Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hầu hết người bệnh đều rơi vào trạng thái hoảng loạn và lo sợ ngay khi nhận được kết quả chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, không biết mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu? Giai đoạn nào nguy hiểm và khó chữa nhất? Có cách nào để kéo dài thời gian sống hay không? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đây. 

Ung thư dạ dày sống được bao lâu
Những người khí biết mắc bệnh ung thư đều rất lo sợ vì không biết ung thư dạ dày sống được bao lâu

Những điều cần biết về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào bên trong dạ dày đột nhiên phát triển và tăng sinh một cách bất thường, mất kiểm soát và hình thành những khối u ác tính. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, trong giai đoạn đầu bệnh thường rất khó phát hiện do các triệu chứng còn mơ hồ và không rõ ràng. Tuy nhiên đến giai đoạn cuối của bệnh, các tế bào ung thư có thể di căn đến nhiều cơ quan khác và gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. 

Trong tất cả các dạng ung thư dạ dày thì ung thư biểu mô tuyến dạ dày là dạng bệnh phổ biến nhất. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên tỷ kệ nam giới mắc bệnh thường cao gấp 2 lần so với nữ giới. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ phải trải qua 5 giai đoạn, lần lượt từ 0 – 4. 

Bệnh ung thư dạ dày được xếp vào nhóm những căn bệnh nguy hiểm nhất mọi thời đại. Theo thống kê năm 2008 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính có khoảng 1.033.000 ca mắc ung thư dạ dày và khoảng 800.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, con số tử vong cũng ở mức rất cao khoảng 15.000 ca và đang có xu hướng ngày càng gia tăng do bệnh đang dần trẻ hóa. 

Ung thư dạ dày sống được bao lâu
Bệnh ung thư dạ dày nếu không được điều trị thì chắc chắn sẽ tử vong với tỷ lệ 98%

Sở dĩ tỷ lệ tử vong do mắc bệnh ung thư dạ dày cao như vậy là do hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này, các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang toàn bộ cơ quan nội tạng trong cơ thể như gan, thận, phổi, não, xương… nên tiên lượng sống của bệnh là rất thấp, thậm chí có những trường hợp tử vong sau khoảng 6 – 12 tháng kể từ khi phát hiện bệnh. 

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng nhiều người thắc mắc là bệnh ung thư dạ dày có lây không? Trên thực tế, bệnh ung thư dạ dày là bệnh không có khả năng lây lan từ người sang người. Bởi cơ chế của bệnh là xuất phát từ việc đột biến gen dẫn đến tình trạng mất cân bằng chu kỳ phát triển tế bào, hình thành khối u. Một số yếu tố tác động và khởi phát bệnh như di truyền, virus tấn công, tiếp xúc với hóa chất, tia bức xạ, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học…

Ung thư dạ dày sống được bao lâu qua theo từng giai đoạn?

Như đã biết, bệnh ung thư dạ dày diễn tiến qua 5 giai đoạn, lần lượt từ 0 – 4, được phân chia theo cấp độ từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, ở mỗi giai đoạn thì thời gian sống của từng người sẽ khác nhau, bệnh phát hiện càng sớm thì khả năng bệnh được chữa khỏi và sống sót sau khi mắc bệnh ung thư càng cao. 

Cụ thể như sau:

  • Ung thư dạ dày giai đoạn 0: Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn tiền ung thư và cũng là giai đoạn nhẹ nhất. Đây là giai đoạn các khối u bắt đầu nhen nhóm xuất hiện ở lớp niêm mạc trong dạ dày với kích thước nhỏ chỉ khoảng vài mm đến hơn 1cm. Trường hợp phát hiện bệnh sớm ngay trong giai đoạn này và can thiệp điều trị kịp thời thì tỷ lệ thành công rất cao. 
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 1: Lúc này, khối u đã bắt đầu lan dần sang các lớp cơ sâu trong niêm mạc dạ dày và nhỏ hơn 6 hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn này cũng tương đối giống với giai đoạn 0 nên tiên lượng rất tốt, có khoảng 8/10 người sống sót được ít nhất 5 năm khi được phát hiện sớm và tiếp nhận điều trị. 
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 2: Bước sang giai đoạn 2 là khi các triệu chứng của bệnh dần nhiều hơn và dễ nhận biết hơn do các khối u ung thư đã xâm lấn sâu đến bên dưới lớp niêm mạc và bắt đầu di căn đến thành dạ dày. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì việc điều trị vẫn được đánh giá là có hiệu quả vì và tỷ lệ sống sót hơn 5 năm sau khi điều trị là 56%. 
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 3: Khối u ung thư ở giai đoạn 3 bắt đầu xâm nhập vào sâu hơn trong các lớp cơ và di căn ở số lượng lớn hạch bạch huyết. Giai đoạn này được chia làm 3 giai đoạn nhỏ với nhiều mức độ diễn tiến theo cấp độ nguy hiểm tăng dần gồm 3A, 3B và 3C. Tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 là 14%, phổ biến hơn những giai đoạn đầu vì các triệu chứng dần rõ ràng hơn. Tiên lượng sống hơn 5 năm ở giai đoạn 3A là 38%, 15% ở giai đoạn 3B và 9% ở giai đoạn 3C sau khi điều trị. 
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 4: Đây cũng là giai đoạn cuối của bệnh khi các tế bào ung thư đã lan sang hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này chỉ khoảng 5.3%, một con số rất thấp trong 100 người thì chỉ có 5 người kéo dài được sự sống thêm 1 – 2 năm. 
Ung thư dạ dày sống được bao lâu
Phát hiện bệnh sớm, tiến hành điều trị sẽ đạt được hiệu quả cao và kéo dài thời gian sống của người bệnh

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư dạ dày

Sự phát triển của bệnh ung thư dạ dày nhanh hay chậm quyết định thời gian sống của người và nhiều yếu tố khác như:

Phụ thuộc vào loại ung thư dạ dày mà người bệnh đang mắc phải

Theo thông tin từ các chuyên gia, trong bệnh ung thư dạ dày được chia làm nhiều dạng khác nhau. Tùy theo từng dạng bệnh mà thời gian sống của từng người cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Ung thư dạ dày dạng biểu mô (Carcinoma): Những người mắc bệnh ung thư dạ dày dạng này thường có tỷ lệ sống cao hơn những dạng bệnh khác.
  • Ung thư dạ dày biểu mô dạng tuyến: Đây là một dạng ung thư tuyến ống, tế bào nhẫn, tuyến nhú… và tỷ lệ sống sau 5 năm khá thấp. 
  • Ngoài ra, còn có ung thư tuyến biểu bì, ung thư biểu mô không biệt hóa (Undiffrentated carcinoma)… cũng có tỷ lệ sống rất thấp. 

Phụ thuộc vào cách chăm sóc, ăn uống và sinh hoạt của người bệnh

Bất kỳ loại bệnh ung thư nào cũng vậy, không chỉ riêng bệnh ung thư dạ dày thì chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nhất là những người mắc bệnh ung thư dạ dày lại càng phải chú ý về chế độ ăn uống hơn, bởi dạ dày là cơ quan đóng vai trò tiêu hóa thức ăn. 

Ung thư dạ dày sống được bao lâu
Thời gian sống của người bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị, cách chăm sóc, chế độ ăn uống…

Theo các chuyên gia, ăn uống không khoa học chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, nếu muốn có một nền tảng sức khỏe tốt để điều trị bệnh ung thư dạ dày người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt, xây dựng chế độ ăn uống riêng đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Làm được điều này sẽ giúp giảm thiểu những cơn đau đớn, kháng viêm hiệu quả.

Tốt nhất nên tìm hiểu kỹ mắc bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để tuân thủ thực hiện theo. Tuyệt đối không cố tình tiêu thụ những loại thực phẩm có hại như rượu bia, thức ăn nêm nếm mặn, nhiều gia vị, đồ ăn chua cay, đồ sống, hút thuốc lá… vì sẽ càng làm tăng vị trí bị tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày và gây viêm nặng hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các tế bào ung thư phát triển và ngày càng lan nhanh hơn, di căn rộng hơn, làm giảm hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian sống của người bệnh. 

Bên cạnh đó, người bệnh ung thư được chăm sóc kỹ lưỡng và có thói quen sống lành mạnh, khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày. Chẳng hạn như duy trì thói quen vận động, tập thể dục hằng ngày vừa sức tùy theo tình trạng sức khỏe, ngủ đủ giấc, không thức khuya… 

Phụ thuộc vào tâm lý bệnh nhân

Hầu như tất cả bệnh nhân sau khi biết mình mắc bệnh ung thư dạ dày đều rất hoang mang và lo lắng, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì lại càng sợ hãi và hoảng loạn hơn bao giờ hết vì không biết mình còn sống được bao lâu, từ đó càng rơi vào trạng thái ủ rũ, tuyệt vọng, bi quan và dần buông xuôi, không còn ý chí chiến đấu với bệnh tật.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học cho rằng tâm lý là yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sống của người bệnh, tức là bạn càng bi quan, tiêu cực thì thời gian sống sẽ càng bị rút ngắn lại. Lý giải điều này là do não bộ là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh có liên quan trực tiếp đến dạ dày, bạn càng căng thẳng, buồn bã bao nhiêu thì các tế bào ung thư trong dạ dày sẽ phát triển mạnh bấy nhiêu. 

Ung thư dạ dày sống được bao lâu
Tâm lý là yếu tố rất quan trọng gióp phần giúp cải thiện tình trạng bệnh, càng lạc quan, khát vọng sống cao thì thời gian sống càng lâu

Vì vậy, để góp phần làm tăng hiệu quả điều trị bệnh và kéo dài thời gian sống, người bệnh ung thư dạ dày nên giữ một tinh thần vui vẻ, lạc quan và suy nghĩ tích cực mỗi ngày. Để làm được điều này không chỉ phụ thuộc vào người bệnh mà gia đình, người thân, bạn bè cũng phải biết cách quan tâm, chăm sóc và chia sẻ để tạo động lực cho người bệnh, trở thành chỗ dựa giúp người bệnh an tâm điều trị. 

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến hiện nay

Tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Phương pháp phẫu thuật

Đây là một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, các khối u ung thư chưa quá lớn và chỉ xuất hiện trong dạ dày, chưa di căn đến những cơ quan khác nên việc phẫu thuật loại bỏ sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày tùy theo sự xâm lấn của các tế bào ung thư. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến là:

  • Phẫu thuật điều trị triệt căn: Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nội soi dạ dày để cắt bỏ niêm mạc. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn trên da thịt, giảm thiểu đau đớn, phục hồi nhanh chóng. Thông thường biện pháp này chỉ được thực hiện trong tình trạng ung thư dạ dày còn đang giới hạn ở phần niêm mạc dạ dày và chưa di căn.
  • Phẫu thuật điều trị triệu chứng: Phương pháp này được đánh giá cao trong việc giảm đau đớn và cải thiện các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày. 

Phương pháp hóa trị

Hóa trị ung thư dạ dày là phương pháp được chỉ định trong điều trị bệnh giai đoạn cuối. Được thực hiện sau khi phẫu thuật nhằm hỗ trợ loại bỏ hết những tế bào ung thư còn sót lại trong dạ dày. Không những vậy, một số trường hợp bác sĩ còn chỉ định cho người bệnh thực hiện biện pháp hóa trị trước khi phẫu thuật để kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, kiểm soát sự di căn để quá trình phẫu thuật được diễn ra dễ dàng hơn. 

Ung thư dạ dày sống được bao lâu
Hóa trị là một trong những biện pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhằm kéo dài sự sống cho người bệnh

Phương pháp xạ trị

Đây cũng là biện pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư dạ dày. Xạ trị thường được thực hiện đồng thời hoặc trước khi tiến hành phẫu thuật để tăng cường hiệu quả điều trị, đem lại hiệu quả tốt nhất là trong giai đoạn đầu loại bỏ hết những vùng chứa tế bào ung thư. 

Để thực hiện biện pháp xạ trị, bác sĩ sẽ sử dụng các tia năng lượng cao để tác động trực tiếp đến tế bào ung thư từ bên ngoài hoặt thực hiện đặt túi phóng xạ gần sát ngay những khối u ác tính để tiêu diệt chúng. Hiệu quả của phương pháp này khá cao và ưu điểm lớn nhất là giúp tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng không làm ảnh hưởng đến những tế bào lành tính khác. 

Lưu ý: Trong suốt quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn và phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được ngưng điều trị khi thấy có dấu hiệu thuyên giảm và không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. 

Tóm lại, thời gian sống của bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và giai đoạn của bệnh ngay tại thời điểm phát hiện. Sau đó, tùy theo đánh giá của bác sĩ mà biện pháp điều trị ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Ở giai đoạn đầu tỷ lệ sống cao nhờ phẫu thuật, nhưng giai đoạn cuối thì điều trị chủ yếu dựa vào hóa trị, xạ trị và chế độ chăm sóc của người bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:52 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:54 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 Ung thư dạ dày giai đoạn 2 và thông tin cần biết
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là 1 trong 5 giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong đó, ung thư giai đoạn 2 là thời điểm chuyển tiếp quan…
Ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? Điều cần biết

Ung thư dạ dày được chia thành nhiều giai đoạn với các triệu chứng, diễn tiến khác nhau. Vì vậy,…

Tầm soát ung thư dạ dày Tầm soát ung thư dạ dày là gì? Các thông tin cần biết

Tầm soát ung thư dạ dày là việc làm cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Đây…

Chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Lá Đu Đủ Được Không?

Lá đu đủ là một trong những loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc nam…

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày (hướng dẫn Bộ Y tế)

Xây dựng được phác đồ điều trị ung thư dạ dày phù hợp chính là một bước quan trọng góp…

xét nghiệm ung thư dạ dày Các xét nghiệm phát hiện ung thư dạ dày hiện nay

Xét nghiệm ung thư dạ dày là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì chỉ khi làm xét…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua