Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? (Trường hợp 1 và 2 ống)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Theo các chuyên gia, tắc 1 bên vòi trứng vẫn có kinh nguyệt và mang thai như bình thường. Tuy nhiên với trường hợp tắc dính cả 2 bên ống dẫn trứng, nữ giới thường bị mất kinh nguyệt và không có khả năng thụ thai. Nếu không can thiệp điều trị sớm, tắc vòi trứng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như thai ngoài tử cung, viêm nhiễm lây lan rộng và tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không
Tắc ống dẫn trứng (vòi trứng) có kinh nguyệt không?

Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?

Tắc vòi trứng (tắc ống dẫn trứng) là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm nạo phá thai không an toàn, viêm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, sẹo do phẫu thuật ổ bụng,…

Vòi trứng là cơ quan nối liền buồng trứng và tử cung, có vai trò vận chuyển trứng, đồng thời là nơi “gặp gỡ” giữa trứng và tinh trùng. Vì vậy vòi trứng tắc nghẽn có thể cản trở quá trình thụ thai, ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.

“Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Trưởng khoa Sản phụ khoa tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc đã có giải đáp sau:

“Tắc vòi trứng là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng nguy cơ hiếm muộn và vô sinh ở nữ giới. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân bị tắc vòi trứng đều không có kinh nguyệt bởi tình trạng này còn phụ thuộc vào yếu tố dính tắc 1 hay cả 2 bên vòi trứng.”

1. Trường hợp tắc 1 bên vòi trứng

Thông thường, nữ giới có 2 vòi trứng nối liền giữa 2 buồng trứng và tử cung. Khi bị dính tắc 1 bên vòi trứng, nữ giới vẫn có chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai như bình thường.

Tuy nhiên do chỉ có 1 bên vòi trứng hoạt động nên chức năng của buồng trứng thường bị rối loạn, dẫn đến tình trạng vòng kinh không đều, đau bụng kinh, máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường.

tắc vòi trứng có kinh nguyệt không
Nữ giới bị tắc 1 bên vòi trứng vẫn có chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai như bình thường

Hơn nữa việc tắc 1 bên ống dẫn trứng còn khiến buồng trứng cùng bên phải hoạt động liên tục để sản sinh trứng và giải phóng hormone. Tình trạng này kéo dài có thể làm giảm chức năng sinh sản và mất kinh nguyệt do buồng trứng bị suy thoái (suy buồng trứng).

2. Dính tắc 2 vòi trứng thì có kinh nguyệt không?

Dính tắc cả 2 bên vòi trứng là tình trạng khá ít gặp. Tuy nhiên khi cùng lúc tắc 2 bên ống dẫn trứng, trứng sẽ không thể di chuyển xuống buồng tử cung và tạo ra kinh nguyệt. Vì vậy trường hợp này thường sẽ mất kinh nguyệt cho đến khi can thiệp thông tắc vòi trứng hoặc phẫu thuật cắt 1 đoạn ống dẫn trứng.

dính tắc 2 vòi trứng thì có kinh nguyệt không
Dính tắc 2 vòi trứng thì có kinh nguyệt không?

So với tắc 1 bên vòi trứng, nữ giới bị dính tắc cả 2 bên ống dẫn trứng thường có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn cao hơn. Nếu không can thiệp điều trị sớm, bạn có thể phải áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nếu mong muốn có con.

Cần làm gì khi bị tắc vòi trứng?

Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm chức năng sinh sản ở nữ giới. Vì vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thương (mất kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, rong kinh,…) bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Thăm khám và xác định nguyên nhân

Trước khi tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng mà bạn gặp phải.

Sau đó bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Siêu âm: Hình ảnh từ siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định hiện tượng dính tắc ở vòi trứng và một số yếu tố ảnh hưởng (ví dụ: viêm vòi trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung).
  • Nội soi: Nội soi vòi trứng được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi nhỏ chứa camera từ âm đạo vào tử cung và đến vòi dẫn trứng. Thông qua hình ảnh từ camera ghi lại, bác sĩ có thể xác định được vòi trứng bị dính tắc.
  • X-Quang: Trước khi chụp X-Quang bác sĩ sẽ tiêm thuốc phản quang nhằm quan sát không gian bên trong ống dẫn trứng. Xét nghiệm này còn giúp bác sĩ phát hiện tắc vòi trứng dương tính giả (vòi trứng co thắt sinh lý không phải do vấn đề bệnh lý).

Qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và nguyên nhân gây tắc dính vòi trứng.

2. Can thiệp phẫu thuật

Phần lớn các trường hợp tắc vòi trứng đều phải can thiệp phẫu thuật. Nếu chậm trễ trong việc điều trị, vòi trứng có thể bị tắc vĩnh viễn và phải cắt bỏ hoàn toàn.

dính tắc 2 vòi trứng thì có kinh nguyệt không
Nếu bị tắc ống dẫn trứng, bác sĩ sẽ tiến hành thông tắc vòi trứng, cắt 1 phần hoặc toàn bộ vòi trứng

Một số thủ thuật ngoại khoa được chỉ định với bệnh nhân tắc dính vòi trứng:

  • Thông tắc vòi trứng: Thủ thuật này sử dụng thiết bị nhằm loại bỏ mô, tế bào chết và mẫu vụn ứ đọng bên trong ống dẫn trứng. Thông tắc vòi trứng được chỉ định với bệnh nhân bị tắc nghẽn ống dẫn trứng do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng,…
  • Mổ mở cắt 1 phần vòi trứng: Với trường hợp tắc vòi trứng xảy ra ở đoạn xa tử cung, bác sĩ buộc phải mổ mở để cắt bỏ 1 phần ống dẫn trứng, sau đó nối phần còn lại với buồng trứng. Lúc này ống dẫn trứng vẫn có khả năng vận chuyển trứng như bình thường.
  • Cắt bỏ ống dẫn trứng: Nếu tình trạng tắc xảy ra ở đoạn dài và không có khả năng thông tắc, bác sĩ buộc phải cắt bỏ 1 bên vòi trứng. Tuy nhiên trong trường hợp tình trạng này xảy ra ở cả 2 bên, bác sĩ buộc phải cắt bỏ hoàn toàn ống dẫn trứng để tránh nguy cơ viêm nhiễm.

Sau khi điều trị tắc vòi trứng, phần lớn bệnh nhân đều có kinh nguyệt trở lại và mang thai như bình thường. Với những bệnh nhân phải cắt bỏ 2 bên vòi trứng và có mong muốn mang thai, bác sĩ có thể đề nghị thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi vào trong tử cung.

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?” ở trường hợp tắc dính 1 và cả 2 ống dẫn trứng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về bệnh lý này, vui lòng thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ.

Ngày đăng 11:07 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bị viêm buồng trứng nên ăn gì? Bị viêm buồng trứng nên ăn gì, tránh gì nhanh khỏi?

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em nữ giới đang mắc phải căn…

Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật ung thư buồng trứng thường được chỉ định cho bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn I,…

Diệp Phụ Khang chữa u nang buồng trứng Hạnh Phúc Đón Tin Vui Sau Khi Sử Dụng Diệp Phụ Khang Điều Trị Buồng Trứng Đa Nang

Buồng trứng đa nang, căn bệnh Phụ khoa khiến cho rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng về khả…

Viêm ống dẫn trứng – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Viêm ống dẫn trứng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ở vòi trứng. Bệnh thường xuất…

ung thư buồng trứng nên ăn gì Bị ung thư buồng trứng nên ăn và kiêng gì giảm bệnh?

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp có ý nghĩa rất lớn đến quá trình kiểm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua