Các Loại Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình và Lưu Ý Khi Dùng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Để giảm thiểu những tác động rủi ro và nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình cho sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình phù hợp. Trên thị trường có một số loại thuốc trị rối loạn tiền đình hiệu quả như: thuốc Acetylleucin, Cinnarizin, Flunarizin, Vinpocetin… giúp giảm chóng mặt, đau đầu, hỗ trợ trị các rối loạn tuần hoàn não và bảo vệ hệ thần kinh. 

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Hầu hết người bệnh rối loạn tiền đình do bất kỳ nguyên nhân gì đều có thể sử dụng thuốc Tây đặc trị để giảm các triệu chứng bệnh

Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình 

Việc nhận biết sớm các triệu chứng rối loạn tiền đình vừa giúp người bệnh chủ động thăm khám điều trị vừa biết được nên sử dụng thuốc nào phù hợp. Các chuyên gia cho biết chứng rối loạn tiền đình có các triệu chứng rất đặc trưng và dễ nhận biết như:

  • Chóng mặt đột ngột, cảm giác hoa mắt, choáng váng và quay cuồng; 
  • Loạng choạng, ngồi không vững hoặc đi không nổi, thậm chí có thể té ngã do mất thăng bằng, mất khả năng định hướng không gian; 
  • Nhạy cảm với ánh sáng, hay bị hoa mắt khi tiếp xúc; 
  • Rối loạn thính giác, nghe kém do ù tai, luôn có cảm giác có tiếng ve kêu trong tai;
  • Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc; 
  • Rối loạn tâm lý gây lo lắng, sợ hãi quá mức, giảm tập trung và khả năng chú ý

Người mắc bệnh rối loạn tiền đình thường phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và rối loạn sinh hoạt thường ngày. Thậm chí, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương. 

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Hiện nay, y học chưa ghi nhận một loại thuốc đặc trị rối loạn tiền đình nào. Vì vậy, nếu muốn chữa rối loạn tiền đình bằng thuốc, bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng điều trị làm giảm triệu chứng, cải thiện chức năng của các cơ quan liên quan như tai, mắt, miệng và bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tác động tiêu cực, phòng ngừa tái phát bệnh. 

Dưới đây là 9 nhóm thuốc trị rối loạn tiền đình hiệu quả tốt nhất hiện nay:

1. Acetylleucin 

Acetylleucin là loại thuốc phổ biến hàng đầu được sử dụng trong các phác đồ thuốc hiện đại trị chứng rối loạn tiền đình. Thuốc có tác dụng điều trị chứng chóng mặt và mất điều hòa tiểu não có xuất xứ từ thương hiệu Pierre Fabre (Pháp). Trong mỗi viên thuốc 500mg có chứa hoạt chất chính Acetyl – DL – Leucine cùng một số thành phần tá dược khác như: tinh bột mì, tinh bột ngô tiền galatin hóa, magnesi stearat, calci carbonat… 

Một số tên biệt dược thường gặp của Acetylleucin như: Aleucin, Savileucin, Acétylleucine Mylan, Tanganil 500mg…

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Acetylleucin là thuốc trị chứng chóng mặt, hoa mắt, hay đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra
  • Công dụng: Thuốc Acetylleucine dùng để chữa trị làm giảm các cơn chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, đau đầu do rối loạn tiền đình hoặc không rõ nguyên nhân. 
  • Liều dùng – Cách dùng
    • Người lớn uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn, mỗi lần uống 2 viên. Với liều dùng này có thể duy trì trong khoảng 1 – 6 tuần tùy theo tình trạng bệnh cũng như khả năng đáp ứng thuốc;
    • Nếu sau một thời gian sử dụng nhưng không có hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tăng liều 3 – 4 viên/ lần. 
    • Trẻ em muốn sử dụng cần tham vấn ý kiến của chuyên gia trước để được chỉ định liều dùng phù hợp với từng độ tuổi và giới tính. 
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc Acetylleucine cho các trường hợp sau: 
    • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú; 
    • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm quá mức với bất kỳ thành phần nào trong thuốc; 

2. Cinnarizin 

Cinnarizin là một trong những loại thuốc đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Thuốc này thuộc nhóm kháng histamine H1 và giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Cinnarizin 25mg cùng một số thành phần tá dược khác như aerosil, magnesi stearat, đường lactose, bột talc, tinh bột ngô… 

Một số tên biệt dược thường gặp của thuốc Cinnarizin như Stugeron 25mg, Ceteco Cenzitax…

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Thuốc chữa rối loạn tiền đình Cinnarizin giúp làm giảm chứng chóng mặt, ù tai và mất tập trung
  • Công dụng:
    • Điều trị làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu…; 
    • Chống say tàu xe; 
  • Liều dùng – Cách dùng: Đối với người bị rối loạn tiền đình dùng liều Cinnarizin như sau:
    • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên. Uống sau khi ăn no để tránh gây kích thích dạ dày; 
    • Trẻ em từ 5 – 12 tuổi dùng liều 1/2 viên và cách dùng tương tự như người lớn; 
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho các trường hợp: 
    • Người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm quá mức với bất kỳ thành phần nào trong thuốc; 
    • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú; 
    • Người cao tuổi hoặc trẻ em dưới 5 tuổi;
    • Người mắc chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin; 
  • Tác dụng phụ: Dùng thuốc Cinnarizin có thể gây:
    • Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, khô miệng… 
    • Rối loạn hệ thần kinh trung ương gây chứng ngủ gà, đau đầu; 
    • Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác dị ứng, tụt huyết áp, đổ nhiều mồ hôi, tăng cân do tích nước; 

3. Flunarizin 

Flunarizin là loại thuốc dạng viên nang thuốc nhóm chẹn kênh Calci và là dẫn xuất của hoạt chất diflour của piperazin Flunarizin. Thuốc được sử dụng nhằm làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… của bệnh rối loạn tiền đình. Với thành phần chính là flunarizin hàm lượng 5mg dạng muối HCl để làm tăng độ hòa tan của thuốc. 

Một số tên biệt dược phổ biến của thuốc Flunarizin như Nomigrain 5mg, Hepen, Fluzine, Apharmarin…

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Flunarizin là một trong những loại thuốc trị rối loạn tiền đình được bác sĩ thường kê đơn cho người bệnh
  • Công dụng
    • Giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, nặng đầu, phòng chống các cơn co giật…;
    • Dự phòng và giảm tần suất của các cơn đau nửa đầu vai gáy, thiểu năng tuần hoàn não; 
  • Liều dùng – Cách dùng
    • Liều ban đầu: Người dưới 65 tuổi dùng 2 viên/ ngày trước khi đi ngủ; Người trên 65 tuổi chỉ dùng 1 viên/ ngày. 
    • Liều duy trì: Dùng 5 ngày liên tục, uống lần 2 viên trước khi đi ngủ. 
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc Flunarizin cho các trường hợp:
    • Người có phản ứng quá mẫn với thành phần Flunirizin hoặc các loại thuốc chẹn kênh canxi có cấu trúc tương tự; 
    • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú; 
    • Người từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, chứng rối loạn ngoại tháp hoặc hội chứng Parkinson; 
  • Tác dụng phụ: Thuốc Flunarizin gây ra nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại như:
    • Buồn ngủ, ngủ gà; 
    • Mệt mỏi; 
    • Lo âu, suy sụp tinh thần; 
    • Rối loạn tiêu hóa, kích thích ăn nhiều gây tăng cân, khô miệng; 
    • Buồn nôn, nôn ói; 
    • Phát ban dưới da, đau cơ; 

4. Vinpocetin

Thuốc trị rối loạn tiền đình Vinpocetin xuất hiện phổ biến trong hầu hết các toa thuốc do bác sĩ kê đơn. Thuốc được đánh giá cao về công dụng điều trị các bệnh tiền đình phức hợp, được điều chế dưới dạng viên nén và phát huy cơ chế hoạt động dựa theo nguyên tắc chuyển hóa tại não, làm kích thích lưu thông máu lên não, tăng hàm lượng ATP và cAMP và giảm chóng mặt hiệu quả. 

Ngoài tên Vinpocetin thì thuốc còn có một số tên biệt dược thường gặp khác như Vinpocetin 5mg, Hanovinton, Cavinton, Enpocetin, Vilcetin 5… 

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Vinpocetin không chỉ điều trị các triệu chứng rối loạn tiền đình mà còn giúp bổ sung acid amin hỗ trợ bảo vệ hệ thần kinh
  • Công dụng
    • Cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu do chứng rối loạn tiền đình gây ra; 
    • Ngăn ngừa thiếu máu, suy giảm trí nhớ; 
    • Đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ hệ thần kinh, ổn định nhịp tim, huyết áp và tuần hoàn máu lên não. 
  • Liều dùng – Cách dùng: Uống 3 lần/ ngày vào sáng, trưa và tối. Mỗi lần uống 1 viên. Chỉ uống sau khi đã ăn no khoảng 30 phút, tránh uống khi đói vì thuốc sẽ làm kích thích dạ dày gây ra các cơn đau bụng, đau thượng vị khó chịu. 
  • Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Vepocetin cho các trường hợp sau: 
    • Người dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc;
    • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú; 
    • Người đã hoặc đang mắc các bệnh suy giảm chức năng gan, thận, huyết áp thấp; 
  • Tác dụng phụ: Vì thuốc có khả năng làm giãn mạch nên người bệnh rối loạn tiền đình dùng thuốc này có thể gây tụt huyết áp, tim đập nhanh, tăng nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, đau bụng… 

5. Sibelium  

Sibelium được sử dụng rất phổ biến trong điều trị rối loạn tiền đình. Thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất Flunarizine hydrochloride có có khả năng làm giảm sự hấp thu canxi và duy trì sự ổn định chỉ số canxi trong máu. 

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Sibelium chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nhờ chứa hoạt chất Flunarizine giúp giảm chóng mặt, hoa mắt, ù tai
  • Công dụng
    • Điều trị hiệu quả các triệu chứng đau nửa đầu, thiếu máu lên não. Đây đều là những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. 
    • Đồng thời, cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai
    • Cải thiện trí nhớ và bảo vệ hệ thần kinh; 
  • Liều dùng – Cách dùng: Tùy theo từng đối tượng mà liều dùng thuốc Sibelium sẽ khác nhau. 
    • Người bệnh từ 18 – 64 tuổi uống 10mg/ ngày, thời điểm tốt nhất là vào buổi tối sau khi ăn no. 
    • Người bệnh từ 65 tuổi trở lên duy trì liều 5mg/ ngày vào mỗi buổi tối. 
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho những người:
    • Trẻ em dưới 18 tuổi; 
    • Người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm quá mức với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. 
    • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; 
    • Những người có tiền sử mắc bệnh động kinh, trầm cảm; 
  • Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc Sibelium quá liều hoặc dùng sai cách lâu ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
    • Khô miệng, đắng miệng; 
    • Đau mỏi cả người; 
    • Uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ;
    • Tâm trạng bồn chồn, lo lắng; 

6. Betaserc

Betaserc là loại thuốc chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tiếp theo được các chuyên gia kê đơn sử dụng phổ biến. Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc chống chóng mặt chứa thành phần Betahistine dihydroclorid cùng một số loại tá dược vừa đủ như lactose, natri stearyl fumarat, bột natri glycolat… Thuốc ược điều chế dưới dạng viên nén 8mg và 16mg dễ sử dụng. 

Một số tên biệt dược thường gặp của Betaserc như: Betahistine STADA 8mg, Betahistine STADA 16mg, Serc 8mg, Betaserc 16mg, Vacohistin 8…

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Betaserc là thuốc chữa rối loạn tiền đình giúp giảm chứng chóng mặt, đau đầu
  • Công dụng
    • Cải thiện nhanh chóng triệu chứng ù tai, nghe kém gây khó chịu ở những người bị rối loạn tiền đình hoặc hội chứng Meniere
    • Giảm hoa mắt, các triệu chứng buồn nôn, nôn ói; 
  • Liều dùng – Cách dùng
    • Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 1 – 2 viên. 
    • Nên uống cùng với thức ăn và thật nhiều nước để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. 
  • Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Betaserc cho các trường hợp sau:
    • Người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm quá mức với bất kỳ thành phần nào trong thuốc; 
    • Trẻ em dưới 18 tuổi; 
    • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú; 
    • Người đã hoặc đang bị viêm loét dạ dày; 

7. Thuốc Tanganil dạng tiêm 

Tanganil là loại thuốc biệt dược phổ biến có chứa thành phần Acetylleucine chữa trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Thuốc được điều chế với 2 dạng chính là thuốc uống và thuốc tiêm. Trong đó, đối với thuốc tiêm sẽ chứa hoạt chất Acetylleucine nồng độ 500mg/ 5ml cùng các tá dược thân nước Ethanolamin để tạo nước pha tiêm và tăng độ hòa tan. 

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Thuốc Tanganil dạng tiêm được đưa trực tiếp vào cơ thể đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn
  • Công dụng: Dùng trong điều trị dứt điểm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nghe kém, đau đầu… 
  • Cách dùng – Liều dùng
    • Đối với người lớn: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 2 ống/ ngày, với những trường hợp nặng hơn có thể dùng đến 4 ống dưới sự chỉ định của bác sĩ. 
    • Đối với trẻ nhỏ: Chưa có nghiên cứu về liều thuốc tiêm cho trẻ. 
  • Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng hoặc thận trọng trước khi dùng thuốc tiêm Tanganil cho những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, nhất là phụ nữ mang thai và đang cho con bú. 
  • Tác dụng phụ: Có thể gây ngứa ngáy khó chịu, nổi mề đay, phát ban… 

8. Một số loại thuốc khác

Bên cạnh những loại thuốc vừa kể trên thì trong các toa thuốc trị rối loạn tiền đình không thể thiếu các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu: Trong một vài trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu (như Triamterene, Hydrochlorothiazide hoặc Acetazolamide) làm kích thích thận bài tiết nhiều chất lỏng hơn và giúp làm giảm áp lực tai trong. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này vì có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, mệt mỏi, dị ứng da do thay đổi nồng độ kali trong máu… 
  • Thuốc chống nôn: Để làm giảm triệu chứng buồn nôn, nôn ói trong giai đoạn rối loạn tiền đình cấp tính, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống nôn phổ biến như Domperidone, Dimehydrinate… Thông thường, từ 1 – 3 ngày dùng thuốc và các triệu chứng cấp tính biến mất không nên tiếp tục sử dụng thuốc nữa. 
  • Thuốc Cortcosteroid: Corticosteroid có khả năng chống viêm và được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp người bệnh rối loạn tiền đình bị mất thính lực đột ngột. Đồng thời, thuốc giúp làm giảm chứng ù tai, chóng mặt. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc qua đường uống, tiêm hoặc thông qua màng nhĩ. 
  • Thuốc an thầnThuốc an thần giúp giải tỏa lo lắng, sợ hãi và giảm mức độ nhạy cảm của hệ thống tiền đình và duy trì chức năng tiền đình hoạt động bình thường, cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn liên quan. Loại thuốc an thần được sử dụng phổ biến là thuốc Benzodiazepines. 

Một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa rối loạn tiền đình

Trong quá trình sử dụng thuốc trị chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần nắm rõ một số lưu ý sau để đạt được hiệu quả cao cũng như đảm bảo sự an toàn tuyệt đối:

Thuốc trị rối loạn tiền đình
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng thuốc trị rối loạn tiền đình để tăng mức độ hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ
  • Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để được thăm khám, chẩn đoán bệnh trước, sau đó sẽ được kê đơn thuốc phù hợp điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh. 
  • Tuân thủ liều dùng, cách dùng và thời gian do chuyên gia, bác sĩ chỉ định. Tránh tự ý tăng giảm liều hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để tránh gây tương tác thuốc, có hại cho sức khỏe và càng tăng nặng mức độ nghiêm trọng của bệnh. 
  • Nếu sau thời gian sử dụng không đạt kết quả hãy ngưng điều trị nhưng với điều kiện phải có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh rối loạn tiền đình cũng cần ngưng điều trị bằng thuốc nếu phát hiện các triệu chứng ngoại tháp như vận động chậm, cả người cứng đơ, rối loạn vận động, đứng ngồi nằm không yên hoặc trầm cảm. 
  • Kết hợp điều trị bằng thuốc rối loạn tiền đình với những điều chỉnh nhất định trong cuộc sống như: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tránh thức khuya, rèn luyện thể thao và không để não bộ quá stress hay căng thẳng. 

Trên đây là một số loại thuốc trị rối loạn tiền đình hiệu quả và được sử dụng phổ biến trên thị trường. Công dụng và mức độ hiệu quả của từng loại thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ để tăng mức độ hiệu quả khi sử dụng cũng như hạn chế tối đa tác dụng phụ. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:41 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình 7 Bài Tập Yoga Chữa Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả Nhất

Các bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình là một trong những phương pháp trị bệnh hiệu quả được…

Thực phẩm chức năng rối loạn tiền đình TOP 5 Thực Phẩm Chức Năng Rối Loạn Tiền Đình Tốt Nhất

Bên cạnh các loại thuốc đặc trị, trên thị trường cũng có nhiều một số loại thực phẩm chức năng…

Thuốc trị rối loạn tiền đình Các Loại Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình và Lưu Ý Khi Dùng

Để giảm thiểu những tác động rủi ro và nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình…

Thuốc Betaserc 16mg Thuốc Betaserc: Công Dụng, Giá Bán và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc Betaserc là loại thuốc thuộc nhóm hướng tâm thần. Thuốc được dùng trong điều trị chứng chóng mặt do…

Cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình Cây Đinh Lăng Chữa Rối Loạn Tiền Đình – Mẹo Hay Dân Gian

Dùng cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình là mẹo hay trong dân gian nhiều người áp dụng. Không…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua