Bị buồng trứng đa nang muốn có con phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Bệnh nhân buồng trứng đa nang mong muốn có con có thể áp dụng một số biện pháp như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc kích thích rụng trứng và phẫu thuật đốt điểm buồng trứng. Tuy nhiên nếu không có đáp ứng với các phương pháp này, bạn buộc phải thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

buồng trứng đa nang muốn có con
Bệnh nhân mắc buồng trứng đa nang muốn có con phải làm sao?

Một số thông tin về hội chứng buồng trứng đa nang

Buồng chứng đa nang là hội chứng xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản do mất cân bằng hormone nội tiết. Thông thường, cơ thể nữ giới sẽ có nồng độ estrogen và progesterone cao vượt trội hơn các hormone khác. Tuy nhiên ở nữ giới mắc phải hội chứng này, nội tiết nam (hormone androgen) có xu hướng tăng cao hơn bình thường. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang noãn trong buồng trứng.

Ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, buồng trứng thường có một lớp vỏ dày bao phủ bên ngoài. Lớp vỏ này gây ức chế hiện tượng phóng noãn, dẫn đến tình trạng không có kinh nguyệt và giảm chức năng sinh sản.

buồng trứng đa nang muốn có con
Đa nang buồng trứng là một trong những yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt và giảm chức năng sinh sản

Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đa nang buồng trứng có liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và tình trạng dư thừa insulin.

Bị buồng trứng đa nang muốn có con phải làm sao?

Nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường rất khó thụ thai. Tuy nhiên nếu chủ động thăm khám và tích cực trong quá trình điều trị, bạn có thể tăng khả năng có con và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.

Thực tế cho thấy, nhiều nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có thể mang thai như bình thường. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển xấu và tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Dưới đây là một số phương pháp làm tăng khả năng thụ thai cho bệnh nhân đa nang buồng trứng:

1. Sử dụng thuốc kích thích rụng trứng

Nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh nhân đa nang buồng trứng khó mang thai là do trứng không phóng noãn (hay còn được gọi là hiện rụng trứng). Vì vậy khi tinh trùng di chuyển vào vòi tử cung sẽ không “gặp gỡ” được trứng và khó xảy ra hiện tượng thụ thai.

Để chỉ định loại thuốc thích hợp, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe, mức độ đáp ứng và triệu chứng lâm sàng ở từng trường hợp.

buồng trứng đa nang muốn có con
Để kích thích rụng trứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như Clomiphene, Melformin,…

Một số loại thuốc kích thích rụng trứng thường được chỉ định, bao gồm:

  • Clomiphene: Clomiphene là thuốc điều trị ưu tiên đối với bệnh đa nang buồng trứng. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tác động của hormone estrogen lên vùng hạ đồi, từ đó kích thích quá trình rụng trứng và tăng khả năng thụ thai.
  • Gonadotropin: Gonadotropin có tác dụng kích thích hoàng thể và sản sinh progesterone, thúc đẩy hoạt động rụng trứng ở bệnh nhân đa nang buồng trứng, điều hòa kinh nguyệt và tăng tỷ lệ mang thai.
  • Melformin: Với những trường hợp buồng trứng đa nang có nồng độ insulin cao, bác sĩ có thể chỉ định Melformin. Loại thuốc này có tác dụng giảm đường huyết, giảm nồng độ insulin và hormone androgen. Khi hormone này bị suy giảm, trứng sẽ phát triển bình thường và phóng noãn theo chu kỳ.

Thông thường, điều trị nội khoa đối với bệnh nhân đa nang buồng trứng chỉ có tác dụng cải thiện rối loạn kinh nguyệt và ngăn chặn tiến triển của bệnh. Theo thống kê, việc sử dụng thuốc chỉ đem lại tác dụng tăng khả năng thụ thai đối với những trường hợp bệnh nhẹ và có nồng độ hormone androgen không quá cao.

2. Phẫu thuật nội soi buồng trứng

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể phẫu thuật nội soi buồng trứng để tăng khả năng mang thai. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành đốt điểm buồng trứng (tạo ra các lỗ nhỏ ở buồng trứng).

Kỹ thuật đốt điểm buồng trứng có mục đích giảm bớt mô đệm bao xung quanh trứng, làm giảm hormone androgen và giúp quá trình phóng noãn diễn ra thuận lợi hơn.

buồng trứng đa nang muốn có con
Bệnh nhân buồng trứng đa nang cần có kế hoạch mang thai trong vòng 1 năm sau phẫu thuật

Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tính chất tạm thời (trong khoảng 8 – 12 tháng). Vì vậy, bệnh nhân đa nang buồng trứng muốn có con cần phải có kế hoạch mang thai trong vòng 1 năm sau phẫu thuật.

3. Thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản có hiệu quả cao. Với những bệnh nhân buồng trứng đa nang mong muốn có con nhưng không có kết quả khi phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị thụ tinh trong ống nghiệm.

buồng trứng đa nang muốn có con
Thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện khi các phương pháp trên không đem lại hiệu quả

Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng, sau đó kết hợp trứng và tinh trùng trong môi trường đặc biệt. Sau khi phôi thai hình thành, bác sĩ sẽ chuyển phôi vào bên trong tử cung của người vợ.

Lời khuyên cho bệnh nhân buồng trứng đa nang muốn có con

Đa nang buồng trứng là hội chứng khá phổ biến. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng sau khi nhận kết quả chẩn đoán. Hầu hết các trường hợp thăm khám và điều trị sớm đều có kết quả tốt và nhanh chóng thụ thai chỉ sau 6 – 12 tháng.

Ngoài các phương pháp điều trị chính, bạn nên phối hợp với chế độ chăm sóc đúng cách nhằm điều hòa nồng độ hormone, ổn định đường huyết và tăng khả năng mang thai.

buồng trứng đa nang muốn có con
Bệnh nhân buồng trứng đa nang muốn có con cần xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học
  • Hội chứng buồng trứng đa nang thường gây béo phì, tăng đường huyết và huyết áp. Vì vậy bạn nên tập thể dục và thực hiện chế độ ăn uống thích hợp để kiểm soát cân nặng, đường huyết và huyết áp. Thể trạng khỏe mạnh là một trong những yếu tố cần thiết giúp tăng khả năng thụ thai.
  • Tránh căng thẳng và lo âu quá mức. Thay vào đó cần duy trì tâm lý lạc quan trong quá trình điều trị. Các chuyên gia cho biết, căng thẳng có thể gây rối loạn nội tiết và khiến hội chứng đa nang buồng trứng chuyển biến xấu đi.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như đậu nành, trái cây, rau xanh, hải sản và trứng. Đồng thời nên cung cấp đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và nhiều dầu mỡ.
  • Nên ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ 6 – 8 giờ/ ngày. Thức khuya và thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.
  • Tập thể dục thường xuyên nhằm duy trì cân nặng vừa phải, điều hòa nồng độ đường huyết và hormone trong cơ thể.
  • Thăm khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm kiểm soát bệnh lý và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Trên thực tế, khả năng mang thai của bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, bạn cần duy trì tinh thần lạc quan trong suốt quá trình điều trị nhằm tác động tích cực đến sức khỏe và tăng khả năng thụ thai.

Tham khảo thêm: Chữa đa nang buồng trứng bằng đông y có thực sự hiệu quả?

Ngày đăng 09:26 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:36 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? (Trường hợp 1 và 2 ống)

Theo các chuyên gia, tắc 1 bên vòi trứng vẫn có kinh nguyệt và mang thai như bình thường. Tuy…

U nang buồng trứng phải có nguy hiểm không, cần lưu ý gì?

U nang buồng trứng phải là một bệnh lý phụ khoa khá phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều…

Bị buồng trứng đa nang muốn có con phải làm sao?

Bệnh nhân buồng trứng đa nang mong muốn có con có thể áp dụng một số biện pháp như thay…

bệnh buồng trứng Các bệnh buồng trứng thường gặp và cách xử lý

Buồng trứng chính là tuyến sinh dục của nữ giới vừa có cả chức năng nội tiết và ngoại tiết.…

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì? Bị viêm buồng trứng nên ăn gì, tránh gì nhanh khỏi?

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em nữ giới đang mắc phải căn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua