Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào đặc biệt là phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Lý do là lúc này cơ thể phụ nữ còn rất yếu và có rất nhiều thay đổi từ nội tiết tố đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Vậy mẹ bị dị ứng thì có nên cho con bú hay không, nếu cho bú thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bé?

Có nên cho con bú khi bị dị ứng là thắc mắc chung của nhiều mẹ
Có nên cho con bú khi bị dị ứng là thắc mắc chung của nhiều mẹ

Nguyên nhân dị ứng ở phụ nữ sau sinh

Có rất nhiều kiểu dị ứng trong thời kỳ cho con bú ở mẹ. Theo thống kê, có tới 20 – 30% trường hợp các mẹ sau khi sinh bị dị ứng đặc biệt là nổi mề đay ở cánh tay, bàn chân, bụng , lưng… Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là:

  • Do thay đổi nội tiết tố: Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng dị ứng của phụ nữ đang cho con bú là do sau sinh các hormone thay đổi nhất là nội tiết tố nữ estrogen. Hormone estrogen thường tăng đột biến khi mang thai, suy giảm mạnh sau sinh và chỉ bắt đầu tăng trở lại khi dừng cho con bú. 
  • Do hệ miễn dịch suy yếu: Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch là đào thải và phản ứng với sự thay đổi bất thường của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, sau sinh, hệ miễn dịch suy yếu, hoạt động kém tạo điều kiện cho virus , vi khuẩn xâm nhập gây dị ứng. 
  • Do chức năng gan suy yếu: Do cơ thể sản phụ vẫn chưa được hồi phục bình thường sau sinh khiến chức năng gan kém và không thể lọc hết độc tố gây ra hiện tượng nổi mẩn, ngứa ngáy, dị ứng thức ăn.
  • Do thay đổi thói quen, chế độ ăn uống: Sau khi sinh, mẹ phải thay đổi chế độ ăn uống để có sữa cho bé và kiêng khem nhiều thứ. Những điều này cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng.
  • Nguyên nhân khác: Do nguồn nước, thức ăn, mỹ phẩm hoặc dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, huyết thanh..

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không?

Có hai trường hợp dị ứng thường gặp ở các mẹ đang cho con bú là dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa và dị ứng thức ăn. Dị ứng có được chia thành hai trường hợp là có thể cho bé bú bình thường và không thể cho bú. Trong đó:

Trường hợp mẹ dị ứng có thể cho con bú

Mẹ bị dị ứng nổi mề đay do thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng của thời tiết thì có thể cho con bú
Mẹ bị dị ứng nổi mề đay do thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng của thời tiết thì có thể cho con bú

Với thắc mắc mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không thì câu trả lời là có với trường hợp dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa. Theo khoa học lý giải, hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa ở mẹ là do thay nổi nội tiết tố, cơ thể nhạy cảm với thay đổi môi trường… 

Bản thân bệnh nổi mề đay không gây tác động đến sữa mẹ nên cũng không ảnh hưởng đến bé. Do đó, khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, mẹ hoàn toàn có thể cho con bú sữa một cách bình thường. Sức khỏe của bé sẽ không xảy ra vấn đề gì trong trường hợp này.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Tuy nhiên, nếu mẹ dùng thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa thì tuyệt đối không nên cho bé bú sữa. Có rất nhiều loại thuốc có thể điều tiết qua sữa mẹ, như vậy chúng sẽ tích lũy trong cơ thể trẻ qua đường sữa làm bé chậm phát triển, tổn thương về thần kinh. Do đó, mẹ nên lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, trong đó các liệu pháp thảo dược tự nhiên được ưu tiên.

Trường hợp mẹ dị ứng không thể cho con bú

Mặc dù chưa có kết luận chính xác, dị ứng có di truyền hay không nhưng có thể khẳng định, bệnh có tính gia đình. Nếu mẹ dị ứng thì bé cũng sẽ dị ứng với loại thức ăn mà mẹ sử dụng. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến bé, mẹ nên tạm ngưng cho con bú vào thời điểm này. Khi nào hết dị ứng hoàn toàn thì cho trẻ bú lại bình thường để đảm bảo an toàn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng sau khi bú sữa mẹ

Dấu hiệu dị ứng ở trẻ
Dấu hiệu dị ứng ở trẻ

Để biết trẻ có bị ứng ý sau khi bú hay không, mẹ phải theo dõi chặt chẽ các phản ứng của trẻ sau khi bú. Cụ thể, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Người ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ hoặc ban đỏ rải rác, nôn trớ sữa.
  • Trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, hắt hơi, chảy nước mũi, ho.
  • Tiêu chảy, có thể xuất hiện tình trạng khó thở.
  • Nhiều vết sưng tấy trên mặt, mắt, môi, nhiều vết đỏ và ngứa quanh miệng. 

Các dấu hiệu dị ứng ở trẻ thường rất mơ hồ, khó nhận biết. Khi bé thường xuyên quấy khóc kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi, xuất hiện các ban đỏ khắp người, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. 

Cách chữa dị ứng cho phụ nữ đang cho con bú

Tùy vào tình trạng, cơ địa của từng người mà lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Mẹ có thể chữa dị ứng khi cho con bú bằng:

Thuốc Tây y

Điều trị bằng thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị vì thuốc có thể tích lũy và gây hại đến sức khỏe của bé. Nếu muốn dùng thuốc thì nên ngưng cho bú vài ngày hoặc nếu muốn cho trẻ bú thì mẹ cố gắng chịu đựng các triệu chứng dị ứng một thời gian sẽ khỏi. 

Phương pháp dân gian

Thay vì sử dụng thuốc Tây chữa bệnh, mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp dân gian an toàn để giảm các triệu chứng như:

  • Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng áp lên da hoặc rang một nắm muối nóng cho vào chiếc khăn mỏng sạch chườm lên vùng da nổi mề đay sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy do nổi mề đay gây ra. Tuy nhiên, mẹ không nên xát muối trực tiếp hay chườm ở nhiệt độ quá nóng có thể gây đau rát, bỏng da.
  • Dùng trà thảo mộc: Các loại trà mẹ có thể sử dụng khi cho con bú là trà hoa cúc, trà gừng, mật ong nước cốt chanh, trà bạc hà, trà cam thảo táo gai…
  • Tắm xông hơi bằng thảo dược: Là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mẹ có thể tắm hoặc xông hơi bằng lá tía tô, ngải cứu, ổi, quế, gừng, kinh giới, chanh…

Điều trị dị ứng bằng thuốc Đông Y 

Điều trị dị ứng bằng phương pháp Đông y được nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi hiệu quả điều trị hiệu quả chuyên sâu, dứt điểm và chống tái phát; sử dụng thảo dược an toàn, lành tính.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang ĐẶC TRỊ dị ứng cho mẹ bỉm sữa

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu và hoàn thiện thành công bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang dựa trên nền tảng bài thuốc điều trị ngứa của người Mường – Hòa Bình, hàng chục bài thuốc cổ truyền, kết hợp cùng y pháp bậc thầy Hải Thượng Lãn Ông và nghiên cứu y khoa hiện đại.

Đội ngũ bác sĩ Thuốc dân tộc hiểu rằng, tình trạng mề đay của các mẹ đang cho con bú do sự thay đổi nội tiết tố hậu sản, dẫn đến tình trạng nóng trong, phát ban, mẩn ngứa, dị ứng.

Tiêu ban Giải độc thang là phương pháp được nghiên cứu dựa trên cơ chế điều trị dị ứng của YHCT qua tác động KÉP “2 trong 1” với hai nhóm thuốc Bình Can hoàn và Giải Độc hoàn gấp đôi hiệu quả điều trị tận gốc căn nguyên dị ứng, bồi bổ dưỡng chất từ bên trong cơ thể, chống tai phát.

Xem ngay: Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Ưu điểm khiến cho Tiêu ban Giải độc thang trở thành lựa chọn hàng đầu của mẹ bỉm bởi công dụng “thần kỳ” dưới đây:

  • Khắc phục tình trạng dị ứng của mẹ mà không ảnh hưởng đến con, hiệu quả bền lâu và không gây tái phát.
  • Kết hợp bởi hơn 30 dược liệu 100% sạch chuẩn GACP-WHO, an toàn và lành tính cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Tính cá nhân hóa của bài thuốc, gia giảm liều lượng tùy theo thể trạng dị ứng của mẹ.
  • Lợi sữa, mát sữa, cân bằng nội tiết tố, cải thiện tình trạng dị ứng, mề đay sau sinh.
  • Bổ huyết, dưỡng huyết, phục hồi làn da, bồi bổ dưỡng chất  cơ thể.

Phóng sự VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa từ thảo dược tự nhiên. 95% bệnh nhân điều trị dứt điểm, không tái phát chỉ sau 1-3 tháng. [Xem thêm TẠI ĐÂY]

Hoặc theo dõi qua video sau:

Liên hệ ngay tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được tư vấn từ đội ngũ bác sĩ đầu ngành

Đừng bỏ lỡ: Báo Pháp luật và Đời sống đưa tin nhà văn thoát khỏi mề đay sau 1 liệu trình

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa dị ứng cho mẹ và bé

Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao cho bé
Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao cho bé

Để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế tối đa khả năng dị ứng, mẹ nên chú ý khi sử dụng các thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như cá, thịt bò, trứng, gà, đậu phộng, nhộng tằm, hải sản… Đặc biệt, không sử dụng khi gia đình có người có tiền sử dị ứng những thực phẩm này. Mặc dù chúng giàu đạm, giàu dưỡng chất nhưng lại có nguy cơ dị ứng cực cao.
  • Có thể thay thế sữa bò bằng các loại sữa khác như sữa gạo, sữa đậu nành, sữa dê đạm thủy phân hoàn toàn đối với mẹ và bé dị ứng sữa, không dung nạp lactose.
  • Hạn chế ăn các món trộn, món thập cẩm và những thức ăn không nắm rõ thành phần nếu có tiền sử dị ứng.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không? Như vậy, mẹ có thể cho con bú với trường hợp mề đay mẩn ngứa và tuyệt đối không cho bú khi bị dị ứng thức ăn. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng, nên nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:18 - 07/06/2022 - Cập nhật lúc: 09:51 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.
Ăn dứa bị dị ứng – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh

Tương tự như dị ứng thực phẩm nói chung, một số người có thể gặp tình trạng ăn dứa bị…

11 cách trị dị ứng da mặt tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Cách trị dị ứng da mặt tại nhà thường áp dụng để giúp giảm nhanh triệu chứng và hạn chế…

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch cơ thể đối với thuốc. Người bệnh…

Bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Thời tiết thay đổi thất thường khiến cho cơ địa của con người rất dễ bị dị ứng, ngứa ngáy,…

Dị ứng bỉm - Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé Dị ứng bỉm – Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé

Dị ứng bỉm thường xảy ra khi trẻ dùng phải loại bỉm kém chất lượng hoặc dùng dùng bỉm sai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua