Giấc ngủ ban đêm dường như đã trở thành nỗi ám ảnh của những người mắc bệnh đau dạ dày. Cảm giác đau nhức, khó chịu vùng bụng, thượng vị kèm theo nhiều triệu chứng tiêu hóa khác thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, thậm chí nặng hơn khi bạn đã chìm sâu vào giấc ngủ. Vì vậy, cách nằm giảm đau bao tử đúng sẽ giúp cải thiện ít nhiều các triệu chứng khó chịu và chất lượng giấc ngủ của bạn.
Vì sao cơn đau dạ dày lại xuất hiện nhiều vào ban đêm?
Đau dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, thậm chí viêm loét và gây ra các triệu chứng như đau nhức, khó chịu, đau thượng vị, chóng mặt, buồn nôn, ợ hơi, chướng bụng, đầy hơi… Hầu hết những người bị đau dạ dày đều phản ánh rằng họ thường xuyên phải chịu những cơn đau kéo dài âm ỉ vào ban đêm. Thậm chí, nhiều người bị đau quặn thắt từng cơn ngay cả trong lúc ngủ dẫn đến tỉnh giấc.

Thường thì cơn đau dạ dày lúc nửa đêm sẽ xuất hiện vào thời điểm 1 – 2 giờ sáng, sau đó cứ lặp đi lặp lại lúc âm ỉ lúc dữ dội. Vị trí đau thường gặp nhất là bên trên rốn, vùng xương ức kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu.
Cơn đau dạ dày là dấu hiệu cho thấy cơ quan tiêu hóa đang gặp vấn đề bất ổn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, theo thời gian bệnh sẽ dần nghiêm trọng và kéo theo các biến chứng, ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe tổng thể. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và can thiệp điều trị bằng các biện pháp y tế phù hợp như dùng thuốc trị đau dạ dày.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên áp dụng thêm một số cách chữa đau dạ dày tại nhà như chườm ấm, uống nghệ pha mật ong, trà gừng, xoa bóp massage, điều chỉnh chế độ ăn uống, chú ý nghỉ ngơi và chọn tư thế nằm phù hợp… để cơn đau qua đi nhanh chóng.
Các tư thế nằm ngủ giảm đau dạ dày hiệu quả
Dạ dày có cấu tạo hình dạng giống như chữ J, là vị trí phình to trên đường tiêu hóa, nằm ở phía sau vùng thượng vị trái, sát dưới vòm hoành và được nối với thực quản – tá tràng. Dựa vào cấu tạo và vị trí này, các chuyên gia khuyến khích người bệnh đau dạ dày nên nằm ngủ ở 2 tư thế là nằm nghiêng sang trái và nằm ngửa kê cao đầu.
Tư thế nằm nghiêng sang trái
Nằm nghiêng sang bên trái được xem là tư thế ngủ hiệu quả nhất đối với người bệnh đau dạ dày.

Tư thế này có tác dụng:
- Giảm đau nhức, các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, ợ chua, khó thở… Các chuyên gia lý giải điều này là do khi nằm nghiêng sang bên trái, cổ họng sẽ nằm ngang tầm cân đối với cơ thể. Lúc này, dịch vị dạ dày vẫn nằm cố định và không bị trào ra ngoài.
- Ngoài ra, nếu cơ thắt thực quản dưới có mở đột ngột cũng sẽ khiến bạn đỡ bị đau dạ dày.
- Tư thế nghiêng sang trái còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn nhờ khả năng tiết dịch ổn định. Đồng thời, tư thế này còn giúp thúc đẩy quá trình mang chất thải vận chuyển từ ruột non đến ruột già dễ dàng hơn, giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề tiêu hóa.
- Không những vậy, người bị đau dạ dày ngủ nghiêng sang trái còn giúp giảm chứng ngủ ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ, giảm tiết axit dạ dày…
Tư thế nằm ngửa kê cao đầu
Bên cạnh tư thế nằm nghiêng, nằm ngửa kê cao đầu cũng là tư thế nằm tốt được khuyến khích cho người bệnh đau dạ dày nói riêng và các bệnh lý dạ dày nói chung. Khi nằm ngửa và gối cao đầu, dạ dày sẽ nằm thấp hơn so với thực quản, nhờ đó ngăn chặn hiện tượng axit dạ dày cùng thức ăn trào ngược lên thực quản.
Ngoài ra, khi ở tư thế này, thực quản sẽ nằm chếch cao hơn đầu một khoảng nhất định nên dịch vị sẽ rất khó trào ngược lên cuống họng.

Để giảm đau dạ dày khi nằm ngửa, người bệnh hãy nằm gối cao khoảng 10 – 15cm hoặc chỉnh đầu nệm cao hơn khoảng 20 – 30cm so với bình thường. Tư thế này còn được khuyến khích cho những người đang gặp các vấn đề bệnh lý về cột sống.
Tuy nhiên, tư thế này chỉ được áp dụng khi bạn nằm nghiêng sang trái không quen hoặc bị mỏi khi nằm sang trái quá lâu.
Tư thế nằm ngủ nên tránh khi bị đau dạ dày
Bên cạnh những tư thế tốt giúp giảm đau bao tử nhanh chóng, người bệnh cũng cần chú ý và tránh nằm các tư thế không tốt gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như:
Tư thế nằm sấp
Nằm sấp là tư thế không được khuyến cáo áp dụng ở những người bị đau dạ dày vì sẽ càng làm tăng nặng cơn đau. Vì lúc này dạ dày sẽ nằm cao hơn thực quản, gây kích thích cơn trào ngược dạ dày thực quản, kèm theo đau bụng, tức bụng, khó tiêu…

Việc nằm sấp quá lâu còn gây áp lực lên các cơ quan nội tạng, gây khó thở và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Những triệu chứng này đặc biệt xảy ra ở những người bị thừa cân, béo phì.
Tư thế nằm nghiêng sang phải
Giống với tư thế nằm sấp, khi nằm nghiêng sang phải sẽ khiến dạ dày nằm cao hơn vị trí của thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược dịch vị lên thực quản.
Nếu kèm theo giãn cơ co thắt thực quản sẽ làm bùng phát cơn đau dạ dày dữ dội. Kèm theo đó là các hiện tượng như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, khó chịu… và mất ngủ, khó ngủ.
Những lưu ý về chế độ sinh hoạt hợp lý giảm đau dạ dày
Bên cạnh việc điều chỉnh và áp dụng các cách nằm giảm đau bao tử phù hợp, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh để góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe tổng thể.
- Người bị đau dạ dày cần có chế độ ăn uống khoa học. Để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh, cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ hòa tan, tránh các chất kích thích, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Nên ăn trước khi đi ngủ từ 3 – 4 tiếng, tránh ăn quá no vào buổi tối hoặc ăn sát giờ đi ngủ. Việc này sẽ giúp dạ dày trở về trạng thái thoải mái, tránh áp lực khi phải hoạt động nhiều vào ban đêm, giảm nguy cơ bùng phát đau dạ dày. Nhờ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý:
- Tránh stress, căng thẳng quá mức, nhất là gần đến giờ đi ngủ ban đêm. Vì lo âu quá độ sẽ gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, dễ bùng phát cơn đau dạ dày và khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. Do đó, tốt nhất nên áp dụng các mẹo thư giãn đầu óc để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
- Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày bằng những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga, bơi lội…
- Tuân thủ những chỉ định điều trị do bác sĩ chỉ định như dùng thuốc đúng liều, uống nước mật ong, trà gừng ấm, trà cam thảo…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện và xử lý điều trị các vấn đề về sức khỏe của bản thân.
ĐẶC BIỆT LƯU Ý: Bên cạnh việc thay đổi tư thế ngủ, điều chỉnh các thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học hơn thì người bệnh cần điều trị nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng các thuốc có tính đặc trị cao. Có như vậy mới nhanh chóng khỏi bệnh và chấm dứt phiền toái do đau bao tử gây nên.
Nếu chưa tìm được giải pháp hiệu quả, bệnh nhân có thể tham khảo thêm bài thuốc SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN của Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp này đã giúp cho hơn 75.000 người chữa khỏi đau bao tử, đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ, hạn chế tối đa tình trạng tái phát.
Sơ can Bình vị tán đã được chuyên gia giới thiệu trên VTV2 Vì sức khỏe người Việt
Mọi thông tin thêm về liệu trình điều trị, người bệnh hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn.
Số hotline: 0983 845 445 (Hà Nội) và 0961 825 886 (HCM).
HOẶC KẾT NỐI NHẬN TƯ VẤN TRỰC TUYẾN NGAY TẠI ĐÂY!
Tóm lại, tư thế nằm phù hợp nhất để giảm đau bao tử là nằm nghiêng sang trái và nằm ngửa. Bạn có thể nắm ở tư thế này vào giấc ngủ ban đêm hoặc nằm nghỉ ngơi tạm thời để đợi cơn đau qua đi. Đồng thời, hãy điều trị ngay với bài thuốc đặc trị theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng khỏi bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin hữu ích
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!