Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Rối Loạn Tiền Đình Nhanh Khỏi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Xây dựng một kế hoạch với các cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình là điều cần thiết. Các biện pháp chăm sóc này thường được thực hiện bởi những người thân trong gia đình nhằm giúp người bệnh sớm khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và lấy lại khả năng sinh hoạt bình thường. 

Các dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là căn bệnh do sự rối loạn hệ thần kinh hoặc tổn thương động mạch nuôi dưỡng não, các bộ phận xung quanh não, tai… Một người khi đã mắc chứng rối loạn tiền đình sẽ rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng sau:

Cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là căn bệnh đặc trưng với triệu chứng chóng mặt, đau đầu đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh

  • Thường xuyên xuất hiện những cơn chóng mặt đột ngột, mất khả năng thăng bằng hoặc không giữ thăng bằng được lâu, cơ thể lảo đảo, loạng choạng khi đi lại, dễ bị té ngã; 
  • Kèm theo đó là cảm giác đầu óc quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, trầm cảm… 

Những triệu chứng này thường xuyên lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu báo trước, mỗi lần xuất hiện sẽ kéo dài trong vài giờ, theo từng đợt ngắt quãng. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của người bệnh mà còn khiến cho đời sống sinh hoạt, công việc đảo lộn theo. 

Và để chăm sóc được người bị rối loạn tiền đình thì trước tiên bạn cần phải nắm rõ các dấu hiệu này để xác định bệnh đang ở mức độ nào, có nghiêm trọng đến mức phải đi bệnh viện hay không và nguyên nhân gây bệnh là gì để có hướng chăm sóc điều trị phù hợp. nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình hãy đưa họ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị phù hợp. 

Cách chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình tại nhà 

Để chăm sóc điều trị khỏi bệnh cho người bị rối loạn tiền đình thực chất không quá phức tạp, chỉ cần bạn tuân thủ theo các hướng dẫn sau:

1. Tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ

Những chỉ định điều trị của chuyên gia, bác sĩ thường dựa theo kết quả thăm khám và chẩn đoán bệnh. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân gây bệnh là gì, mức độ nặng hay nhẹ… mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Trong đó, phương pháp trị rối loạn tiền đình phổ biến nhất là dùng thuốc Tây hoặc Đông y tùy theo sự lựa chọn của người bệnh. 

Cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều sẽ giúp người bệnh sớm thoát khỏi các triệu chứng rối loạn tiền đình
  • Dùng thuốc Tây trị rối loạn tiền đình: Một số loại thuốc thường dùng như thuốc glucocorticoid (methylprednisolon), thuốc tăng tuần hoàn não (Betahistines, Almitrin – Raubasin), thuốc ức chế kênh canxi, chọn lọc mạch máu não (Flunarizin, Cinnarizin), thuốc điều chỉnh chức năng tiền đình (Piracetam, Gingko Biloba)… 
  • Thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình: Một vài bài thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình thường dùng như: Thiên ma câu đằng ẩm, Định huyễn thang, Kỷ cúc địa hoàng hoàn, Nhị căng thang… 

Lưu ý: Tùy theo từng nguyên nhân/ thể bệnh khác nhau mà chuyên gia, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Nhiệm vụ của bạn chính là chuẩn bị thuốc sẵn và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ, tuyệt đối không được quên uống thuốc. 

2. Kiểm soát thực đơn ăn uống hàng ngày

Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần được điều chỉnh lại cho lành mạnh. Nếu như trước kia việc ăn uống của người bệnh thường qua loa, kém khoa học, thích gì ăn nấy thì hiện tại cần thiết lập lại một chế độ ăn uống phù hợp hơn. Cụ thể như sau: 

– Ưu tiên bổ sung thực phẩm tốt: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh rối loạn tiền đình nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

  • Acid folic: như bánh mì, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, rau chân vịt, nước cam, đậu phộng… 
  • Vitamin B6: Như các loại cá béo, thịt gà không da, táo, chuối, bơ, đu đủ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân… 
  • Vitamin C: Như cam, bưởi, quýt, kiwi, dâu tây, dứa, ổi, súp lơ, ớt chuông đỏ, cà chua… 
  • Vitamin D: Trứng, sữa, cá, ngũ cốc… 
  • Chất xơ: Chủ yếu có trong các loại rau xanh đậm, trái cây tươi như rau chân vịt, củ cải đỏ, cải Brussels, bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, cải bó xôi, bắp, bưởi, quý, chanh, cam….
Cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Quản lý thực đơn ăn uống cho người rối loạn tiền đình, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin khoáng chất tốt có lợi như B6, C, D, folate…

– Hạn chế những loại thực phẩm có hại: Người bệnh rối loạn tiền đình cần kiêng khem các nhóm thực phẩm sau:

  • Tránh ăn các món ăn quá mặn, nhiều đường, nhiều chất béo, dầu mỡ như thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn… 
  • Hạn chế sử dụng dầu mỡ động vật để chế biến thức ăn vì chúng có chứa lượng chất béo cao dễ làm tăng cholesterol, gây tắc nghẽn động mạch, cản trở tuần hoàn máu lên não. 
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, trà vì sẽ làm gây tác động đến hệ thần kinh tăng nặng các triệu chứng. 

– Ăn uống điều độ, đúng bữa

  • Người bệnh rối loạn tiền đình cần ăn uống đủ bữa, tuyệt đối không bỏ bữa sáng, ăn đủ vào bữa trưa và hạn chế ăn nhiều vào bữa tối. 
  • Nhất là vào bữa tối tránh ăn quá no với các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ vì sẽ làm suy giảm chức năng các cơ quan, tăng cholesterol cản trở quá trình lưu thông máu. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày phù hợp với nhu cầu của cơ thể, khoảng 1.5 – 2 lít nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và duy trì sự hoạt động của cơ thể. 

3. Khuyến khích người bệnh tập luyện thể dục 

Khuyến khích, động viên người bệnh thường xuyên tập luyện thể dục, không cần phải tập quá sức hay tập các bộ môn có cường độ cao, chỉ cần vận động nhẹ nhàng với các động tác đơn giản tại nhà tác động đến vùng đầu, cổ, vai gáy là đủ. Bởi mục đích của việc tập luyện này chỉ đơn giản làm tăng lưu lượng máu lưu thông đến các cơ quan mạch máu, giúp thư giãn các cơ và cải thiện hiệu quả tình trạng chóng mặt, đau đầu… đột ngột. 

Cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Khuyến khích người bệnh rối loạn tiền đình thường xuyên rèn luyện vận động để tăng cường sức khỏe, sớm khỏi bệnh

Hãy thử tìm hiểu một số bài tập chữa rối loạn tiền đình sau đây:

  • Bài tập mắt giúp cải thiện tầm nhìn và khả năng nhìn tập trung vào một chủ thể đứng yên. 
  • Bài tập Romberg giúp người bệnh quen với cảm giác giữ cơ thể thăng bằng, giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.. 
  • Bài tập lắc lư trước sau, sang hai bên giúp cải thiện phục hồi chức năng tiền đình, lấy lại khả năng giữ thăng bằng. 
  • Bài tập dậm chân tại chỗ đơn giản giúp tăng cảm giác thích nghi với việc giữ thăng bằng trong khi cơ thể chuyển động. 
  • Bài tập Brandt – Daroff trong tư thế nằm nghiêng 45 độ giúp cơ thể quen với các tín hiệu gây nhầm lẫn hình thành cơn chóng mặt thông qua các chuyển động lặp lại liên tục. 

Lưu ý: Nhắc nhở người bệnh chỉ cần tập trung thực hiện đúng động tác và cường độ vừa phải, tăng dần mức độ từ thấp lên cao, tránh tập quá sức để đạt hiệu quả tốt nhất. 

4. Quản lý những thói quen sinh hoạt phù hợp 

Một trong những cách chăm sóc hiệu quả cho người rối loạn tiền đình chính là nhắc nhở họ từ bỏ những thói quen xấu, thay vào đó là duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Chẳng hạn như: 

  • Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột: Khi hoạt động nên từ tốn, chậm rãi, tránh đứng lên ngồi xuống quá nhanh hoặc đang nằm và ngồi bật dậy. Đây là những tư thế khiến chức năng tiền đình bị rối loạn, không kịp phản ứng dẫn đến mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, té ngã, thậm chí là ngất xỉu. 
  • Không kê gối quá cao khi ngủ: Chiều cao của gối có thể gây tác động đến quá trình tuần hoàn máu trong lúc ngủ. Vì vậy, hãy chọn lựa một chiếc gối có chiều cao vừa phải, êm ái để giúp máu lưu thông lên não dễ dàng hơn, tránh gây thiếu máu và oxy dẫn đến khó thở, chóng mặt, xây xẩm mặt mày và thức giấc giữa đêm. 
  • Tránh ngồi lâu một tư thế: Đây là thói quen của những người lười vận động hoặc của những người làm việc văn phòng. Tuy nhiên, với người đã bị rối loạn tiền đình thì phải hạn chế tư thế này. Tốt nhất cứ 1 – 2 tiếng ngồi lâu hãy đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, kết hợp thay đổi hướng nhìn sang một nơi khác để giảm căng thẳng thần kinh. 
  • Nói không với thuốc lá: Tuyệt đối không cho người bệnh rối loạn tiền đình hút thuốc lá vì chất nicotine sẽ khiến cho các mạch máu bị teo hẹp lại, tăng huyết áp và kéo theo nhiều diễn tiến nghiêm trọng của bệnh rối loạn tiền đình. 
  • Kiểm soát công việc của người bệnh: Người bệnh rối loạn tiền đình cần được nghỉ ngơi nhiều giữa giờ, đặc biệt sau một ngày làm việc mệt mỏi. Đồng thời, điều chỉnh lượng công việc thích hợp, tránh làm việc lao lực với cường độ căng thẳng quá mức trong nhiều giờ liền để tránh làm cho bệnh càng nặng hơn. 
  • Hạn chế ngồi lâu trong phòng máy lạnh: Việc ngồi lâu trong phòng máy lạnh sẽ rất dễ gây chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, hãy nhắc nhở người bệnh thỉnh thoảng nên đi ra ngoài hít thở không khí tự nhiên, giảm tần suất sử dụng máy tính để giảm mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. 
  • Không nên tự lái xe: Với những người thường xuyên bộc phát cơn chóng mặt, xây xẩm đột ngột thường xuyên thì tốt nhất không nên tự lái xe. Thay vào đó nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc nhờ người thân đưa đón để tránh những tai nạn, rủi ro nguy hiểm. 

5. Thường xuyên xoa bóp bấm huyệt 

Chủ động học cách xoa bóp bấm huyệt từ các chuyên gia vật lý trị liệu để thực hiện với người bị rối loạn tiền đình. Phương pháp này được đánh giá rất cao vì cải thiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, kích thích tuần hoàn máu lưu thông lên não, giúp người bệnh duy trì sinh hoạt bình thường. 

Cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Thường xuyên xoa bóp bấm huyệt trị rối loạn tiền đình bằng những động tác đơn giản để giúp người bệnh thoải mái dễ chịu hơn
  • Xoa bóp bấm huyệt vùng trán: Dùng lực vừa pphải ấn vào các huyệt giữa hai chân mày và day sang thái dương. Cứ lặp lại liên tục như vậy để tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho người bệnh. 
  • Xoa bóp bấm huyệt ổ mắt: Dùng hai ngón tay ấn nhẹ vào vùng hốc mắt, từ từ di tay lên chân mày và xoa nhẹ nhàng. 
  • Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu: Chụm 5 ngón tay lại ấn vào vành tai rồi di chuyển lên vùng đầu, kết hợp gõ, vỗ nhẹ xung quanh từ trán xuống thái dương và quanh đầu. 
  • Xoa bóp bấm huyệt vùng tai: Dùng lực nhẹ ấn vào phần đuôi mắt cách khoảng 2cm, đồng thời kết hợp xoa miết các vùng trước, sau tai. 

6. Động viên tinh thần cho người bệnh

Tâm lý là yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị bất kỳ bệnh lý nào và trong đó có cả bệnh rối loạn tiền đình. Người bị rối loạn tiền đình thường xuyên chóng mặt, đau đầu đột ngột gây mệt mỏi, suy nhược kéo dài, thậm chí dễ nảy sinh những tâm lý, hành vi tiêu cực. Vì vậy, khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình cần phải hết sức nhẹ nhàng, vui vẻ và thoải mái, không nên cáu gắt. Đồng thời, hãy luôn động viên tinh thần người bệnh, hướng dẫn họ tuân thủ các nguyên tắc nhất định để nhanh chóng khỏi bệnh. 

7. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Người bị rối loạn tiền đình cần khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ nhằm kiểm tra các chỉ số về huyết áp, đường huyết và lượng máu trong cơ thể cùng nhiều xét nghiệm đánh giá khác để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và có hướng điều chỉnh khắc phục kịp thời. 

Bệnh rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu biết cách điều trị và chăm sóc tích cực. Trong quá trình chăm sóc cho người bệnh hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc chung theo sự hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi những chuyển biến về tình trạng bệnh để sớm phát hiện các bất thường và có hướng điều trị khắc phục kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:36 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:52 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Thuốc Ginkgo Biloba Thuốc Ginkgo Biloba: Công Dụng, Cách Dùng và Lưu ý
Thuốc Ginkgo Biloba là loại thuốc được dùng phổ biến trong các phác đồ điều trị rối loạn tiền đình nhờ khả năng hỗ trợ tuần hoàn hiệu quả. Cùng…
Thuốc trị rối loạn tiền đình của Nhật 7 Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Của Nhật Được Review Tốt

Thuốc trị rối loạn tiền đình của Nhật rất được tin dùng vì những công dụng hiệu quả mà nó…

Rối loạn tiền đình ở người trẻ Rối Loạn Tiền Đình Ở Người Trẻ: Triệu Chứng Và Cách Trị

Chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Đây là tình trạng…

Rối loạn tiền đình sau sinh  Rối Loạn Tiền Đình Sau Sinh Do Đâu? Cách Khắc Phục

Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình, trong đó rối loạn tiền đình…

Thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình 10 Cây Thuốc Nam Chữa Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả

Dùng các cây thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình là phương pháp không còn quá xa lạ vì được…

Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào? Khám Rối Loạn Tiền Đình Ở Khoa Nào? Gồm Những Gì?

Rối loạn tiền đình là căn bệnh xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào, nhưng phổ biến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua