Rối loạn kinh nguyệt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ do rối loạn nội tiết tố gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố gây ra, thường gặp ở chị em phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố gây ra, thường gặp ở chị em phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt và dấu hiệu nhận biết

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong ra theo chu kỳ do sự thay đổi nội tiết, dẫn đến hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt hoặc là có một số triệu chứng kèm theo trong những ngày kinh. 

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng thường gặp dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt có sự bất thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày hoặc dưới 24 ngày, đôi khi là không có kinh hơn 6 tháng.
  • Lượng máu kinh, số ngày kinh hành kinh có sự bất thường trong mỗi chu kỳ
    • Cường kinh: lượng máu kinh ít hơn 20ml/kỳ.
    • Thiểu kinh: số ngày có kinh ít hơn 2 ngày và lượng kinh ít hơn 20ml/kỳ.
    • Rong kinh: số ngày có kinh nhiều hơn 7 ngày.
  • Máu kinh thông thường sẽ có màu đỏ thẫm và mùi tanh. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt, máu kinh sẽ có sự bất thường như lẫn máu cục, máu có màu đỏ tươi hoặc là hồng nhạt.
  • Đau bụng dưới dữ dội trong những ngày hành kinh là triệu chứng thường gặp nhất khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơn đau có thể lan đến nhiều nơi như cột sống, đùi và toàn bụng.
  • Ngoài ra, khi bị rối loạn kinh nguyệt chị em còn có các triệu chứng khác như đau lưng, căng vú, tức ngực, dễ xúc động,..

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể kéo dài trong nhiều tháng, khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em.

Các triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt
Các triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường xảy ra ở nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất, chị em cần phải lưu ý để có thể xác định phương pháp điều trị phù hợp:

1. Mất cân bằng nội tiết tố

Nếu cơ thể phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone, sẽ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều và gây rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này thường gặp ở những đối tượng đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.

  • Trong tuổi dậy thì, cơ thể có sự thay đổi lớn, phải mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng, nên rất dễ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều.
  • Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, nội tiết tố nữ có sự thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh.
  • Trong thời gian mang thai, chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt và hầu hết phụ nữ đang cho con bú cũng không có kinh.

2. Hội chứng buồng trứng đa nang

Một số nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, những chị em phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt cao hơn so với những người bình thường. Thống kê cho thấy, trong số đó có khoảng 50% trường hợp mắc chứng kinh nguyệt kéo dài, 20% không có kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi bị hội chứng buồng trứng đa nang, lượng nội tiết tố estrogen được sản xuất ra quá nhiều gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

3. Trạng thái thần kinh không ổn định

Nếu phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng hoặc stress kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là, khi căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Vì vậy, bạn nên biết cách làm giảm căng thẳng để có thể điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nên đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ phụ khoa nếu tình trạng này cứ kéo dài và không có tiến triển.

Tâm lý thường xuyên căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Tâm lý thường xuyên căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

4. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không hợp lý, cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ khiến cho nội tiết tố  estrogen bị suy giảm, gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Đa số những chị em giảm cân quá mức đều có những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nếu phụ nữ sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt rất cao.

5. Rối loạn kinh nguyệt do các nguyên nhân khác

Vận động quá nhiều: Luyện tập thể dục thể thao là phương pháp giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên, nếu bạn luyện tập quá sức hoặc là những môn thể thao nặng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, lạm dụng thuốc tránh thai hoặc là các thuốc điều trị bệnh khác cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như chậm kinh, mất kinh, kinh không đều,…

Do bệnh lý: Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra ở những trường hợp mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến tử cung, viêm nội mạc tử cung, dính buồng tử cung, u xơ tử cung…

Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Rối loạn kinh nguyệt sẽ có những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh, số lượng máu kinh so với những lần hành kinh thông thường. Theo bác sĩ phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt thường được phân thành một số loại sau đây:

  • Kinh thưa: Tình trạng này xảy ra do buồng trứng yếu hơn bình thường gây cản trở đến quá trình tiết hormone. Đây là hiện tượng trễ ngày hành kinh, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà số ngày chậm kinh có thể là 1 ngày, 2 ngày hoặc đôi khi là 1 tháng. 
  • Kinh mau: Kinh mau thường xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng hoặc mất cân bằng nội tiết. Đây là tình trạng kinh nguyệt đến sớm và hai kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày.
  • Rong kinh: Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền thường là hơn 7 ngày, với lượng máu kinh ra nhiều và ồ ạt so với những chu kỳ thông thường. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cơ thể bị mắc cân bằng nội tiết hoặc là mắc các bệnh ở tử cung.
  • Kinh nguyệt ra ít và ngắn: Đây là hiện tượng kinh nguyệt chỉ kéo dài 1 – 2 ngày với lượng máu rất ít. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do rối loạn nội tiết tố, áp lực tâm lý, nội mạc tử cung không đủ dày,…

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Rối loạn kinh nguyệt gay ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chị em phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt gay ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chị em phụ nữ

Biểu hiện của kinh nguyệt sẽ phản ánh lên được sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, kinh nguyệt đều đặn là dấu hiệu cho biết cơ thể sinh sản đang phát triển bình thường. Những trường hợp chu kỳ kinh nguyệt có sự bất thường cho biết sức khỏe sinh sản đang gặp vấn đề. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em như:

  • Thiếu máu: Lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài cơ thể sẽ bị thiếu máu gây chóng mặt, xanh xao, loạn nhịp tim,… nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra các bệnh viêm nhiễm vùng kín như viêm âm đạo, viêm buồng trứng,…
  • Nguy cơ vô sinh: Thời điểm rụng trứng bất thường hoặc là các bệnh viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung sẽ khiến cho quá trình thụ thai diễn ra khó khăn hơn, gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc: Rối loạn nội tiết tố sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, làn da của chị em. Khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng gây mất tự tin khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm.
  • Bệnh lý nguy hiểm: Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng.

Các phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị tốt nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt bằng phương pháp sử dụng thuốc Đông y và Tây y, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

1. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây để điều trị rối lạn kinh nguyệt có tác dụng khắc phục những tổn thương và bảo vệ chức năng của cơ quan sinh sản. Các loại thuốc Tây được sử dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt có nguồn gốc là các loại thuốc tránh thai, giúp điều chỉnh lại nội tiết tố nữ bên trong cơ thể và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt. 

Thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng là:

  • Estrogen
  • Progestatif
  • Phối hợp estrogen và progestatif

Sử dụng thuốc tránh thai sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như chóng mặt, mệt mỏi,… Vì vậy, khi sử dụng thuốc điều trị, bạn cần tuân thủ theo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc và liều lượng. Tuy nhiên, đây là phương pháp được bác sĩ khuyên không nên sử dụng quá nhiều nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Sử dụng thuốc tránh thai có tác dụng điều hoà kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt
Sử dụng thuốc tránh thai có tác dụng điều hoà kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt

2. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng các bài thuốc Đông y

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng các bài thuốc Đông y có nguồn gốc là các loại dược liệu tự nhiên nên rất an toàn. Phương pháp này có thể điều trị được căn nguyên gây ra bệnh giúp mang lại hiệu quả lâu dài, được chuyên gia khuyên dùng.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, thầy thuốc sẽ kê đơn điều trị phù hợp với từng trường hợp. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y điều trị rối loạn kinh nguyệt chị em có thể tham khảo:

– Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: 12 gram sinh địa, 12 gram hoàng cầm,  12 gram xích thược, 12 gram bạch môn đông, 10 gram thạch hộc, 2 gram đan bì ,2 gram bạch linh.
  • Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với lượng nước vừa đủ, chia thành 3 phần để uống trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang, nên sử dụng trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.

– Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: 20 gram đẳng sâm, 20 gram hoàng kỳ, 12 gram bạch truật, 12gram thăng ma, 12 gram đương quy, 12 gram sài hồ, 4 gram chích thảo, 8 gram trần bì.
  • Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với nước để uống trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng một thang, nên sử dụng thuốc liên tục từ 5 – 10 ngày để mang lại hiệu quả điều trị.

– Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: 12 gram thục địa, 10 gram xuyên khung, 8 gram can khương, 12 gram ngải cứu, 8 gram xương hồ, 12 gram đẳng sâm, 10 gram hà thủ ô.
  • Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc ở trên với lượng nước vừa đủ, chia thành 3 phần để uống sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày nên sử dụng 1 tháng và dùng liên tục từ 5 – 10 ngày.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt theo chỉ định của bác sĩ, các chị em cũng nên có các biện pháp hỗ trị điều trị bệnh tại nhà giúp nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,….
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, xây dựng lối sống khoa học, ngủ đúng giờ và đủ giấc, không nên làm việc quá sức gây stress ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, không nên thụt rửa quá sâu tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm xâm nhập vào bên trong, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em không nên quan hệ tình dục và sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn. 
  • Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt có kèm theo các dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt, nhanh chóng phát hiện bệnh và có biện pháp an thiện kịp thời.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nếu không sẽ gây ra những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ. 
Khi rối loạn kinh nguyệt có dấu hiệu chuyển biến nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Khi rối loạn kinh nguyệt có dấu hiệu chuyển biến nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm nhận biết ra bệnh, có các biện pháp xử lý kịp thời, giúp bảo vệ sức khoẻ của bản thân một cách tốt nhất. Khi thấy bản thân có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị đúng cách giúp điều hoà kinh nguyệt, hạn chế các biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:25 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:35 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh, sức khỏe xuống dốc nghiêm trọng và giải pháp mà người mẹ 27 tuổi đã áp dụng thành công Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Phục Hồi Sức Khỏe Sau Sinh

Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi - tuyến…

Thuốc điều hòa kinh nguyệt là con dao 2 lưỡi nếu dùng không đúng cách Thuốc điều hòa kinh nguyệt loại nào tốt và lưu ý khi dùng

Nhiều chị em tự ý mua thuốc điều hòa kinh nguyệt khi chu kỳ của mình có vấn đề. Một…

Cường kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cường kinh

Cường kinh là một dạng của rối loạn kinh nguyệt thường gặp, đây là tình trạng máu kinh ra nhiều…

Đau bụng kinh buồn nôn làm sao khắc phục?

Đau bụng kinh và buồn nôn xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hiện tượng này có…

Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông cảnh báo điều gì?

Hầu hết phụ nữ sẽ trải qua tình trạng xuất hiện kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông tại một…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua