Thuốc Ginkgo Biloba: Công Dụng, Cách Dùng và Lưu ý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Thuốc Ginkgo Biloba là loại thuốc được dùng phổ biến trong các phác đồ điều trị rối loạn tiền đình nhờ khả năng hỗ trợ tuần hoàn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về thành phần, công dụng, cách sử dụng loại thuốc này trong bài viết dưới đây. 

Thuốc Ginkgo Biloba
Thuốc Ginkgo Biloba là thuốc tăng tuần hoàn máu chiết xuất từ lá của cây bạch quả tự nhiên

Thuốc Ginkgo Biloba là gì? 

Ginkgo Biloba hay còn được gọi là bạch quả (tên viết tắt là EGB) là loại cây thân gỗ lớn xuất hiện trên Trái Đất từ hàng triệu năm về trước, cây có tuổi thọ rất cao, lên đến 3000 năm. Nó cũng là một trong những loại thảo dược được bán chạy nhất ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Chiết xuất từ lá của loại cây này được nghiên cứu kỹ lưỡng và kết luận có tác dụng tốt đối với sức khỏe, hỗ trợ chữa trị được nhiều bệnh. 

Thành phần chính trong thuốc Ginkgo Biloba là chiết xuất từ cao chế của lá cây bạch quả đã được chuẩn hóa để trở thành thuốc trị bệnh. Theo góc độ y học, trong chiết xuất lá bạch quả chứa chất flavonoid – glicozit và teroenoid (ginkgolit và bilobalit) có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về máu, trí não thông qua cơ chế tăng cường chức năng tuần hoàn não, chống oxy hóa các gốc tự do, ổn định màng bảo vệ hệ thần kinh, chống đông máu và giảm độ dính của tiểu cầu. 

Thông tin sản phẩm

  • Nhóm thuốc: Ginkgo Biloba nguồn gốc thảo dược
  • Tên gọi khác: Cao bạch quả
  • Tên biệt dược: Giloba 40mg, ILko Tablet. 
  • Tên biệt dược mới: Cerevit Fort, Dopolys – S, Npluvico, Topbrain… 
  • Dạng bào chế: viên nén bao phim, viên nang mềm, viên nén cứng, dung dịch tiêm. 

Tác dụng của thuốc Ginkgo Biloba 

Qua nhiều cuộc nghiên cứu, thuốc Ginkgo Biloba có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Điển hình như sau:

Thuốc Ginkgo Biloba
Thuốc Ginkgo Biloba tốt cho tuần hoàn máu, trí não, chống oxy hóa bảo vệ các tế bào não, ngăn ngừa các bệnh tim mạch…
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu lên não, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não.
  • Cải thiện chức năng và sức khỏe não bộ, tăng cường hiệu suất tinh thần, cải thiện trí nhớ và sự tập trung. 
  • Chống oxy hóa, ức chế làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. 
  • Nhiều nghiên cứu cũng có thấy Ginkgo Biloba có khả năng làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm tế bào, chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Giảm lo âu, stress, căng thẳng, rối loạn tâm thần, mất trí nhớ mạch máu, suy giảm nhận thức hoặc các triệu chứng liên quan đến bệnh Alzheimer… 
  • Tăng cường tuần hoàn nào giúp giảm thiểu tối đa các rối loạn thần kinh cảm giác, tuần hoàn đến vùng mắt, tai, mũi, họng tốt hơn. 
  • Bảo vệ mắt, phòng ngừa thoái hóa võng mạc. 

Phân loại và giá bán thuốc Ginkgo Biloba  

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc Ginkgo Biloba được điều chế với hàm lượng khác nhau, phổ biến nhất là Ginkgo Biloba 40mg, 60mg, 80mg và 120mg. Có thể kể đến như: 

Thuốc Ginkgo Biloba
Ginkgo Biloba 120mg with Vinpocetin của Mỹ là một trong những loại Ginkgo Biloba được nhiều người ưa chuộng
  • Ginkgo Biloba TruNatute (Mỹ) có giá 429.000đ/ hộp x 300 viên; 
  • Ginkgo Biloba Nature’s Bounty có giá 270.000đ/ hộp x 100 viên; 
  • Ginkgo Biloba Puritan’s Pride có giá 280.000đ/ hộp x 100 viên; 
  • Ginkgo Biloba Olympian Labs có giá 295.000đ/ hộp; 
  • Blackmores Memory Support Ginkgo Forte có giá 460.000đ/ hộp x 40 viên; 
  • Ginkgo Biloba Healthy Care 2000mg có giá 325.000đ/ hộp x 100 viên; 
  • Ginkgo Biloba 500mg Mason Natural có giá 590.000đ/ hộp x 180 viên; 

Có thể thấy thuốc Ginkgo Biloba có rất nhiều phiên bản khác nhau từ hàm lượng, nguồn gốc xuất xứ cho đến giá cả. Một số quốc gia nổi tiếng với thuốc Ginkgo Biloba như Mỹ, Úc, Nhật, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam… Tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn lựa loại thuốc phù hợp. 

Cách sử dụng thuốc bổ não Ginkgo Biloba 

Mặc dù là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược nhưng việc dùng Ginkgo Biloba cần có sự chỉ định của chuyên gia, bác sĩ. Vì Ginkgo Biloba có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Tùy theo mục đích sử dụng là gì mà liều dùng sẽ khác nhau ở từng người, chẳng hạn như:

  • Đối với trường hợp chóng mặt, ù tai, đau đầu do rối loạn tiền đình hoặc thiếu máu não dùng liều tối đa 120mg/ ngày, chia làm 2 – 3 lần uống. 
  • Nếu muốn cải thiện trí nhớ, tăng cường tuần hoàn não và hỗ trợ hoạt động chức năng tim mạch dùng liều 120 – 240mg/ ngày, chia làm 2 – 3 lần uống. 
  • Người mắc hội chứng Raynaud dùng 120mg chia làm 3 lần trong ngày. 

Lưu ý: Khi mới bắt đầu sử dụng thuốc Ginkgo Biloba nên sử dụng liều thấp khoảng 120mg/ ngày hoặc ít hơn 40, 60 hoặc 80mg. Sau đó từ từ tăng liều theo thời gian để tránh gây sự khó chịu cho dạ dày. 

Về cách sử dụng, đối với thuốc Ginkgo Biloba dạng viên uống trực tiếp với nước lọc, không bẻ hoặc nhai tránh làm giảm tác dụng của thuốc. 

Chỉ định và chống chỉ định sử dụng của thuốc Ginkgo Biloba

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thuốc Ginkgo Biloba có những chỉ định và chống chỉ định như sau: 

Chỉ định sử dụng: Dùng cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi mắc các triệu chứng, bệnh lý sau:

  • Rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, suy tuần hoàn não với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, rối loạn chức năng vận động…;
  • Hỗ trợ điều trị di chứng tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não với các biểu hiện như trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh…;
  • Người mắc hội chứng Raynaud bị tê lạnh và tím tái các đầu tứ chi;
  • Dùng trong điều trị chứng khập khiễng gián cách do rối loạn tuần hoàn động mạch do lão hóa, tắc nghẽn động mạch; 
  • Ngăn chặn sự phát triển của bệnh Alzheimer, cải thiện khả năng ghi nhớ; 
  • Hỗ trợ các triệu chứng rối loạn tiền kinh nguyệt. 
Thuốc Ginkgo Biloba
Thuốc Ginkgo Biloba được chỉ định sử dụng nhằm tăng tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, thiếu máu não…

Chống chỉ định sử dụng: Không dùng thuốc Ginkgo Biloba trong những trường hợp sau:

  • Người có cơ địa dị ứng quá mức với bất kỳ thành phần nào trong thuốc hoặc có tiền sử mẫn cảm với thành phần Ginkgo Biloba. 
  • Người đang hoặc đã từng có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến đông máu hoặc đang dùng các loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu. 
  • Người đang dùng thuốc động kinh hoặc ngưng dùng thuốc trước khi phẫu thuật từ 2 – 3 tuần. 
  • Không dùng Ginkgo Biloba cho các trường hợp bị tai biến mạch máu não do xuất huyết não. 
  • Trẻ em dưới 18 tuổi, người gặp các vấn đề về tim mạch hoặc đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác. 
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. 

Thuốc trị tiền đình Ginkgo Biloba có gây tác dụng phụ không? 

Theo nhiều nghiên cứu, dù là thuốc có nguồn gốc tự nhiên nhưng thuốc Ginkgo Biloba vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Dễ gây dị ứng với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban… hoặc một số các dấu hiệu nghiêm trọng khác. 
  • Ginkgo có thể làm tăng huyết áp hoặc khiến huyết áp thấp xuống, dẫn đến rối loạn đột ngột. Vì vậy, người dùng cần hết sức thận trọng khi dùng kết hợp Ginkgo Biloba với các loại thảo dược hoặc thuốc có tác dụng làm thay đổi huyết áp. 
  • Làm hạ đường huyết đột ngột nên phải hết sức thận trọng khi sử dụng cho những người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hoặc hạ đường huyết. 
  • Làm tăng nguy cơ chảy máu nên tránh dùng cho người mắc các bệnh về rối loạn chảy máu hoặc sử dụng các loại thuốc liên quan. 
  • Một vài triệu chứng lâm sàng khác như gây mệt mỏi, buồn ngủ, kích thích dạ dày, khó chịu trong đường ruột, buồn nôn, nôn mửa… 

Hầu như những dấu hiệu trên đây đều khá hiếm gặp vì nếu sử dụng Ginkgo Biloba với liều thông thường sẽ khá an toàn. Chỉ khi người bệnh tự ý tăng liều, dùng thuốc sai cách mới gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ginkgo Biloba

Để thuốc Ginkgo Biloba phát huy tác dụng tối đa và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng threo sự chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý kết hợp với các loại thuốc chống rối loạn đông máu, thuốc ngăn ngừa tập kết tiểu cầu, thuốc động kinh… để tránh gây tương tác thuốc tạo ra phản ứng phụ gây hại cho sức khỏe. 
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra những tác dụng phụ với mức độ nghiêm trọng cần ngưng lại để theo dõi và thăm khám xử lý kịp thời. 
  • Tuyệt đối không dùng thuốc Ginkgo Biloba chung với các loại thảo dược như sâm, tỏi, clover đỏ, feverfew… đặc biệt là những nhóm thảo dược có chứa hoạt chất coumarin… 
  • Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần hạn chế sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện, ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, vận động phù hợp để giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa. 
  • Bảo quản thuốc ở nơi mát mẻ, khô thoáng và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Để xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thuốc Ginkgo Biloba trị rối loạn tiền đình và nhiều bệnh lý thần kinh khác. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về thuốc vui lòng liên hệ với chuyên gia, bác sĩ để được giải đáp chi tiết. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:48 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:52 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng 3 Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Bằng Củ Gừng Hay Nhất

Chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng là mẹo hay được lưu truyền trong dân gian và đã được…

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Bị Rối Loạn Tiền Đình Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khoẻ?

Ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn…

Thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình 10 Cây Thuốc Nam Chữa Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả

Dùng các cây thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình là phương pháp không còn quá xa lạ vì được…

Thực phẩm chức năng rối loạn tiền đình TOP 5 Thực Phẩm Chức Năng Rối Loạn Tiền Đình Tốt Nhất

Bên cạnh các loại thuốc đặc trị, trên thị trường cũng có nhiều một số loại thực phẩm chức năng…

Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào? Rối Loạn Tiền Đình Thường Gặp Ở Độ Tuổi Nào? Tại Sao?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý về thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giữ thăng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua