Sốt phát ban là một dạng nhiễm trùng virus cấp tính, thường đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao kèm theo những tổn thương trên da. Sốt phát ban bao lâu thì khỏi? Chăm sóc như thế nào để nhanh chóng đẩy lùi bệnh? Những thông tin quan trọng này sẽ được đề cập ngay trong bài viết dưới đây.

Sốt phát ban bao lâu thì khỏi? Bác sĩ giải đáp
Bệnh sốt phát ban khởi phát khi cơ thể bị nhiễm virus, thường gặp là virus herpes 6 và 7. Bệnh lý này có xu hướng xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bởi trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên khả năng đối kháng với các tác nhân gây bệnh kém.
Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng điển hình như sốt cao, phát ban trên da, sưng hạch bạch huyết. Ngoài ra những triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, đau họng, ho, sưng mí mắt… cũng có thể xuất hiện.
Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Có thể là viêm phổi, viêm não hay những cơn co giật, mất ý thức… Chính vì thế mà nhiều người nóng lòng muốn biết bệnh sốt phát ban bao lâu thì khỏi?
Trao đổi trước vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Linh – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội có cho biết:
“Sốt phát ban là bệnh lý rất dễ gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh này thường lành tính và có thể dễ dàng khắc phục nếu sớm khát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, sẽ rất khó để xác định được thời gian khỏi bệnh ở mỗi đối tượng người bệnh.
Bởi tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà thời gian bệnh biến mất sẽ có sự khác biệt ở từng đối tượng. Bệnh có chóng lành hay không phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Thời gian phát hiện bệnh
- Biểu hiện của triệu chứng
- Biện pháp điều trị và chăm sóc
- Sức đề kháng cùng khả năng miễn dịch của cơ thể

Thông thường, đối với nhóm đối tượng trẻ em, bệnh thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Còn ở người lớn với sức đề kháng tốt hơn thì bệnh chỉ xuất hiện khoảng 3 – 5 ngày. Thời gian này chỉ mang tính tương đối, phổ biến ở phần đa trường hợp bệnh. Ở một số người, bệnh có thể kết thúc sớm hoặc kéo dài hơn thời gian dự kiến này.
Để ngăn ngừa các biến chứng của sốt phát ban, bạn cần chú ý thăm khám ngay khi các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện. Điển hình như sốt cao trên 39,5°C, co giật, mất ý thức, tiêu chảy nghiêm trọng và kéo dài…”
Hướng dẫn cách chăm sóc khi bị sốt phát ban
Việc chăm sóc đúng cách là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh sốt phát ban. Bạn cần chú ý đến các khuyến nghị được đề cập dưới đây để hạ sốt một cách nhanh chóng:
1. Hạ sốt bằng cách chườm khăn
Sốt cao là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này. Tình trạng sốt mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mất nước, mệt mỏi.
Để giúp làm giảm thân nhiệt ngay tại nhà, cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng chính là chườm khăn. Dùng một chiếc khăn mềm, sạch nhúng vào nước rồi vắt và chườm lên cơ thể.
Các vị trí như trán, cổ, nách và bẹn là khu vực mà bạn cần chú ý hơn. Nên thay khăn ẩm thường xuyên để hạn chế tình trạng thân nhiệt tăng trở lại.
Đồng thời, giữ cho không gian sống được mát mẻ, thông thoáng. Mặc quần áo rộng thoáng cũng là cách tốt để ngăn ngừa tình trạng thân nhiệt tăng không kiểm soát.
2. Bù nước và điện giải
Triệu chứng sốt của bệnh cũng là nguyên nhân chính khiến cho cơ thể mất nước cũng như mất cân bằng điện giải. Để tránh những vấn đề rủi ro phát sinh thì việc bù đủ nước và điện giải cho cơ thể là hết sức cần thiết.
Bù nước và điện giải không chỉ hỗ trợ hạ thân nhiệt mà còn giúp cải thiện các triệu chứng khô miệng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Ngoài việc uống nước ấm thì người bệnh có thể bổ sung thêm nước ép từ trái cây hay rau củ tươi. Thường xuyên áp dụng phương pháp này các triệu chứng của sốt phát ban không bao lâu thì sẽ khỏi.
3. Điều chỉnh chế độ ăn
Bệnh sốt phát ban thường sẽ được kiểm soát khi hệ miễn dịch sản xuất ra đủ kháng thể để ức chế hoạt động của virus gây bệnh. Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho vấn đề này.

Bạn nên bổ sung một số nhóm thực phẩm sau đây trong khẩu phần ăn:
- Thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao: Trái cây họ cam quýt, dâu tây, lựu, việt quất…
- Thực phẩm dồi dào vitamin A: Khoai lang, củ dền, cà chua, cà rốt…
- Thực phẩm giàu năng lượng: Bơ, ngũ cốc, bánh mì…
- Thực phẩm giàu khoáng chất: Sữa chua, các loại quả hạch, nấm, rau xanh…
4. Sử dụng thảo dược tự nhiên
Trong trường hợp gặp các triệu chứng như ho hay đau họng, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để khắc phục. Biện pháp này không chỉ ức chế nhanh triệu chứng mà còn rất an toàn cho sức khỏe.
Sử dụng mật ong:
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và giảm viêm tương đối tốt. Từ đó sẽ giúp làm dịu niêm mạc họng và ức chế triệu chứng sưng đau cổ họng. Bạn có thể pha trực tiếp mật ong với nước ấm để uống. Nên uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.
Dùng quả tắc:
Đối với tắc thì bạn nên kết hợp với đường phèn. Cắt quả tắc ra thành từng lát mỏng rồi đem chưng với đường phèn rồi ngậm sẽ giúp giảm đau họng rất tốt. Ngoài ra, các biểu hiện đi kèm như ngứa rát họng hay ho cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Sử dụng gừng:
Gừng có tính ấm và khả năng kháng khuẩn, sát trùng mạnh. Chính vì thế mà có thể ức chế hoạt động của các loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể nướng gừng tươi rồi ngậm trực tiếp để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng. Hoặc có thể nấu nước gừng ấm để uống hay nêm thêm gừng vào các món ăn.
Đừng quá quan tâm và lo lắng trước vấn đề “bệnh sốt phát ban bao lâu thì khỏi”. Chỉ cần bạn sớm phát hiện và can thiệp đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Và nên nhớ hãy chú ý thăm khám khi các triệu chứng nghiêm trọng phát sinh để có thể dự phòng nguy hiểm.
Có thể bạn chưa biết: Những cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban đơn giản tại nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!