Đau bao tử là gì? Nguyên nhân và cách chữa nhanh nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau bao tử là một căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến thường dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng. Đau bao tử cần được điều trị sớm để tránh viêm loét dạ dày, xuất huyết hệ thống tiêu hóa hoặc ung thư dạ dày.

đau bao tử làm cách nào hết
Đau bao tử (đau dạ dày) là bệnh đường tiêu hóa phổ biến

Bệnh đau bao tử là gì?

Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày là tình trạng gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến các cơn đau, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, chướng bụng đầy hơi kéo dài,… Đau dạ dày có thể xảy ra đột ngột (đau bao tử cấp tính) hoặc phát triển theo thời gian (đau bao tử mãn tính).

Trong một số trường hợp, đau bao tử có thể dẫn đến các vết loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đau bao tử thường không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Nguyên nhân đau bao tử

Đau bao tử (đau dạ dày) là tình trạng viêm (hoặc loét nhẹ) niêm mạc dạ dày. Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày như bệnh Crohn hoặc u hạt (bệnh Sarcoidosis).

đau bao tử là gì
Hút thuốc lá là tăng nguy cơ mắc bệnh đau bao tử

Một số nguyên nhân khác quan khác có thể dẫn đến đau bao tử như:

  • Nghiện thuốc lá, chất độc Nicotine có thể thúc đẩy quá trình bài tiết các Acid Clohydric và Pepsin làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày. Do đó, thường xuyên hút thuốc lá có thể dẫn đến đau dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác.
  • Nghiện rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn. Điều này khiến dạ dày bị tổn thương, tăng khả năng gây đau dạ dày cấp tính.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn uống không đúng giờ, thực phẩm bẩn, ăn vội vàng, nhai không kỹ, ăn đêm, ăn quá cay,… đều làm tăng nguy cơ đau bao tử.
  • Tuổi cao cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày. Người cao tuổi có niêm mạc dạ dày mỏng và dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp dẫn đến đau bao tử.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm không kê đơn như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen có thể ức chế sản xuất các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và dẫn đến đau dạ dày cấp tính và mãn tính.
  • Nhiễm khuẩn Hp chiếm khoảng 70% các trường hợp đau dạ dày. Vi khuẩn Hp có thể đi vào cơ thể thông qua đường ăn uống sau đó tấn công thành dạ dày, dẫn đến các tổn thương, đau, viêm loét dạ dày.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực công việc cao có thể dẫn đến rối loạn co thắt dạ dày, tăng nhu động ruột và làm gây ra tình trạng đau dạ dày.
  • Rối loạn tự miễn trong dạ dày (hay đau dạ dày tự miễn) là tình trạng cơ thể tấn công các tế bào bên trong dạ dày. Đau dạ dày tự miễn thường phổ biến ở những người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto.

Dấu hiệu nhận biết đau bao tử

Đau bao tử có thể không gây ra bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau ở thượng vị, vùng trên rốn. Các cơn đau thường xuất hiện khi quá no hoặc quá đói.
  • Có cảm giác đầy hơi chướng bụng, khó tiêu hoặc không thể tiêu hóa thức ăn.
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng hoặc ợ ra các chất đắng như mật. Điều này thường là do sự vận động của dạ dày bị rối loạn đến việc tạo ra men và khí thừa trong dạ dày.
  • Buồn nôn hoặc nôn là triệu chứng đau bao tử nhẹ và thường gặp ở hầu hết các trường hợp. Tình trạng nôn cần được điều trị kịp thời để tránh axit dạ dày làm tổn thương thực quản hoặc rách thực quản.
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu nhưng không đau.
  • Thay đổi thói quen đại tiện, táo bón, tiêu chảy hoặc thay đổi tính chất phân.
  • Giảm cân nhanh mà không rõ lý do.
  • Thiếu máu.
  • Đau vùng bụng trên hoặc sờ thấy u ở trước bụng.

Đau bao tử nên ăn gì? Kiêng gì? 

Tình trạng đau dạ dày có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc làm giảm khả năng tiêu hóa một số loại thức ăn. Do đó, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn kiêng nhất định để ngăn ngừa viêm và loét dạ dày.

Tránh một số loại thức ăn gây viêm hoặc làm tình trạng đau bao tử thêm nghiêm trọng như:

  • Thực phẩm chế biến
  • Thức ăn chứa Gluten
  • Thực phẩm có tính axit
  • Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm có đường
  • Thức ăn cay
  • Rượu hoặc các chất kích thích

Cách chữa đau bao tử nhanh nhất tại nhà

Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị tại nhà như:

1. Sử dụng gừng

Gừng là một loại thảo dược phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau, viêm dạ dày. Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của gừng có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp và cải thiện tình trạng đau, viêm bao tử.

đau bao tử
Gừng có tính chất viêm, kháng khuẩn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp và cải thiện tình trạng đau bao tử

Người bệnh cần chuẩn bị một nhánh gừng dài, tươi, rửa sạch, thái thành lát mỏng. Sau đó nhai kỹ miếng gừng trong vài phút và nuốt phần nước, có thể nuốt cả phần bã nếu điều này không gây khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể pha trà gừng với nước ấm để cải thiện hương vị.

Biện pháp này có thể cắt giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức.

2. Bổ sung Probiotic

Probiotic có thể giúp cải thiện tiêu hóa và khuyến khích người bệnh đi đại tiện đều đặn. Bổ sung Probiotic là việc đưa vi khuẩn tốt vào đường tiêu hóa để ngăn chặn sự lây lan của Hp. Một số thực phẩm giàu Probiotic và góp phần điều trị đau bao tử bao gồm:

  • Sữa chua
  • Kim chi
  • Dưa cải muối
  • Trà lên men Kombucha

3. Dùng nghệ chữa đau bao tử

Củ nghệ có chứa Curcumin, là một Polyphenol chống viêm, kháng nấm và kháng khuẩn. Nghệ góp phần làm dịu niêm mạc dạ dày và làm giảm kích ứng ở hệ thống tiêu hóa.

Để điều trị đau bao tử bằng nghệ, người bệnh thực hiện như sau:

  • Cho một muỗng cà phê bột nghệ hoặc tinh bột nghệ vào sữa chua hoặc chuối nghiền, trộn đều và ăn hỗn hợp.
  • Trộn bột nghệ với mật ong làm thành viên hoàn nhỏ, kích thước bằng hạt ngô. Dùng uống mỗi ngày liên tục trong 3 – 4 tuần.
  • Pha hỗn hợp nước ấm, mật ong và bột nghệ, dùng uống để cải thiện các cơn đau ngay lập tức.

Đau bao tử có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể chữa khỏi nếu người bệnh tìm được phương pháp điều trị dứt điểm. Bên cạnh sử dụng những cách giảm đau bao tử trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc Nam để điều trị tận gốc nguyên căn bệnh.

Bài thuốc đặc trị đau bao tử tại Thuốc dân tộc

Ngày càng nhiều người bệnh từ bỏ thuốc Tây y quay lại chữa đau bao tử bằng thuốc Đông y. Bởi lẽ, thuốc Nam có thành phần 100% tự nhiên, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. 

Nhắc đến bài thuốc hay, chữa đau bao tử hiệu quả, bạn đọc không thể bỏ qua Sơ can Bình vị tán. Phương thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ bác sĩ giỏi tại Thuốc dân tộc. 

Bài thuốc là sự kết tinh của nhiều loại dược liệu thượng hạng, đặc trị đau bảo tử như: kim ngân hoa, ô tặc cốt, chè dây, lá khôi, dạ cẩm, bạch thược,…Bên cạnh đó, bài thuốc Đông y chữa bao tử tại Thuốc dân tộc còn được chia làm 5 chế phẩm nhỏ kết hợp. 

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán có công thức độc quyền của Thuốc dân tộc
Sơ can Bình vị tán là sự kết hợp hài hòa 3 chế phẩm vơi công dụng tuyệt diệu

Giải thích cho sự kết hợp thuốc này, đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc cho biết: “Những bài thuốc Nam thường áp dụng cơ chế điều trị tổng quát, giải quyết nhanh triệu chứng mà bỏ quên yếu tố phục hồi sức khỏe người bệnh. 

Để khắc phục yếu điểm trên, chúng tôi đã chia bài thuốc thành 5 chế phẩm. Mỗi liệu trình bao gồm 2-3 chế phẩm tùy vào tình trạng bệnh lý của bạn đọc. 

Mỗi chế phẩm có một công dụng và thành phần riêng biệt, bổ sung qua lại cho nhau, vừa chữa bệnh, vừa bồi bổ cơ thể người, tạo nên phác đồ điều trị đau bao tử hoàn hảo”. 

Ngoài ra, bài thuốc Sơ can Bình vị tán được bào chế 100% thảo dược tự nhiên, an toàn lành tính và không có tác dụng phụ. Vì vậy, Sơ can Bình vị tán có thể sử dụng cho nhiều đối tượng ở độ tuổi khác nhau. 

Hành trình điều trị bệnh bao tử của chị Luận tại Thuốc dân tộc

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến trong đời sống. Người bệnh không nên “lơ là” trước những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Hãy nhanh chóng đến thăm khám tại Thuốc dân tộc để được bác sĩ tư vấn về liệu trình điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.

>> Thông tin bổ sung: Bài thuốc Sơ can Bình vị tán

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 13:13 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 17:02 - 08/09/2023
Chia sẻ:
Có nhiều người thắc mắc rằng, bị viêm loét dạ dày có dùng sâm được không? Người bị viêm loét dạ dày có uống được sâm?

Người bị viêm loét dạ dày có uống được sâm? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bệnh nhân.…

Miễn phí 10 ngày dùng Sơ can Bình vị tán - Giải pháp không thể thiếu với người bệnh dạ dày Trung tâm Thuốc dân tộc chữa bệnh dạ dày MIỄN PHÍ với liệu trình 10 ngày dùng thử (đã có 796 người đăng ký)

Ngày 15/02 vừa qua, Trung tâm Thuốc dân tộc đã chính thức bắt đầu chương trình dành tặng 1000 phần…

món ăn cho người xuất huyết dạ dày Các món ăn bài thuốc cho người bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một dạng tổn thương của dạ dày, nếu không kịp thời điều trị và có…

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay

Trào ngược dạ dày thực quản thường không nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số…

Theo thống kê của Bộ y tế, ở Việt Nam có 2/3 trường hợp trẻ em mắc trào ngược dạ dày thực quản trong tháng đầu đời Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh & cách trị

Trớ hay trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, nếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua