Cắt buồng trứng là gì? Các thay đổi sau cắt buồng trứng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Cắt buồng trứng là một trong những biện pháp điều trị ngoại khoa giúp loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng nhằm phòng ngừa ung thư buồng trứng và ung thư vú. Tuy nhiên, sau khi thực hiện biện pháp điều trị này, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến tâm lý và sức khỏe.

Cắt buồng trứng

Cắt buồng trứng là gì?

Cắt buồng trứng là thuật ngữ dùng để mô tả biện pháp phẫu thuật cắt bỏ một buồng trứng hoặc cả hai buồng trứng. Phương pháp này được chỉ định thực hiện khi người bệnh mắc phải các bệnh lý liên quan đến khả năng sinh sản như u nang buồng trứng,… Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu bệnh nhân thực hiện thủ thuật cắt bỏ này trong trường hợp dự phòng nhằm làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ở những bệnh nhân có nguy cơ bị ưng thư vú hoặc ung thư buồng trứng.

Thông thường, để phòng ngừa ung thư, bác sĩ thường lựa chọn cắt bỏ cả hai buồng trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u nang, các chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên cắt bỏ buồng trứng có bất thường và giữ lại buồng trứng bình thường.

Có mấy cách thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng?

Theo các chuyên gia, có hai cách để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là cắt buồng trứng theo phương pháp mổ hở hoặc phẫu thuật nội soi xâm lấn tối tiểu. Cụ thể:

  • Phẫu thuật mở: Trong một số trường hợp, bác sĩ phụ khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành thực hiện phẫu thuật mở. Đây là biện pháp được thực hiện bằng cách rạch một vết rạch dài và duy nhất dưới bụng để đến buồng trứng. Phẫu thuật mở thường được chỉ định thực hiện trong trường hợp u nang lớn hoặc có khả năng gây ung thư. 
  • Phẫu thuật nội soi: Biện pháp điều trị này được chỉ định nếu u nang đơn giản hoặc nhỏ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch hai hoặc ba vết rạch nhỏ có chiều dài từ 5 mm đến 1 cm ở gần rốn hoặc bên dưới rốn. Sau đó, thông qua vết cắt họ sẽ đưa một đầu thiết bị nội soi vào buồng trứng để kiểm tra và giúp loại bỏ u nang, buồng trứng. Các vết cắt trên da sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu.

Thông thường, sau khi mổ, phẫu thuật hở sẽ để lại vết sẹo hình chữ C trên bụng. Bên cạnh đó, người bệnh thường phải ở lại bệnh viện lâu hơn phẫu thuật nội soi. Thời gian ở lại bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Còn đối với mổ nội soi, người bệnh không cần phải nằm viện quá lâu. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm giảm các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật như nhiễm trùng hoặc máu đông. Hơn nữa, phẫu thuật nội soi thường vì mục đích thẩm mỹ nên sau khi mổ xong thường không để lại sẹo hoặc sẹo rất nhỏ.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm giúp giảm thiểu yếu tố rủi ro đến mức thấp nhất có thể.

cắt buồng trứng tác hại
Cắt buồng trứng làm suy giảm hormone estrogen ở phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương,…

Điều gì xảy ra sau khi cắt buồng trứng?

Theo các bác sĩ phẫu thuật phụ khoa cho biết, phẫu thuật loại bỏ buồng trứng mang lại nhiều lợi ích lớn. Chẳng hạn như ở một số phụ nữ bị nhiễm gen đột biến BRCA2 và BRCA1, việc loại bỏ buồng trứng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú lên đến 80%. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật buồng trứng, người bệnh có thể phải đối diện với những rủi ro và một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như sau:

+ Suy giảm hormone 

Theo các chuyên gia, buồng trứng giúp tạo estrogen. Thế nhưng, khi mổ buồng trứng, cơ thể sẽ ngừng sản xuất estrogen. Lúc này hàm lượng estrogen trong cơ thể sẽ suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tim mạch, sa sút trí tuệ hoặc tử vong.

Theo một số tài liệu thống kên, phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nhưng đã phẫu thuật buồng trứng ở tuổi 35 hoặc trẻ hơn thường có nguy cơ mất trí nhớ hoặc giảm nhận thức cao gấp hai lần những đối tượng không mổ buồng trứng. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh tim của những người này cao gấp 7 lần và khả năng lên cơn đau tim cao gấp 8 lần.

Thông thường, để cải thiện tình trạng này, sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, bác sĩ thường đề nghị người bệnh sử dụng liệu pháp hormone thay thế liều thấp. Bên cạnh đó, họ cũng yêu cầu người bệnh dùng một số loại thuốc khác và thử thay đổi lối sống để kiểm soát triệu chứng bệnh.

+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mặc dù các nhà khoa học không xác định chính xác được cơ chế hoạt động như sau khi buồng trứng bị cắt bỏ, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 7 lần. Việc sản xuất hormone của buồng trứng không đủ để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt và làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.

+ Loãng xương

Việc cắt bỏ buồng trứng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương. Mức testosterone ở phụ nữ giảm chính là nguyên nhân làm giảm chiều cao và mật độ xương. Do đó, ở những phụ nữ dưới 50 tuổi sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng thường cần sử dụng liệu pháp hormone thay thế để ngăn chặn tình trạng loãng xương sớm và các vấn đề liên quan đến mãn kinh như bốc hỏa, khô âm đạo,…

+ Ảnh hưởng đến tâm lý và tình dục

Cắt bỏ buồng trứng là nguyên nhân làm estrogen sụt giảm nhanh trong cơ thể. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của bệnh nhân. Vì vậy, sau khi phẫu thuật, người bệnh thường mất cảm giác ham muốn hoặc khó kích thích tình dục.

Cắt buồng trứng có kinh không?

Cơ thể người phụ nữ có 2 buồng trứng, buồng bên trái và bên phải. Vì hai buồng trứng đều hoạt động độc lập nên nếu người bệnh chỉ cắt một buồng trứng và buồng còn lại vẫn có khả năng hoạt động bình thường, vẫn có thể điều trị được thì người bệnh vẫn có kinh bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp, cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng đều bị loại bỏ, chức năng hoạt động của buồng trứng sẽ mất đi. Khi đó, người bệnh không thể có kinh nguyệt như bình thường.

cắt buồng trứng có kinh không
Cắt một bên buồng trứng vẫn có kinh bình thường nhưng nếu cắt bỏ cả hai, phụ nữ không còn kinh nguyệt

Cắt buồng trứng có thai không?

Buồng trứng chính là cơ quan giúp dẫn đường cho tinh trùng đến tìm trứng nhằm giúp tăng tỷ lệ đậu thai. Cả hai buồng trứng, bao gồm bên trái và bên phải đều có chung nhiệm vụ nhưng hoạt động lại độc lập.

Do đó, nếu người bệnh cắt một bên buồng trứng thì bên buồng trứng khỏe mạnh còn lại vẫn có khả năng duy trì sức khỏe sinh sản. Vì vậy, bệnh nhân vẫn có thể có thai sau khi loại bỏ 1 bên buồng trứng.

Tuy nhiên, nếu người bệnh cắt cả hai buồng trứng, chức năng của buồng trứng sẽ mất đi. Khi đó, bệnh nhân sẽ không có khả năng thụ thai tự nhiên thành công. Nếu muốn có con, phụ nữ có thể thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xin trứng. 

Cắt buồng trứng hết bao nhiêu?

Hiện nay chi phí cắt bỏ buồng trứng vẫn chưa được xác định cụ thể. Dựa vào phương pháp mổ, diện chính sách,… mà khoản chi phí chi trả cho ca cắt buồng trứng ở mỗi người là không giống nhau. Chẳng hạn, mức phí phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mức độ bệnh: Mức phí có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ, bệnh lý kèm theo mà bác sĩ chỉ định một số biện pháp, thủ thuật điều trị liên quan. Ví dụ như bệnh máu khó đông hoặc loãng máu,… liên quan đến phẫu thuật.
  • Cơ sở thăm khám và phẫu thuật mà bệnh nhân lựa chọn: Nếu bệnh nhân lựa chọn bệnh viện chẩn đoán và phẫu thuật uy tín, có chất lượng tốt, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang,… chi phí mổ sẽ cao hơn những nơi khám và chữa bệnh bình dân
  • Phương pháp cắt buồng trứng: Tùy thuộc vào biện pháp phẫu thuật mà chi phí mổ khác nhau. Thông thường, biện pháp mổ hở thường có chi phí thấp hơn mổ nội soi. Cụ thể, mổ nội soi buồng trứng thường có phí khoảng 8 – 10 triệu đồng, còn mổ hở thấp hơn nằm trong mức 6 – 8 triệu đồng. Nếu người bệnh có bảo hiểm chi trả, mức phí có thể thấp hơn.
  • Tình hình hồi phục sau khi mổ: Nếu vết mổ lành nhanh và bệnh bình phục sớm, bệnh nhân sẽ giảm thiểu được những khoản phí như viện phí, thuốc bồi dưỡng và thuốc kháng sinh,…

Cắt buồng trứng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú. Tuy nhiên, trong và sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến sức khỏe. Do đó, trước khi quyết định cắt buồng trứng, bệnh nhân nên bàn bạc kỹ với bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:25 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:35 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Phương pháp thông tắc vòi trứng (ống dẫn trứng)
Thông tắc vòi trứng là phương pháp gỡ dính hoặc loại bỏ các mô/ mẫu vụn bám trong lòng ống dẫn trứng. Phương pháp này được chỉ định với những…
Buồng trứng là gì? Cấu tạo, vị trí và chức năng

Buồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nhờ có cơ quan…

Triệu chứng xuất huyết nang buồng trứng & thông tin cần biết

Triệu chứng xuất huyết nang buồng trứng thường xảy ra khi trứng phóng noãn hoặc do u nang bị xoắn,…

Dương Ngọc Đan VS55 – Điểm sáng trong điều trị vô sinh, hiếm muộn giúp nữ giới thành công mang thai tự nhiên Dương Ngọc Đan VS55 – Bài Thuốc “Hỗ Trợ” Mang Thai Tự Nhiên Cho Phụ Nữ Đa Nang Buồng Trứng

Theo số liệu thống kê, 10% nữ giới trong độ tuổi sinh sản bị đa nang buồng trứng và 75%…

ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không Ung thư buồng trứng có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi hoàn toàn được không là vấn đề mà rất nhiều chị em thắc…

U nang buồng trứng ác tính là gì, có chữa được không?

Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng là lành tính và có khả năng tự khỏi sau một…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua