thuốc dẫn xuất macrolid được chỉ định khi dị ứng da nghiêm trọng hơn.

Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa, giảm khô da nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có tiềm ẩn 1 số tác dụng phụ như: teo da, rạn da, giãn mạch, tăng nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc, giảm sắc tố da và rậm lông. Nhóm thuốc chứa Corticoid hạn chế sử dụng và chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn.

Thuốc uống toàn thân: Để cải thiện các triệu chứng ngứa, khó chịu và kháng viêm, bác sĩ có thể chỉ định 1 số thuốc kháng viêm, giảm ngứa đường uống có tác dụng toàn thân. Nhóm thuốc kháng Histamin, ciclosporin… được chỉ định theo liều lượng phù hợp với mức độ bệnh.

Thuốc Tây chữa viêm da dị ứng
Thuốc Tây chữa viêm da dị ứng

Nhìn chung thuốc Tây đường uống đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có nhược điểm lớn khi gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, thuốc có ảnh hưởng đến chức năng gan, tuyến thượng thận. 

Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhất là vấn đề trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì, đòi hỏi ba mẹ cần đặc biệt quan tâm, vì tác hại của thuốc Tây đối với trẻ nghiêm trọng hơn người lớn.

Chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng thảo dược

Ngoài thuốc Tây y, nhiều người có thói quen sử dụng các bài thuốc lá dân gian để giảm các triệu chứng ngứa, nổi mẩn, khô da do bị dị ứng thời tiết. Một số loại lá được sử dụng phổ biến gồm: lá trầu không, lá trà xanh, lá khế, cây sài đất, lá lốt…. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp sau khi sử dụng các loại lá này thì tình trạng dị ứng da càng nghiêm trọng hơn.

Có tình trạng này là do việc sử dụng các mẹo dân gian chưa thực sự phù hợp. Có thể do thảo dược không có tác dụng vì dược tính thấp. Thảo dược có lẫn hóa chất, bụi bẩn, độc dược chưa được loại bỏ, lượng tinh dầu quá mạnh. Đôi khi, chỉ vì lơ là trong việc đảm bảo vệ sinh khi áp dụng mà người bệnh đối mặt với nguy cơ bội nhiễm da, dị ứng thời tiết nặng hơn, tái phát dai dẳng.

Chữa dị ứng thời tiết bằng thảo dược Đông y hiệu quả ngay liệu trình đầu tiên

Dị ứng thời tiết và dị ứng da nói chung theo quan điểm Đông y đều có liên quan đến các yếu tố tạng phủ suy yếu, huyết hư, huyết nhiệt, phong (hàn, nhiệt), tà độc xâm nhập vào cơ thể. Để điều trị dị ứng hiệu quả, ngăn tái phát, Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc giúp bổ huyết, lưu thông khí huyết, khu phong, trừ tà, phục hồi và tăng cường chức năng gan thận.

Kế thừa trọn vẹn nguyên tắc Đông y, bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hoàn thiện là giải pháp chữa dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa hoàn chỉnh nhất hiện nay. Bài thuốc được bào chế dưới dạng cao tinh chất, hòa quyện hơn 30 vị thuốc Nam khác nhau trong 2 chế phẩm Bình can hoàn và Giải độc hoàn.

Tiêu ban Giải độc thang được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản

Tiêu ban Giải độc thang đi sâu tác động cùng lúc vào tạng phủ (can, thận, phế), bổ huyết, hành huyết, bồi bổ gan, thận, đẩy lùi căn nguyên gây dị ứng, phát huy cơ chế phục hồi và tái tạo tự nhiên của cơ thể. Đồng thời, tăng cường chức năng giải độc của gan, mật và thải độc của thận. Tiêu nhanh các triệu chứng nổi ban đỏ, mẩn ngứa do dị ứng thời tiết, chống dị ứng, ổn định cơ địa, hạn chế thấp nhất khả năng tái phát.

Hàng chục vị thuốc quý được lấy từ hệ thống các vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP – WHO (Tiêu chuẩn dược liệu sạch của tổ chức Y tế thế giới). Tiêu ban Giải độc thang an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó có cả dị ứng thời tiết ở trẻ em, phụ nữ sau sinh.

Xem ngay: Tiêu ban Giải độc thang – Giải pháp “vàng” cho bệnh mề đay mẩn ngứa

Tiêu ban Giải độc thang sử dụng thảo dược sạch tự nhiên
Tiêu ban Giải độc thang sử dụng thảo dược sạch tự nhiên

95% trong tổng số hàng ngàn người bệnh khỏi hẳn dị ứng, mề đay sau 1-3 tháng dùng thuốc là hiệu quả khả quan mà bài thuốc chữa dị ứng của Trung tâm Thuốc dân tộc mang lại. Bài thuốc nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh.

Diễn viên Khánh Linh (Phim Về nhà đi con) thường xuyên bị nổi mẩn ngứa mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc ăn phải đồ ăn lạ. Sau 2 tháng dùng thuốc Tiêu ban Giải độc thang, chị đã khỏi hẳn tình trạng này.

Xem chi tiết chia sẻ của DV Phùng Khánh Linh:

Khỏi hẳn mề đay sau sinh mỗi khi thời tiết thay đổi, nhà văn Trần Thị Tuyết Trinh cho biết: “Bài thuốc Tiêu ban Giải thang đã làm thay đổi cách nhìn về thuốc Đông y của mình. Sau 3 tháng dùng thuốc mình đã khỏi hẳn mề đay, dị ứng và không thấy tái phát. Thuốc an toàn, không tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sữa cho con bú”.

Xem chi tiết hành trình điều trị thành công mề đay, dị ứng sau sinh của chị Trinh

Chị Đỗ Thị Ngọc bị nổi mề đay khắp người mỗi khi thời tiết thay đổi. Tin tưởng vào liệu pháp điều trị mề đay, dị ứng tại Trung tâm Thuốc dân tộc, chị Ngọc đã khỏi hẳn tình trạng này sau 2 tháng dùng thuốc, 4 năm không tái phát.

Xem chi tiết đánh giá hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của chị Ngọc

Khám chữa dị ứng thời tiết và các bệnh lý về da khác tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp tư vấn, gia giảm vị thuốc, đồng hành cho đến khi khỏi bệnh. Đồng thời, bác sĩ tận tình tư vấn, hướng dẫn chi tiết viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì và chăm sóc da thế nào hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ngay hôm nay để nhận được những lời khuyên hữu ích từ phía các bác sĩ chuyên khoa.

Bài đọc thêm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:03 - 21/03/2023 - Cập nhật lúc: 14:02 - 22/03/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Môi tự dưng bị sưng lên là triệu chứng bất thường không thể bỏ qua Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì? Nguy hiểm chớ bỏ qua

Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì là thắc mắc chung của rất nhiều người vì tình trạng môi…

Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Dị ứng cơ địa với các triệu chứng ngứa, nổi mề đay, mẩn đỏ trên da… liên quan đến yếu…

Thuốc dị ứng Telfast – Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dị ứng Telfast có chứa thành phần fexofenadine thường được bác sĩ kê đơn với mục đích điều trị…

Nổi mụn trắng trong cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm Nổi mụn trắng trong cổ họng – Dấu hiệu nguy hiểm chớ xem thường

Cổ họng – nơi chịu nhiều tác động nhưng lại khá nhạy cảm. Khi đột nhiên bị nổi mụn trắng…

Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Viêm mao mạch dị ứng còn gọi là hội chứng viêm mạch Schonlein – Henoch, bệnh gây tổn thương đến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua