Bị Rối Loạn Tiền Đình Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khoẻ?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn chức năng tiền đình. Vậy rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng ăn gì là tốt nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.  

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng chức năng hệ thống tiền đình bị tổn thương khiến quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin bị gián đoạn, sai lệch. Từ đó gây ra mất khả năng kiểm soát sự thăng bằng, dễ bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn… Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng như di truyền, yếu tố môi trường, mắc bệnh thiếu máu, tắc nghẽn mạch máu não… và một trong đó là do thói quen ăn uống không lành mạnh. 

Các triệu chứng rối loạn tiền đình tái đi tái lại thường xuyên, đột ngột gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự an toàn cũng như khả năng hoạt động, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi bị rối loạn tiền đình tốt nhất phải sớm thăm khám để được chữa trị kịp thời. 

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, có nhiều loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho chức năng tiền đình, thúc đẩy sự hoạt động mạnh mẽ của các tế bào thần kinh. Hầu hết các loại thực phẩm này sẽ có chứa đa dạng các nhóm vitamin và axit béo chống viêm, cụ thể gồm:

1. Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin B6 vì đây là hoạt chất quan trọng để duy trì sự hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, thiếu hụt vitamin B6 chính là nguyên nhân vì sao bạn lại hay bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Gợi ý một vài thực phẩm giàu vitamin B6 bạn không nên bỏ qua:

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6 giúp khắc phục hiệu quả tình trạng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt… do rối loạn tiền đình gây ra
  • Thịt gà không da, cá béo như cá hồi, cá ngừ, gan, thịt bò… 
  • Ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, bí ngô, các loại đậu, các loại hạt
  • Rau bina, cải bó xôi, cà rốt, 
  • Các loại trái cây như đu đủ, chuối, táo, bơ, dâu tây…

2. Nhóm thực phẩm giàu acid folic (Vitamin B9)

Acid folic có khả năng hỗ trợ khắc phục và sửa chữa những sai lệch, khiếm khuyết của chức năng tiền đình. Đồng thời hỗ trợ tốt trong việc duy trì khả năng thăng bằng ở người cao tuổi. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh rối loạn tiền đình cần nạp vào cơ thể ít nhất 400microgam acid folic/ ngày. Đây là hàm lượng không quá cao và chỉ cần bạn tập trung bổ sung thông qua các loại thực phẩm sau:

  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu đỏ… 
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt óc chó, đậu phộng… 
  • Các loại rau màu xanh đậm: Cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây… 
  • Các loại trái cây có múi: Cam, bưởi, quýt,…

3. Nhóm thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với những người mắc bệnh rối loạn tiền đình. Vì đây là chất sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chứng xơ cứng tai nguy hiểm. Một vài loại thực phẩm giàu vitamin D người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn thường xuyên như:

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Các loại thực phẩm giàu vitamin D giúp phòng ngừa triệu chứng xơ cứng tai do rối loạn tiền đình và giảm chóng mặt
  • Các loại ngũ cốc từ lúa mạch, yến mạch, mè, các loại đậu, lúa mì…;
  • Trứng gà, sữa, cá béo, sò, gan bò;
  • Các loại nấm
  • Các loại rau lá xanh
  • Nước cam
  • Các loại quả mọng

4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung đủ vitamin C sẽ giúp khắc phục bớt các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt do rối loạn tiền đình gây ra. Các chuyên gia cũng khuyến cáo hàm lượng vitamin C cụ thể cho người bệnh rối loạn tiền đình khoảng 600mg/ ngày và chỉ 8 tuần sử dụng các triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát. 

Một vài loại thực phẩm giàu vitamin C tốt như: 

  • Các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, xoài, ổi, đu đủ, dứa, dưa lưới vàng
  • Các loại rau, củ, quả như rau cải xoăn, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, khoai tây… 

5. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Nhóm chất xơ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng và phục hồi chức năng tiền đình. Trong đó, các loại rau củ quả, trái cây, đậu hạt… là những loại thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. 

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, trái cây vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa tốt cho người mắc bệnh rối loạn tiền đình

Điển hình như: 

  • Các loại rau củ quả: Bông cải xanh, bông cải trắng, cà rốt, khoai tây, rau chân vịt, đậu bắp, bắp, bông Atiso, khoai lang, đậu gà, củ cải đỏ, cải Brussels, bí đỏ…
  • Các loại trái cây: táo, dâu tây, chuối, mâm xôi, trái vả, lê, bơ, cam…

6. Nhóm thực phẩm giàu magie

Magie là chất đóng vai trò quan trọng trong điều xoa dịu não bộ và điều hòa chức năng các dây thần kinh. Nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, suy nhược… Một vài loại thực phẩm giàu magie nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của người bị rối loạn tiền đình như: 

  • Các loại cá nước ngọt
  • Hải sản
  • Các loại thịt
  • Các loại rau lá màu xanh đậm
  • Ngũ cốc, đậu hạt… 

Rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

Bên cạnh tăng cường những loại thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng cần chú ý kiêng khem các loại thực phẩm dưới đây để tránh làm tăng nặng triệu chứng rối loạn tiền đình:

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Các loại thực phẩm nhiều chất béo, chế biến sẵn, chứa lượng muối cao làm tăng lượng cholesterol, giảm máu và oxy lên não gây chóng mặt đột ngột
  • Thức ăn quá mặn: Hàm lượng natri trong muối dễ gây mất các chất điện giải khiến cơ thể giữ nước và điều này vô tình tạo áp lực cho tai trong dẫn đến chóng mặt liên tục. Do đó, khi chế biến đồ ăn hãy giảm lượng muối xuống, theo khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ tối đa 120mg muối/ ngày. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm chế biến sẵn như mì ống, dưa muối chua, mì gói, thực phẩm đóng hộp… cũng là những loại thực phẩm có chứa lượng muối cao mà người bệnh rối loạn tiền đình cần tránh sử dụng. 
  • Đồ ăn ngọt: Đường và các chất tạo độ ngọt nhân tạo, chất thay thế đường như aspartame như bánh, kẹo, kem, socola, siro, mật ong, nước trái cây, mứt… có khả năng làm tăng huyết áp tạm thời, cản trở quá trình lưu thông máu và oxy lên não dẫn đến chóng mặt đột ngột. 
  • Thức ăn béo: Một vài loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao như sữa, bơ, thịt, trứng, mayonnaise, phô mai, kem béo, mỡ động vật … hoặc các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng lượng cholesterol, gây tắc tĩnh mạch, giảm lượng máu và oxy tuần hoàn lên não gây ra tình trạng chóng mặt hoa mắt. 
  • Thực phẩm chứa axit amin tyramine: Chất này thường có nhiều trong các loại thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn, rượu vang đỏ, socola, thịt hun khói, gan gà, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi…  Những thực phẩm này có khả năng làm giãn mạch máu, dẫn đến chóng mặt, đau nửa đầu. 
  • Hạn chế các loại thịt đỏNgười bệnh rối loạn tiền đình nên ăn ít các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt nai…, thay vào đó hãy dùng các loại thịt trắng như gà, vịt, cá… nhưng phải bỏ da. 
  • Thực phẩm có tính hànNhững người bị rối loạn tiền đình do suy nhược thần kinh, thiếu máu hoặc huyết áp thấp gây ra cần tránh sử dụng những loại thực phẩm có tính hàn, mát như rau má, chanh dây, sắn dây, khổ qua, chè vằng… Vì đây là những loại có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tăng nặng tình trạng chóng mặt.
  • Thức uống có cồn: Rượu, bia và các chất kích thích khác như trà đậm, cà phê sẽ tác động đến hệ thần kinh, gây ra chứng ù tai, đau đầu, chóng mặt nghiêm trọng. 

Một số nguyên tắc về thói quen ăn uống cho người bị rối loạn tiền đình

Bên cạnh việc bổ sung những nhóm thực phẩm tốt ưu tiên và kiêng khem những món không tốt thì người bệnh rối loạn tiền đình cần tuân thủ các nguyên tắc trong ăn uống để sớm khỏi bệnh và phòng ngừa tái phát. 

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Người bị rối loạn tiền đình tuyệt đối không được bỏ qua bữa sáng
  • Ăn uống điều độ và đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa sáng, phân phối lượng thức ăn đồng đều trong ngày, bữa trưa ăn đủ chất và ăn ít vào bữa tối để tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm tải những áp lực lên các cơ quan nội tạng và hỗ trợ cải thiện rối loạn tiền đình hiệu quả. 
  • Hướng thực đơn ăn uống trở nên “xanh” hơn bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc và hạn chế thực phẩm ăn liền, đông lạnh, chế biến sẵn. 
  • Tránh ăn vặt vô tội vạ với các loại thực phẩm chiên xào, đồ ngọt… vì chúng rất dễ gây béo phì và làm tăng nặng các triệu chứng rối loạn tiền đình. 
  • Khi ăn nên chậm rãi, từ tốn theo nguyên tắc “ăn chậm – nhai kỹ” để giảm tải áp lực cho dạ dày và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. 
  • Bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần, trung bình từ 1.5 – 2 lít hoặc hơn. 
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học với việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên tốt cho não bộ, hệ thần kinh. 
  • Ngoài chế độ ăn uống thì người bệnh rối loạn tiền đình cũng phải tăng cường tập luyện, duy trì thói quen vận động, đặc biệt là tập luyện vùng cổ, vai gáy để giúp khí huyết lưu thông lên não. Đồng thời, phải di chuyển đi lại thường xuyên, hạn chế ngồi quá lâu một tư thế. 

Người bị rối loạn tiền đình ăn uống như thế nào để sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu sẽ phụ thuộc nhiều vào kiến thức và ý thức của bạn. Hãy tập trung bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi như vừa kể trên và rèn luyện nâng cao ý thức thực hiện, nghiêm khắc với bản thân hơn để không còn gặp phải tình trạng chóng mặt, đau đầu đột ngột do rối loạn tiền đình nữa. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:13 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Bị rối loạn tiền đình có tiêm vắc - xin được không? Bị Rối Loạn Tiền Đình Có Tiêm Vắc Xin Được Không?

Bị rối loạn tiền đình có tiêm vắc - xin được không là vấn đề thắc mắc của nhiều người,…

Thuốc trị rối loạn tiền đình của Pháp 5 Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Của Pháp Được Tin Dùng

Các loại thuốc trị rối loạn tiền đình của Pháp đang là dòng dược phẩm nhập khẩu rất được ưa…

Chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng 3 Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Bằng Củ Gừng Hay Nhất

Chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng là mẹo hay được lưu truyền trong dân gian và đã được…

Địa chỉ trị rối loạn tiền đình ở Hà Nội 5 Địa Chỉ Chữa Rối Loạn Tiền Đình Ở Hà Nội Uy Tín Nhất

Chọn lựa địa chỉ chữa rối loạn tiền đình ở đâu tốt và uy tín luôn là vấn đề thắc…

Rối loạn tiền đình nên uống nước gì? Rối Loạn Tiền Đình Nên Uống Nước Gì? (Dừa, Cam, Gừng…)

Bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì để tốt cho sức khỏe và sớm khỏi bệnh là vấn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua