Sỏi mật là gì? Đau ở đâu? Nguyên nhân và cách trị

Sỏi mật là kết quả của sự hình thành các tinh thể tại túi mật, thường gây tổn thương túi mật và lá gan. Chiếm khoảng 8 – 10% bệnh lý tại Việt Nam. Việc nhận diện kịp thời các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh góp phần ngăn chặn hiệu quả các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Sỏi mật là gì
Sỏi mật là căn bệnh phổ biến ở nội tạng chỉ sau sỏi thận

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là sự kết tụ thành tinh thể rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật. Vì thế có thể nói bắt nguồn của sỏi mật là do dịch mật gây ra. Sỏi mật thường được tìm thấy ở những vị trí khác nhau trong hệ thống dẫn mật như sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan (còn gọi là sỏi gan)… Người bị sỏi mật được phân thành hai nhóm chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật..

Phổ biến nhất của sỏi mật là sỏi nằm tại túi mật, gọi là sỏi túi mật. Túi mật là cấu tạo hình quả lê nằm mắt dưới gan bên phải, giữ nhiệm vị lưu trữ và cô đặc mật. thông thường mật do gan bài tiết ra sẽ được lưu trữ trong túi mật, sau đó dịch mật được bài xuất xuống ruột để tiêu hoá chất béo. Thông thường, những thành phần cơ bản của mật gồm có: bilirubin, cholesterol, muối mật và canxi. Khi hoạt động cân bằng và trao đổi chất bị mất cân bằng các thành phần này sẽ tích tụ và tạo thành những hạt cứng, rắn như đá, hiếm gặp hơn là sỏi mật nhầy như bùn.

Kích thước sỏi từ vài mm đến vài cm. Số lượng có thể từ 1 đến hàng trăm viên. Tùy thuộc vào kích thước sỏi và số lượng sỏi mà các triệu chứng phát triển sớm hay muộn. Tuy nhiên thông thường, cơn đau do sỏi mật gây ra thường bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa phổ biến. Vì thế chỉ khi người bệnh bị đau đến mức nghiêm trọng mới phát hiện sỏi, lúc này số lượng cũng như kích thước sỏi đã tăng lên đáng kể.

Vị trí đau sỏi mật ở đâu?

Người bệnh cần phân biệt rõ đâu là cơn đau do sỏi mật gây ra với các cơn đau bụng sinh lý thông thường. Với những cơn đau quặn mật do sỏi kẹt đường mật, khởi phát cơn đau thường ít đột ngột hơn và mức độ đau không đáng kể. Vị trí đau sỏi mật nằm ở mạn sườn phải, đôi khi cơn đau có thể lan ra vùng thượng vị.

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi mật là bài thuốc chữa chứng thạch lâm được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Vậy người bệnh đánh giá bài thuốc này như thế nào? Review chi tiết! XEM NGAY

Tuy nhiên đau sỏi mật thường diễn ra trong thời gian ngắn, trái ngược với bệnh đau dạ dày thường đau dai dẳng thường xuyên. Một số trường hợp sỏi lớn, chèn ép hệ dây thần kinh còn gây đau lan lên vai phải và ra sau lưng.

Nguyên nhân sỏi mật thường gặp

Tình trạng sỏi mật có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó có 3 nguyên nhân sỏi mật thường bắt nguồn chủ yếu là do bệnh lý, tinh thần và hoạt động, phổ biến nhất là do chế độ ăn uống của người bệnh. Đối với từng nguyên nhân gây sỏi mật được phân tích như sau:

Nguyên nhân do bệnh

  • Bệnh về máu: Những căn bệnh về máu gây phá hủy và làm suy giảm hồng cầu sẽ làm làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật. Đây là yếu tố chính tạo thành tinh thể sỏi mật ở bệnh nhân.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng chất béo trung tính cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người mắc tiểu đường cấp 2 và cấp 3 là những đối tượng có nguy cơ sỏi mật cao nhất.
  • Bị sỏi mật do thừa cân, béo phì: Khi cân nặng quá tải, bệnh nhân có khả năng mắc bệnh liên quan đến mỡ máu và gia tăng cholesterol trong gan và mật, từ đó tạo thành sỏi trong túi mật.
nguyên nhân sỏi mật
Sỏi mật được hình thành từ chế độ ăn uống kém lành mạnh, bổ sung quá nhiều Cholesterol

Nguyên nhân từ tinh thần, hoạt động

  • Stress kéo dài: Sỏi mật hình thành khi dịch mật bị ứ trên, chất lượng dịch không có đầy đủ các điều kiện cần thiết, điều này xảy ra khi tâm lý căng thẳng, lo âu.
  • Sỏi mật do lười vận động: Thường xảy ra ở những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít hoạt động thể thao… điều này khiến hoạt động của dịch mật bị ứ trệ tạo điều kiện cho cholesterol kết tủa hình thành sỏi.

Nguyên nhân từ chế độ ăn uống

  • Uống ít nước: Thói quen uống ít nước gây ra sự thiếu hụt về hoạt động chức năng gan, trong đó 80% dịch mật là nước. Vì thế khi cơ thể thiết nước, dịch mật tiết ra ít đi và tạo thành tinh thể sỏi.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Sỏi mật xảy ra phổ biến ở những người có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, thiếu chất xơ, rau xanh, vitamin, ngược lại quá nhiều đạm, cholesterol khiến cơ thể hoạt động không ổn định. Ngoài ra những chất béo bão hòa dễ gây tăng cholesterol trong máu cũng góp phần tạo nên bệnh sỏi mật.

Các triệu chứng của sỏi mật

Dấu hiệu sỏi mật
Đau bụng gần vùng thượng vị, dưới mạn sườn là dấu hiệu sỏi mật cơ bản

Hầu hết người mắc bệnh sỏi túi mật không có triệu chứng gì, hoặc nếu có thì các biểu hiện này chỉ xảy ra trong thời điểm nhất định, rất mờ nhạt và khó phân biệt với những bệnh lý khác. Bệnh sỏi túi mật thường được phát hiện tình cờ khi đi làm siêu âm bệnh khác. Những triệu chứng sỏi túi mật cơ bản gồm có:

  • Đau bụng âm ỉ: Cơn đau ở dưới sườn phải, đau xuyên ra lưng, lên vai phải. Những cơn đau quặn dữ dội hiếm gặp, thường liên quan đến việc sỏi gây tắc ống cổ túi mật.  Cơn đau thường xuất hiện sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ, khi cơ thể hấp thu nhiều cholesterol. 

  • Sốt: Sau cơn đau sỏi mật, người bệnh có thể bị sốt nóng và rét run. Đau do sỏi mật thường kèm theo sốt do viêm đường mật, túi mật. Tình trạng sốt cao có thể xảy ra trước, hoặc sau cơn đau, thường kéo dài trong vài giờ, có khi vài tuần, hàng tháng.

  • Vàng da: Tình trạng vàng da, vàng mắt sẽ xảy ra sau cơn đau và sốt cao khoảng 1 – 2 ngày. Vàng da do các tinh thể sỏi chèn ép và gây tắc mật, người bệnh có thể  ngứa da, nước tiểu vàng, phân bạc. Tình trạng vàng da xảy ra trong nhiều ngày, biến mất chậm hơn tình trạng sốt hay ho.

  • Rối loạn tiêu hóa: Có những trường hợp bệnh nhân bị sỏi mật bị sợ dầu mỡ, ợ chua, đầy bụng, thường ăn không tiêu… Các triệu chứng này cũng dễ nhầm lẫn sang bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đau dạ dày.

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

hình ảnh sỏi mật
Tình trạng sỏi mật hình thành nhiều có thể gây viêm túi mật ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất

Sỏi mật là căn bệnh rất phổ biến, thường chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh liên quan đến nội tạng chỉ sau sỏi thận. Sỏi mật hình thành âm thầm trong túi mật và không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu như được điều trị sớm, người bệnh sẽ được điều trị hoàn toàn và không phát sinh biến chứng sau đó.

Ảnh hưởng cơ bản của sỏi mật là tình trạng sỏi gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh đau bụng râm ran và sốt. Tuy nhiên khi sỏi túi mật gây ra những cơn đau nghiêm trọng, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với các biến chứng. Cụ thể như viêm túi mật cấp tính, nhiễm trùng huyết, bệnh viêm tụy, ung thư túi mật…  Nếu không xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù hiếm khi phát triển đến mức độ này nhưng người bệnh cũng không nên lơ là trong quy trình thăm khám và chữa bệnh sớm.

Những ai dễ mắc sỏi mật?

Bệnh sỏi túi mật phổ biến hơn ở nữ giới do kích thích tố nữ như progesteron có ảnh hưởng lớn đến vận động túi mật. Trong khi đó estrogen lại có khả năng làm tăng cholesterol và giảm acid mật hòa tan cholesterol. Nội tiết tố estrogen cũng là nguyên nhân gây gia tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, và progesteron ức chế hoạt động giải phóng túi mật. Đây cũng là nguyên nhân vì sao tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ giảm dần cùng tuổi tác (so với xu hướng mắc bệnh của nam giới).

Trong đó nhóm phụ nữ trước 40 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh sỏi mật cao gần gấp ba lần nam giới; sau tuổi 60 xác suất mắc bệnh ở phụ nữ tăng không đáng kể. Ngoài ra nữ giới thường sử dụng liệu pháp hormon thay thế (estrogen) cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, phổ biến hơn ở những người bổ sung hormon dạng uống thay vì gián tiếp qua băng dính (qua da). Thuốc ngừa thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi túi mật khi sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Sỏi mật có nguy hiểm không
Bệnh sỏi mật thường xảy ra ở nữ giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ đến hoạt động sản xuất dịch mật

Người có cân nặng vượt quá chỉ số BMI quy định. Khi cơ thể thừa cân, lượng mỡ thừa nhiều hơn và sản sinh nhiều estrogen hơn. Ngoài ra những thống kê cho thấy người có nỗ lực giảm béo, ăn uống kiêng khem và thiếu chất cũng có nguy cơ bị sỏi thận cao do kìm hãm cơ chế sản xuất mật. Vì thế nên chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch mật, cũng như góp phần hình thành hoặc phòng tránh sự xuất hiện của tin thể sỏi.

Nhóm bệnh nhân bị tiểu đường hoặc những bệnh tự miễn khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột. Người mắc bệnh viêm khớp mãn tính, tổn thương tủy sống cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi túi mật.

Chẩn đoán và điều trị sỏi mật như thế nào?

Phương pháp chẩn đoán sỏi mật

Thông thường phương pháp chẩn đoán sỏi mật được áp dụng phổ biến là siêu âm bụng. Bằng cách này có thể chẩn đoán tỷ lệ sỏi túi mật chính xác. Trong đó sỏi mật đơn thuần chiếm 58-71% sỏi đường mật nói chung. Bệnh nhân được chẩn đoán sỏi mật theo hai phương thức sau:

  • Siêu âm, chụp cắt lớp để đưa ra chẩn đoán sỏi túi mật.
  • Các xét nghiệm máu giúp xác định chức năng gan, tình trạng cholesterol máu.

Điều trị sỏi mật với từng nhóm đối tượng

Túi mật chứa sỏi hầu hết là bình thường, không gây đau đớn hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên bệnh nhân có thể sống chung hòa bình với nó. Thông thường bệnh nhân bị sỏi mật sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc khi sỏi còn nhỏ để bào mòn các tinh thể này, với người bệnh có sỏi mật lớn, mật độ nhiều thì phẫu thuật mổ sỏi túi mật sẽ được thực hiện.

Tùy thuộc từng nhóm bệnh nhân, từng dạng sỏi mà bác sĩ sẽ có phương thức điều trị phù hợp, cụ thể:

  • Đối với sỏi mật to trên 1cm: Nếu như không có triệu chứng có thể không cần điều trị mà có thể đợi đến khi sởi lớn hơn để thực hiện phẫu thuật. Đa số người mắc bệnh sỏi thận thường phát hiện bệnh ngẫu nhiên và trước đó người bệnh cũng đã chung sống với sỏi nhiều năm.

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ bị sỏi túi mật nên can thiệp phẫu thuật để chủ động loại bỏ sỏi trước khi mang thai. Nhằm đề phòng trường hợp túi mật không may bị viêm khi mang thai sẽ làm cho việc điều trị trở nên rất phức tạp. 

  • Đối với sỏi nhỏ 2-3mm: Sỏi nhỏ 2-3mm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn so với sỏi lớn 1-2cm. Do chúng thường khó phát hiện và len lỏi sâu vào các tuyến trao đổi chất trong cơ quan túi mật. Sỏi 2 – 3 mm cũng là nguyên nhân gây biến chứng viêm tụy cấp hoại tử. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng để loại bỏ sỏi nhỏ dù chưa có dấu hiệu gì.

  • Sỏi gây đau bụng, sốt từng đợt: Dấu hiệu sỏi mật gây nhiễm trùng. Lúc này nên điều trị bằng phẫu thuật.

Sỏi mật nên uống thuốc gì ?

Điều trị sỏi mật bằng thuốc “tan sỏi” thường không được áp dụng nhiều trong y tế. Do tác dụng của thuốc hạn chế, chủ yếu tác dụng trong phòng ngừa tạo sỏi ở người nguy cơ cao như người đã từng cắt dạ dày giảm béo… Dùng thuốc trị sỏi mật lâu dài cũng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Thuốc điều trị được dùng để thỏa mãn các điều kiện như sau:

  • Người bệnh có sỏi mật nhỏ hơn 1cm.
  • Tổng thể tích của tất cả các sỏi tại túi mật phải nhỏ hơn một 1/3 tổng thể tích của túi mật.
  • Những chức năng của túi mật vẫn hoạt động bình thường.
  • Hệ thống ống dẫn mật không bị tắc.
  • Đảm bảo người bệnh không sử dụng thuốc dạ dày hoặc thuốc giảm mỡ.

Nhóm thuốc tây được dùng với mục đích giảm đau và làm tan sỏi. Một số loại thuốc được chỉ định gồm có

  • Thuốc giảm đau: Papaverin, visceralgine… giúp giãn cơ trơn và làm giảm co thắt đường mật.
  • Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm do biến chứng của bệnh.
  • Thuốc kháng sinh: Aminosid, quinolon… giúp làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn do sỏi mật gây ra.
  • Thuốc tan sỏi: Ursodeoxycholic acid, chenodeoxycholic acid… có tác dụng bào mòn sỏi mật bằng cách giúp hòa tan lượng cholesterol dư thừa trong dịch mật, và ức chế sản xuất cholesterol ở gan.

Khi nào nên phẫu thuật sỏi mật?

mổ sỏi mật
Điều trị sỏi mật bằng cách mổ nội soi được áp dụng phổ biến hiện nay

Thông thường, sỏi túi mật không có triệu chứng, không gây đau đớn quá nhiều cho người bệnh thì chưa cần thiết phải phẫu thuật. Trong trường hợp bệnh nhân được chỉ định mổ, bệnh nhân cần chuẩn bị thể trạng khỏe mạnh và thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, hoặc đang sử dụng thuốc. Sau phẫu thuật người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường,  sinh hoạt làm việc không bị ảnh hưởng. Mổ sỏi túi mật không làm giảm tuổi thọ, không cần dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.

Phương pháp phẫu thuật sỏi túi mật nội soi là cách duy nhất được chọn trong điều trị ngoại khoa sỏi túi mật. Bệnh nhân được được chỉ định thực hiện phẫu thuật khi sỏi túi mật có triệu chứng hoặc biến chứng. Bất kể kích thước sỏi túi mật nhỏ hay lớn, nếu như sỏi lớn hơn 25mm, hoặc nhiều sỏi nhỏ, hoặc sỏi túi mật đi kèm với polyp túi mật có kích thước lớn hơn 10mm thì người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật sớm.

Cách giảm đau bụng khi bị sỏi mật hiệu quả

Trong thời gian sống chung với sỏi mật, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau bụng âm ỉ. Mặc dù không nguy hiểm nhưng cơn đau bụng do sỏi mật gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Do đó mặc dù không điều trị ở giai đoạn sỏi còn nhỏ nhưng bệnh nhân cần trang bị biện pháp giảm đau sỏi mật phù hợp. Một số mẹo giúp đối phó với cơn đau là:

  • Người bệnh có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thả lỏng, giữ tâm lý ở trạng thái thư giãn.
  • Tư thế tốt nhất để giảm đau là bạn nên nằm cong gập, thu đầu gối lên sát ngực
  • Sử dụng khăn ấm hoặc túi sưởi chườm ở vùng bị đau và giữ trong vòng 20 – 30 phút.
  • Uống nước nóng hãm nghệ tươi hoặc nước giấm táo giúp tăng lưu thông dịch mật, giảm bớt cơn đau.
  • Trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn 30 phút và không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần tới bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời.

Bị sỏi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Sỏi mật nên ăn gì
Người bị sỏi mật cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu rau xanh và thực phẩm ít béo

Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng mật thiết đến sỏi mật. Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp hạn chế gia tăng kích thước sỏi và đồng thời còn giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và phòng ngừa biến chứng. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì người bị sỏi mật nên bổ sung nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Bao gồm củ cải, cà rốt, súp lơ, dưa chuột, atiso, cần tây,… chúng bổ sung lượng lớn chất xơ tự nhiên cho cơ thể, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giúp làm giảm các áp lực cho gan cũng như túi mật.

  • Các loại trái cây: Táo, cam, dừa, bưởi, quýt, đu đủ… những loại trái cây này đều rất tốt cho người bệnh sỏi mật, chúng cung cấp vitamin cùng những chất khoáng dồi dào, đặc biệt là vitamin A và C giúp tiêu hóa tốt. Từ đó hạn chế nguy cơ hình thành sỏi.

  • Hạt và ngũ cốc nguyên cám: Người mắc bệnh sỏi mật nên thường xuyên bổ sung yến mạch, các loại hạt khô như óc chó, hạt điều, hạnh nhân… chúng là nguồn cung cấp chất béo tốt, đồng thời đào thải các cholesterol dư thừa trong cơ thể.

  • Thực phẩm chứa lecithin: Gồm có các thực phẩm chính như kiều mạch, mầm lúa mì, đậu đen, đậu đỏ… nhóm thực phẩm này có khả năng làm phân hủy chất béo và cholesterol trong máu, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ gây sỏi mật và các bệnh liên quan.

  • Uống nhiều nước: Người bệnh cần có thói quen uống nước mỗi ngày giúp đào thải bớt lượng độc tố tồn tại trong cơ thể. Đối với người sau khi vừa phẫu thuật túi mật, thời gian đầu chỉ nên ăn cháo, súp hoặc cơm nấu nhão, rau củ hầm mềm cùng các nguồn đạm dễ tiêu hóa khác.

Ngoài ra người bệnh sỏi mật cần kiêng nhóm thực phẩm nhiều đường và tinh bột để không để tăng cân.  Đồng thời hạn chế ăn nhiều thực phẩm có chứa cholesterol, rượu, bia, hay thậm chí là cà phê, trà và soda cũng chỉ nên dùng với lượng vừa phải. Đặc biệt, bệnh nhân ở trong giai đoạn sỏi gây viêm túi mật thì cần kiêng tuyệt đối chất béo từ động vật. Sau mổ sỏi túi mật kiêng tuyệt đối chất béo, nhằm tránh gia tăng gánh nặng cho hoạt động của hệ thống gan mật.

Sỏi mật là một căn bệnh phổ biến, điều trị đơn giản, bệnh cũng không gây ra những ảnh hưởng to lớn đối với sức khỏe. Nếu phát hiện sỏi túi mật, bệnh nhân cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, kết hợp xây dự lối sống và sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng lành mạnh để góp phần kiểm soát sỏi mật, tránh gây viêm. Người bệnh cũng cần thăm khám tại các chuyên khoa Gan – Mật định kỳ để nắm bắt được mức độ phát triển của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan: 7 bài thuốc trị sỏi mật hiệu quả, dân gian thường dùng

Xem thêm

Ngày đăng 08:40 - 14/02/2023 - Cập nhật lúc: 09:00 - 15/02/2023
Chia sẻ:
Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn? Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn?
Sỏi mật không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh khi các cơn đau…
Sỏi Mật Trái Sung có tốt không? Giá bán và cách dùng Sỏi Mật Trái Sung có tốt không? Giá bán và cách dùng
Sỏi mật trái sung là thực phẩm chức năng được nghiên cứu và sản xuất bởi lương y Phan Văn…
Kích thước sỏi túi mật (6-10-18-22mm...) nào cần mổ? Kích thước sỏi túi mật (6-10-18-22mm…) nào cần mổ?
Sỏi túi mật là căn bệnh phổ biến với khoảng hơn 50% người mắc phải ở độ tuổi trung niên.…
Mổ sỏi mật khi nào? Chi phí, quy trình và nơi mổ
Mổ sỏi mật là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân có kích thước viêm sỏi to, bị đau…
hình ảnh túi mật Túi mật là gì? Nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Túi mật là một bộ phận trực thuộc hệ thống đường dẫn mật. Nó chính là nơi chứa đựng cũng…

Bị sỏi mật có nên ăn trứng (gà, vịt...) không? Bị sỏi mật có nên ăn trứng (gà, vịt…) không?

Khi bị sỏi mật, người bệnh cần chú ý trong ăn uống do những thực phẩm bổ sung vào cơ…

bệnh sỏi mật nên ăn gì Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và bổ sung gì đánh tan sỏi?

Chế độ ăn uống chính là giải pháp hỗ trợ cần được áp dụng trong điều trị bất cứ bệnh…

Bị sỏi mật uống nghệ được không? (tươi, bột và tinh bột) Bị sỏi mật uống nghệ được không? (tươi, bột và tinh bột)

Nghệ được xem là thần dược chữa trị được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống…

bài thuốc dân gian trị sỏi mật 7 bài thuốc trị sỏi mật hiệu quả, dân gian thường dùng

Áp dụng các bài thuốc dân gian trị sỏi mật là giải pháp hiện đang được nhiều người tin tưởng.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua