Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hiện nay

Sử dụng thuốc, tiêm ngoài màng cứng hay phẫu thuật là các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Chúng có thể được  áp dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay

Hoạt động sai tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng, chấn thương,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc này, nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ và chèn ép lên rễ thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức cột sống, đau tay chân hoặc đôi khi còn có cảm giác ngứa ra ở khu vực bị bệnh.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau

Y học hiện đại và y học cổ truyền đều có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bao gồm:

1. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Nam

Sử dụng thuốc Nam là phương pháp đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn để chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà trong giai đoạn nhẹ. Các bài thuốc Nam được bào chế từ thảo dược tự nhiên dễ kiếm, khá lành tính và an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng một trong các bài thuốc nam dưới đây để hỗ trợ giảm nhẹ các dấu hiệu khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

Bài thuốc từ lá ngải cứu:

Vị thuốc Nam này được biết đến với tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giúp kích thích lưu thông máu đến vùng đĩa đệm bị ảnh hưởng để tổn thương bên trong nhanh phục hồi. Dưới đây là một số cách dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Cách 1: Sao nóng lá ngải cứu với 1 bát muối hạt cho đến khi cây thuốc vừa héo. Sau đó đổ hỗn hợp vào trong một miếng vải sạch, gói lại và chườm vào vị trí cột sống có đĩa đệm bị thoát vị. Thực hiện khoảng 15 phút. Trong khoảng thời gian này, nếu thuốc nguội thì đem sao nóng lại rồi tiếp tục chườm để làm dịu cơn đau, giảm co thắt cơ quanh cột sống.
  • Cách 2: Dùng 1 bó ngải cứu rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Thêm vào nước thuốc 1/2 thìa muối và 2 thìa mật ong. Quậy đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Dùng hỗn hợp trên 2 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Chữa thoát vị đĩa đệm với bài thuốc Nam từ cây lá đắng

Với đặc tính giảm đau, tiêu thũng tự nhiên, cây lá đắng được y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, cột sống thắt lưng và cả bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1. Lá cây thường được thu hái về làm thuốc dưới dạng tươi hoặc khô. Thuốc có vị khá đắng nhưng có thể giúp hỗ trợ giảm đau nhức cột sống, ức chế phản ứng viêm và chữa lành tổn thương ở các rễ thần kinh bị đĩa đệm chèn ép.

phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm từ cây lá đắng
Bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm từ cây lá đắng đang được lưu truyền rộng rãi trong dân gian

Cách sử dụng:

  • Lá cây hái về bạn đem phơi khô, bỏ vào túi ni lông hay hũ nhựa để dùng dần
  • Mỗi ngày lấy 1 nắm lá khô đem hãm với nước sôi khoảng 15 phút
  • Rót uống vài lần trong ngày. Tránh uống nước lá đắng khi đang đói bụng.

Dùng cây xương rồng 3 cạnh

  • Xương rồng ba cạnh được loại bỏ gai, sau đó rửa sạch sẽ và đập dập
  • Sao nóng dược liệu với muối làm thuốc chườm chữa thoát vị đĩa đệm
  • Lặp lại vài lần trong ngày

Bài thuốc đắp từ cây xương rồng 3 cạnh có tác dụng giảm đau lưng, đau nhức cột sống, đồng thời làm thư giãn các cơ và dây thần kinh, tăng cường lưu thông máu đến khu vực bị thoát vị đĩa đệm. Trong những ngày bị đau nặng, bạn nên áp dụng bài thuốc này từ 10 – 15 ngày liên tục để giảm nhẹ cơn đau mà không phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc tây.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước

Đây cũng là một trong các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Nam đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Cây cỏ xước có tên gọi khác là ngưu tất nam, một loại thảo dược có vị đắng, giúp tiêu thũng, chỉ thống, cải thiện cơn đau và tình trạng sưng viêm ở rễ thần kinh do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị thang thuốc gồm 20g cỏ xước, 16g tầm gửi dâu, 12g độc hoạt, 8g ngọc thụ (quế chi) và 6g cam thảo.
  • Tất cả rửa sạch, sắc chung với 1,5 lít nước trong 60 phút
  • Gạn lấy thuốc sắc uống vào các buổi sáng, trưa, tối sau khi ăn khoảng một tiếng
  • Duy trì một liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày liền.

2. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây thường được chỉ định với mục đích loại bỏ triệu chứng bệnh. Ưu điểm của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tân dược là cho tác dụng khá nhanh. Mặc dù vậy, việc sử dụng thuốc Tây lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp thăm khám, xác định rõ mức độ bệnh và tuân thủ sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn trong đơn của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây y
Sử dụng thuốc tân dược là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thường được Tây y áp dụng

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau. Hiệu lực của thuốc chỉ duy trì được trong ngắn hạn, tránh lạm dụng quá mức dẫn đến viêm loét dạ dày và nhiều tác dụng phụ khác. Đôi khi, các thuốc giảm đau nhóm Codein hay Opioid có thể được chỉ định nhưng ít hơn do có thể gây nghiện.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Bao gồm một số thuốc thông dụng như Ibuprofen, Aspirin, Etoricoxib, Meloxicam hay Indomethacin… Nhóm thuốc này vừa có tác dụng giảm đau lưng, vừa giúp chống viêm, qua đó cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chống chỉ định thuốc kháng viêm không steroid cho người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, đau dạ dày hay hen suyễn. 
  • Vitamin: Bên cạnh các loại thuốc trên, người bệnh còn được đề nghị uống bổ sung các loại vitamin tốt cho thần kinh, chẳng hạn như vitamin B1, B6 hay B12. Chúng tham gia vào quá trình sản sinh máu, đẩy mạnh hoạt động chuyển hóa năng lượng trong cơ thể để người bệnh bớt mệt mỏi và có khả năng vận động linh hoạt hơn.

3. Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng cũng là một trong các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng tại các cơ sở y tế. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc corticosteroid trực tiếp vào trong khoang nằm ngoài màng cứng.

Khoang màng cứng là khu vực chứa nhiều rễ thần kinh từ trong tủy sống đi ra. Chính vì vậy, thuốc được đưa vào trong sẽ phát huy tác dụng giảm đau và chống sưng viêm ở các dây thần kinh bị sưng viêm do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách tiêm ngoài màng cứng có thể cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu. Hiệu quả giảm đau của thuốc thường được duy trì từ vài tuần đến khoảng 1 năm. Sau mũi tiêm đầu tiên một thời gian, nếu người bệnh có khuynh hướng bị đau lại thì sẽ được chỉ định tiêm mũi thứ hai. Tuy nhiên số lần tiêm thuốc không nên vượt quá 3 lần/năm.

 Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh  nhưng cũng có thể mang lại một số biến chứng sau điều trị như nhiễm trùng vết tiêm, viêm màng não mủ, đau nửa đầu, thủng màng cứng… Phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để đảm bảo có thể tiêm thuốc vào đúng vị trí cần điều trị.

4. Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

Trường hợp đã được điều trị bằng phương pháp nội khoa trên 6 tháng nhưng bệnh vẫn tiếp tục trở nặng hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm gây chèn ép nghiêm trọng vào thần kinh và tủy sống dẫn đến biến chứng thì người bệnh sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Các hình thức phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm có thể được chỉ định bao gồm:

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng
  • Mổ hở: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống được áp dụng từ lâu. Khi làm phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở rộng bản sống khoảng 4 – 6cm, đồng thời cắt bỏ dây chằng vàng. Phương pháp mổ hở tạo ra vết mổ dài ngoài da nên vết mổ sẽ lâu lành hơn. Người bệnh cũng có thể gặp một số biến chứng như mất nhiều máu, nhiễm trùng tại chỗ…
  • Phẫu thuật Mini – COD: Bác sĩ sẽ tạo ra một lối mở nhỏ từ phía sau để lấy đi phần nhân đĩa đệm bị thoát vị. Điều này có thể giúp giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, giảm nguy cơ bị tàn phế cho người bệnh.
  • Phẫu thuật vi phẫu: Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện nhằm mục đích cắt cắt bỏ đĩa sống thông qua một ống banh nội soi có đường kính khoảng 02cm. Bác sĩ sẽ rạch sâu từ phía sau để lấy đi phần nhân nhầy bị thoát vị, qua đó khắc phục tình trạng chèn ép ở rễ thần kinh.
  • Phẫu thuật nội soi: Trong số các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật thì mổ nội soi được áp dụng khá phổ biến. Thông qua một vết rạch nhỏ ngoài da, bác sĩ có thể đưa ống nội soi cùng các dụng cụ phẫu thuật vào bên trong và tiếp cận với vị trí bị bệnh nhằm lấy đi nhân nhầy thoát vị mà không gây tổn thương cho các mô mềm xung quanh.
  • Phẫu thuật làm cứng cột sống: Một số bệnh nhân có thể được chỉ định phương pháp này do bị đau dai dẳng sau khi được phẫu thuật trước đó.

5. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y được đánh giá cao về tính an toàn do áp dụng các bài thuốc thảo dược kết hợp với nhiều phương pháp khác như châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ… Tùy theo triệu chứng gặp phải mà đông y chia căn bệnh này thành nhiều thể với các bài thuốc điều trị khác nhau.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Thuốc Đông y cho tác dụng chậm nhưng an toàn cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Trị thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp

  • Dấu hiệu nhận biết: Đau vùng thắt lưng hoặc đau nặng ở lưng dưới. Cơn đau có thể tăng lên khi trời lạnh, khi vận động mạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện đi tiểu nhiều, sắc lưỡi nhợt nhạt, mạch trầm, tế.
  • Bài thuốc điều trị: Chuẩn bị bán hạ, trùng bì, tế tân mỗi vị 20 gram, chích thảo, gừng khô (can khương), quế chi và thược dược mỗi vị 30 gram. Sắc thuốc uống ngày 1 thang có tác dụng giảm đau, ôn kinh tán hàn. Trường hợp bị thận hư thì thêm 9 gram tục đoạn, 9 gram tang ký sinh; Huyết ứ cần thêm 9 gram xích thược, 9 gram một dược và 9 gram nhũ hương.

Thuốc Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm thể Phong thấp

  • Dấu hiệu nhận biết: Đau ở nhiều vị trí, cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân hoặc từ vùng cổ qua cánh tay. Bệnh nhân bị mất cảm giác, sợ lạnh, sắc lưỡi màu trắng nhạt, cơ thể mệt mỏi, nặng nề.
  • Bài thuốc điều trị: Độc hoạt, dược cần, tần giao mỗi vị 8 gram; Phòng phong 10 gram; Dư dung, đỗ trọng, bạch linh, ngưu tất, xuyên quy và đẳng sâm mỗi vị 12 gram; Tang ký sinh và sinh địa mỗi vị 16 gram; Tế tân, chích thảo và quế tâm mỗi vị 4 gram. Dùng thuốc bằng cách sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có tác dụng làm thông kinh mạch, hoạt lạc, khu phong, trừ thấp. 

Các bài thuốc Đông y cho hiệu quả phụ thuộc cơ địa và tình trạng thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cũng cần kiên trì uống thuốc cho đủ liệu trình để thấy được tác dụng rõ ràng. 

Như vậy, các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng hiện nay khá đa dạng. Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ thích hợp với một nhóm đối tượng và tình trạng bệnh nhất định. Điều bạn nên làm là tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kỹ càng, từ đó xây dựng được phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.

Có thể bạn chưa biết

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 08:32 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 11:18 - 31/07/2022
Chia sẻ:
Nguyên nhân đau lưng không cúi được và cách trị nhanh nhất

Đau lưng không cúi được thường xảy ra do tuổi tác cao, vận động quá mức, chấn thương hoặc do…

rách bao xơ đĩa đệm Rách bao xơ đĩa đệm là gì? Có lành được không?

Rách bao xơ đĩa đệm được xếp vào giai đoạn 3 của quá trình dẫn đến thoát vị đĩa đệm.…

Mổ thoát vị đĩa đệm xong bao lâu có thể quan hệ? Mổ thoát vị đĩa đệm xong bao lâu có thể quan hệ?

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần kiêng cữ nhiều thứ, trong đó có cả chuyện “giường…

Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể gặp

Mổ thoát vị đĩa đệm thường chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân không đáp ứng điều trị bảo…

Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào? Cùng tìm hiểu

Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền y…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển từ hàng chục phương thuốc cổ truyền mang đến giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không xâm lấn, bảo tồn nguyên vẹn cột sống. [Đừng bỏ lỡ]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua