Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm – Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi cho những bệnh nhân bị đau nhiều hoặc có dấu hiệu tổn thương, viêm rễ thần kinh. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc trực tiếp vào trong khoang nằm ngoài màng cứng từ 1 – 3 lần mỗi năm giúp bệnh nhân giảm đau trong ngắn hạn.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm được xem là hậu quả của tình trạng gia tăng áp lực quá mức lên cột sống và đĩa đệm khiến cho bao xơ bị rách, từ đây nhân nhầy bên trong cũng theo đó mà thoát ra ngoài. Khi nhân nhầy lệch ra khỏi vị trí ban đầu, nó có thể chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh dẫn đến tình  trạng đau, viêm, tê bì, ngứa ran ở khu vực quanh vùng cột sống bị tổn thương. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau trên cột sống, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm l
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị nội khoa đang được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế ở nước ta

Tùy theo mức độ thoát vị của đĩa đệm và tình trạng chèn ép lên thần kinh, tủy sống mà người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Trong đó tiêm ngoài màng cứng là kỹ thuật chữa bệnh bằng nội khoa đang được áp dụng phổ biến.

Theo cấu tạo của cột sống, màng cứng chính là lớp vỏ ngoài có chức năng bao bọc, bảo vệ tủy sống. Không gian ngoài màng cứng tiếp giáp liền kề đó chính là khoang màng cứng, nơi tập trung các rễ thần kinh đi ra từ tủy sống. Kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp tiêm thuốc trực tiếp vào bên trong khoang màng cứng nhằm mục đích giảm đau, chống sưng viêm ở khu vực bên trong hay xung quanh rễ thần kinh và dây thần kinh bị tổn thương. Các loại thuốc được sử dụng có thể là thuốc Steroid, các thuốc kháng viêm hoặc thuốc gây mê tùy theo mục đích điều trị.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Phương pháp tiêm ngoài màng cứng cho tác dụng nhanh nhưng đòi hỏi thao tác kỹ thuật đúng cách. Việc đưa mũi kim vào bên trong cần có sự chuẩn xác để tiêm thuốc đúng vị trí ngoài màng cứng. Chính vì vậy, không phải bác sĩ hay cơ sở y tế nào cũng đáp ứng được yêu cầu chuyên môn để ứng dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm.

Thông thường, khi tiến hành tiêm nhân viên y tế cần sử dụng một số công cụ, máy móc hỗ trợ để có thể đưa thuốc vào đúng vị trí khoang màng cứng chứa rễ thần kinh bị tổn thương. Bao gồm đèn soi huỳnh quang, máy siêu âm cột sống hay chụp CT.

Trường hợp nào được chỉ định chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng?

Không phải đối tượng nào bị thoát vị đĩa đệm cũng được chỉ định phương pháp tiêm ngoài màng cứng. Kỹ thuật này được thực hiện khi:

  • Nhân nhầy đĩa đệm chèn ép gây đau thần kinh tọa
  • Bệnh gây đau nhiều ở cột sống
  • Có dấu hiệu tổn thương, sưng viêm dây thần kinh ở khu vực bị đĩa đệm chèn ép
  • Thoát vị đĩa đệm làm hẹp ống sống
  • Bệnh nhân đã được làm phẫu thuật nhưng thất bại và có biểu hiện bị đau lưng hay đau chân mạn tính
  • Tổn thương đốt sống và các mô xung quanh

Chống chỉ định tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm

Một số bệnh nhân không thể tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm do gặp các vấn đề sau:

  • Bị viêm tủy sống đĩa đệm do nhiễm vi khuẩn
  • Khu vực ngoài da nơi tiêm thuốc bị nhiễm khuẩn
  • Bị đau cột sống nhưng nghi ngờ do mắc các bệnh lý ác tính, chẳng hạn như đa u tủy xương hay ung thư xương.
  • Phụ nữ đang trong kỳ hành kinh tránh tiêm thuốc qua khe cùng.

Thận trong khi tiêm thuốc ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường, cao huyết áp
  • Người mắc bệnh về máu
  • Nhiễm nấm
  • Bị HIV hoặc các bệnh lý khác gây suy giảm hệ miễn dịch

Các thuốc tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Thuốc tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm có nhiều loại. Tuy nhiên, được sử dụng phổ biến nhất vẫn là các thuốc steroid như:

  • Steroid không hạt: Loại thuốc này có khả năng hòa tan trong nước dễ dàng do không có các hạt kết tụ lại với nhau. Thuốc được chỉ định để giảm đau trong ngắn hạn và không được khuyến cáo sử dụng lâu dài.
  • Steroid dạng hạt: Thuốc được bào chế ở dạng hạt lớn hoặc hạt nhỏ và khi tiếp xúc với nước thì không được hòa tan. Một số hạt có khuynh hướng kết tụ lại với nhau tập trung tác động đến dây thần kinh bị tổn thương, giúp giảm đau nhanh chóng cho người bệnh.
thuốc tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Thuốc tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ biến nhất là steroid

Ngoài thuốc steroid, một số bệnh nhân còn được tiêm thuốc gây mê hay nước muối để tăng công dụng điều trị. Bác sĩ sẽ cân nhắc từng trường hợp để chỉ định loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân.

Cơ chế hoạt động của thuốc tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm

Khi được tiêm vào khoang ngoài màng cứng, thuốc steroid sẽ được hòa tan hoặc kết tụ các hạt, sau đó phân tác đến đầu rễ thần kinh cũng như các mô bị tổn thương. Thuốc hoạt động bằng cách:

  • Ức chế phản ứng viêm ở dây thần kinh hay phần mềm xung quanh
  • Giảm độ nhạy của các dây thần kinh cảm giác. Qua đó xoa dịu các cơn đau hóa học hoặc cơ hoặc xảy ra khi bị chèn ép thần kinh 
  • Làm giảm phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, từ đó giảm lượng tế bào viêm được sản xuất

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng gì?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như: 

  • Giảm đau thần kinh tọa, đau cột sống
  • Chống viêm dây thần kinh
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng chủ yếu hoạt động tại chỗ nên hạn chế được nhiều tác dụng phụ so với khi sử dụng các thuốc uống trong thời gian dài.
  • Hỗ trợ nâng cao hiệu quả cho những bệnh nhân được làm vật lý trị liệu, giúp người bệnh phục hồi chức năng nhanh hơn.
  • Trì hoãn phẫu thuật

Chuẩn bị trước khi tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm

Trước khi tiến hành tiêm ngoài màng cứng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Điều chỉnh thói quen sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhân viên y tế có thể yêu cầu bạn tạm ngưng một số loại thuốc điều trị nếu nó ảnh hưởng đến thuốc tiêm.
  • Không ăn uống trong vài giờ trước khi tiêm thuốc. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị đau bụng, nôn ói sau khi thực hiện thủ thuật tiêm thuốc ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm.
  • Đi vệ sinh trước lúc tiêm thuốc
  • Sau khi tiêm thuốc điều trị, người bệnh không nên tự mình lái xe. Hãy nhờ người thân đưa về nhà để đảm bảo an toàn.
  • Trao đổi với bác sĩ để nắm rõ mục đích, lợi ích và tai biến có thể gặp phải khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng
  • Ký giấy cam đoan theo hướng dẫn của nhân viên y tế trước khi làm thủ thuật 

Quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

 Xác định vị trí tiêm và sát trùng:

  • Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành xác định vị trí tiêm cũng như góc tiêm phù hợp thông qua máy siêu âm hay hình ảnh chụp CT.
  • Sát trùng kỹ ngoài da ở khu vực tiêm thuốc

Các bước tiêm ngoài màng cứng:

  • Bệnh nhân được hướng dẫn nằm nghiêng. Co chân về phía ngực để cột sống được kéo căng.
  • Bác sĩ dùng kim tiêm loại 22 hoặc 22G chọc vào vị trí tiêm đã được xác định. Luồn kim vào  với độ sâu khoảng 30 – 38mm.
  • Hút nhẹ bơm tiêm, nếu không xuất hiện máu hay dịch não tủy thì bắt đầu tiến hành bơm khoảng 1 – 2 ml thuốc vào trong khoang nằm ngoài màng cứng. Trong trường hợp tiêm thuốc đúng vị trí thì cảm giác bơm thuốc sẽ nhẹ giống như khi tiêm theo đường tĩnh mạch và hai chân người bệnh có thể xuất hiện cảm giác tức nặng. Trường hợp kim tiêm chọc không đúng khoang màng cứng thì khi bơm thuốc vào sẽ thấy nặng tay, bác sĩ cần điều chỉnh đường kim hoặc nếu cần thiết thì rút kim ra để xác định lại vị trí tiêm thuốc cho chính xác.
  • Cuối cùng, rút kim ra. Thực hiện thao tác cầm máu tại chỗ, sát khuẩn vị trí tiêm và băng gạc vô khuẩn trong 24 giờ.
quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có thể được thực hiện tối đa 3 lần trong năm

Theo dõi sau tiêm:

  • Kiểm tra huyết áp, mạch đập, tình trạng chảy máu tại vị trí tiêm trong 24 tiếng
  • Phát hiện sớm các tai biến cũng như tác dụng phụ của thuốc tiêm ngoài màng cứng để kịp thời xử lý.
  • Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị

Thông thường sau khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được yêu cầu nằm nghỉ tại chỗ khoảng 15 phút trước khi được đưa về phòng hồi sức.Tránh làm ướt vùng chọc kim trong vòng 24 tiếng đầu tiên. Hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh có thể tác động mạnh lên vùng cột sống bị ảnh hưởng.

Quy trình tiêm thuốc ngoài màng cứng có thể được thực hiện tối đa 3 lần trong năm. Nếu cơn đau vẫn còn tái phát trở lại sau lần tiêm thuốc đầu tiên thì mới tiến hành tiêm lần hai.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng có hiệu quả không?

Thống kê cho thấy, khoảng 70 – 90% bệnh nhân cảm thấy cơn đau thuyên giảm rõ ràng sau khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm. Hiệu lực giảm đau của thuốc có thể kéo dài từ 1 tuần cho đến 1 năm sau đó. 

Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài thì hiệu quả của phương pháp tiêm ngoài màng cứng đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc vào vị trí điều trị:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Khoảng 54 – 80% các trường hợp được điều trị có thể cải thiện triệu chứng bệnh trong vòng 6 tháng tới 2 năm. Tổng số mũi tiêm dao động từ 3 đến 6 mũi.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Khoảng 53 – 56% cải thiện đáng kể các cơn đau cũng như chức năng vận động sau 13 tháng. Tổng số mũi tiêm được thực hiện là từ 3 – 4 mũi.

Các trường hợp còn lại có thể chỉ giảm đau ít hoặc thuốc hoàn toàn không phát huy được hiệu lực giảm đau. Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có thể cho hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với vật lý trị liệu.

tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau trong ngắn hạn

Biến chứng của tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm và cách xử lý

Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh có thể gặp một số biến chứng và các triệu chứng bất thường như:

  • Cơn đau tăng nặng sau khi tiêm từ 12-24 giờ: Tình trạng này có thể dần được cải thiện sau một ngày. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đề nghị dùng thêm Paracetamol để giảm đau.
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ: Một số bệnh nhân bị nhiễm trùng tại vết tiêm do không đáp ứng được điều kiện vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật. Trường hợp này người bệnh thường có biểu hiện sốt, sưng đỏ, đau nhức. Bác sĩ cần tiến hành siêu âm phần mềm để kiểm tra vị trí bị tổn thương và kê đơn thuốc kháng sinh điều trị cho bệnh nhân.
  • Viêm màng não mủ: Biến chứng này được nhận biết thông qua biểu hiện sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, ngưng thở đột ngột, co giật… Nguyên nhân là do cơ sở y tế thực hiện không đảm bảo được điều kiện vô khuẩn. Đây là một biến chứng nguy hiểm cần được hội chẩn và điều trị kịp thời.
  • Các biến chứng có thể gặp: Tai biến, đau nửa đầu, tức ngực, ho khan, rối loạn cơ tròn, thủng màng cứng, tổn thương thần kinh…

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?

Hiện nay, phương pháp tiêm ngoài màng cứng đang được nhiều bệnh viện áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Chi phí cho mỗi lần tiêm không quá cao nhưng con số cụ thể còn tùy thuộc vào nơi thực hiện.

Nếu có ý định tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám xem có thích hợp hay không và được thông báo về mức chi phí cụ thể trước khi tiến hành điều trị.

Bạn có thể tham khảo thêm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 09:14 - 01/07/2023 - Cập nhật lúc: 19:40 - 02/07/2023
Chia sẻ:
Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể gặp

Mổ thoát vị đĩa đệm thường chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân không đáp ứng điều trị bảo…

Hướng dẫn bài tập thoát vị đĩa đệm cổ nhanh khỏi 7 bài tập giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ nhanh khỏi

 Áp dụng những bài tập thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những phương pháp chữa bệnh không cần…

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm – Điều cần biết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi cho những…

Cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm Cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có thật sự hiệu quả

Sử dụng cây chìa vôi chữa thoát vị đã đệm từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong dân…

thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì 10+ thuốc trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp hiện nay, có tiến triển lâu dài và rất khó điều…

Bình luận (2)

  1. Dương thế nam
    Dương thế nam says: Trả lời

    Cho hỏi tiêm ngoài màng cứng có đau không .tri phí tiêm hết bao nhiêu tiền 1 lần tiêm vậy? Tiêm song không hiệu quả thì như thế nào .

  2. Thuy
    Thuy says: Trả lời

    Tôi tiêm 1 mũi đuọc 15 ngày sao nó lại đau xin hỏi bác sỹ ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển từ hàng chục phương thuốc cổ truyền mang đến giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không xâm lấn, bảo tồn nguyên vẹn cột sống. [Đừng bỏ lỡ]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua