Phác đồ điều trị ung thư dạ dày (hướng dẫn Bộ Y tế)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xây dựng được phác đồ điều trị ung thư dạ dày phù hợp chính là một bước quan trọng góp phần quyết định đến sự sống còn của bệnh nhân. Trước khi tiến hành chữa trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định được giai đoạn ung thư kết hợp xem xét các khía cạnh tuổi tác, thể trạng và nguyện vọng của người bệnh để lựa chọn được phương pháp khắc phục bệnh phù hợp nhất.

Nhận định chung về bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày là một loại ung thư ở đường tiêu hóa có mức độ phổ biến cao. Ước tính, trên toàn cầu ghi nhận khoảng 1.033.700 đối tượng bị ung thư dạ dày vào năm 2018. Ở nước ta, số lượng người mắc ung thư dạ dày đứng hàng thứ 3, sau ung thư phổi và với ung thư gan. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến người lớn tuổi, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ.

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày
Phác đồ điều trị ung thư dạ dày quyết định đến sự thành công của một ca bệnh

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Sự khởi phát của bệnh ung thư dạ dày có liên quan mật thiết tới môi trường sống cũng như chế độ ăn uống của người bệnh. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Ăn mặn
  • Sử dụng thực phẩm có hàm lượng nitrat cao
  • Chế độ ăn thiếu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, C
  • Thói quen sử dụng thức ăn nhanh, đồ hun khói hay đồ khô
  • Uống nhiều bia rượu
  • Nghiện hút thuốc lá
  • Nhiễm vi khuẩn H.pylori 
  • Có tiền sử bị ung thư dạ dày trong gia đình
  • Nhiễm xạ

Triệu chứng ung thư dạ dày

Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày khá nghèo nàn và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau âm ỉ ở vùng thượng vị, cơn đau không có tính chất chu kỳ. Ngoài ra, tình trạng đầy hơi, chán ăn, nghẹn khi nuốt thức ăn cũng có thể xảy ra.

Trong khi đó, bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn lại có dấu hiệu khá rõ ràng. Bệnh nhân có thể bị sụt cân, dùng tay ấn vào bụng thấy có khối u, đau thượng vị thường xuyên, tắc ruột, có dịch trong ổ bụng…

Chẩn đoán trước khi xây dựng phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Chẩn đoán chính là một khâu quan trọng trong điều trị bệnh ung thư dạ dày bởi kết quả nhận được sẽ là căn cứ để bác sĩ có thể xây dựng được phác đồ chữa trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân. Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ có thể đề nghị thêm các kỹ thuật cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh. Bao gồm:

  • Chụp X quang cản quang: Tổn thương trong dạ dày sẽ được hiển thị trên phim chụp X quang. 
  • Nội soi dạ dày: Với phương pháp này, bác sĩ đưa một ống nội soi mềm được gắn camera ở đầu vào trong thực quản, dạ dày qua đường miệng. Nó cho phép bác sĩ xác định được vị trí, tính chất của khối u. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu sinh thiết để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Hp, đồng thời giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày.
  • Siêu âm: Siêu âm thành bụng hoặc siêu âm nội soi được sử dụng để đánh giá tình trạng tổn thương trong dạ dày, mức độ di căn đến hạch bạch huyết, đồng thời phát hiện sớm dịch trong ở bụng và tổn thương thứ phát.
  • Nội soi ổ bụng: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đánh giá được mức độ xâm lấn, di căn của các tế bào ung thư đến các cơ quan lân cận, chẳng hạn như gan hay phúc mạc. 
  • Chụp cắt lớp vi tính (CLVT): Phương pháp này không chỉ được áp dụng để theo dõi khả năng đáp ứng với điều trị của người bệnh trong giai đoạn ung thư dạ dày tiến triển mà nó còn giúp xác định giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn của khối u vào thành tiêu hóa hay tình trạng di căn đến các tạng và hạch trong ổ bụng.
  • Xạ hình xương: Sử dụng máy SPECT, SPECT/CT nhằm phát hiện và đánh giá ung thư dạ dày di căn xương
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này cung cấp các thông tin chung về tổn thương trong dạ dày, mức độ xâm lấn và di căn của khối u ác tính.
  • PET/CT: Giúp đánh giá giai đoạn bệnh và tình trạng tổn thương, di căn của tế bào ung thư từ dạ dày đến các cơ quan khác.
chẩn đoán xây dựng phác đồ điều trị ung thư dạ dày
Chụp PET/CT là một trong những phương pháp chẩn đoán được thực hiện giúp bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị ung thư dạ dày phù hợp với mỗi bệnh nhân

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn ung thư, tuổi tác và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh để xây dựng phác đồ điều trị ung thư dạ dày cho từng bệnh nhân. 

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh:

  • Phẫu thuật là phương pháp chính, đóng vai trò chủ đạo trong chữa trị bệnh ung thư dạ dày. Ở giai đoạn sớm, phẫu thuật có tác dụng triệt căn khối u. Phương pháp này cũng được thực hiện trong giai đoạn muộn để điều trị triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
  • Các phương pháp hóa trị và xạ trị đóng vai trò bổ trợ, thường được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật. Chúng cũng giúp giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, di căn hoặc tái phát.

1. Phẫu thuật chữa ung thư dạ dày

Ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày, bệnh nhân được chỉ định cắt khối u qua nội soi. Một số trường hợp cần cắt bỏ toàn bộ dạ dày để triệt tiêu khối u, đảm bảo không có tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. 

Các phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày đang được áp dụng bao gồm:

  • Nội soi cắt bỏ niêm mạc: Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Một ống nội soi mềm được luồn vào trong qua cổ họng cho phép bác sĩ đưa dụng cụ vào tiếp cận với khối u và vùng niêm mạc chứa tế bào ung thư.
  • Cắt một phần dạ dày: Áp dụng cho bệnh nhân có khối u còn nhỏ, chưa di căn. Sau khi phần dạ dày chứa khối u bị cắt bỏ thì phần còn lại sẽ được khâu nối với nhau giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Đôi khi, một phần thực quản hay đoạn đầu của ruột non cũng được cắt bỏ.
  • Cắt toàn bộ dạ dày: Khi các tế bào ác tính đã lan rộng khắp dạ dày, khối u hình thành ở phần trên của dạ dày hoặc ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa thì bệnh nhân được chỉ định cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Sau phẫu thuật, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn dinh dưỡng nặng do mất đi chức năng chứa đựng và tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

2. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày bằng hóa trị

Phương pháp hóa trị có thể được thực hiện đơn độc hoặc áp dụng trước hay sau mổ để bổ trợ cho phẫu thuật.

Phác đồ hóa trị trước mổ:

+ Hóa xạ kết hợp:

  • Paclitaxel & Carboplatin
  • Oxaliplatin & 5FU
  • Oxaliplatin & Capecitabine
  • Cisplatin & Capecitabine

+ Hóa trị đơn thuần:

  • Phác đồ EOX: Epirubicin + Oxaliplatin + Capecitabine 
  • Phác đồ ECX: Epirubicin + Cisplatin + Capecitabine 
  • Phác đồ FLOT: Docetaxel + Oxaliplatin + Leucovorin + 5-FU 
  • Các phác đồ khác: Cisplatin + TS-1; Cisplatin + TS-1; 5-FU + cisplatin; 5-FU + cisplatin; paclitaxel + 5-FU; paclitaxel + capecitabine…

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày bằng hóa trị
Phác đồ điều trị ung thư dạ dày bằng hóa trị có thể được thực hiện đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp khác

Phác đồ hóa trị hỗ trợ

  • 5-FU + leucovorin
  • Phác đồ 5-FU
  • Phác đồ XELOX: Oxaliplatin + Capecitabine
  • Phác đồ EOX: Epirubicin + Oxaliplatin + Capecitabine 
  • Hóa trị TS-1
  • Phác đồ SOX: Oxaliplatin + TS-1 
  • Docetaxel + TS-1
  • TS-1 + cisplatin
  • Tegafur – Uracil
  • Hóa trị kết hợp với phẫu thuật: Oxaliplatin + 5-FU, oxaliplatin + capecitabine, oxaliplatin + 5-FU và docetaxel…

Thuốc hóa trị có nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, khô miệng, suy giảm miễn dịch… Chúng thường thuyên giảm sau khi kết thúc điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giảm nhẹ phản ứng phụ cho người bệnh. 

3. Xạ trị chữa ung thư dạ dày

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày bằng xạ trị cũng được áp dụng cho nhiều bệnh nhân. Phương pháp này sử dụng các tia có năng lượng cao tấn công trực tiếp vào các tế bào ác tính nhằm tiêu diệt và ngăn chặn không cho chúng tiếp tục di căn. Bệnh nhân sẽ được tiến hành xạ trị tại chỗ và tia xạ chỉ có tác dụng trên khu vực chứa khối u.

Các phác đồ điều trị ung thư dạ dày bằng xạ trị bao gồm:

  • Xạ trị trước phẫu thuật: Giúp thu nhỏ khối u, tạo điều kiện cho ca phẫu thuật cắt bỏ khối u diễn ra thuận lợi hơn.
  • Xạ trị sau phẫu thuật: Sau mổ, một số tế bào ung thư rất nhỏ có thể còn sót lại. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn các mô bị bệnh. Đôi khi, xạ trị có thể được kết hợp với thuốc hóa trị ( ví dụ như 5-FU ) giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư dạ dày sau phẫu thuật, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
  • Xạ trị đơn độc: Phác đồ xạ trị được tiến hành đơn độc cho những bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn di căn. Một số đối tượng không thể phẫu thuật cũng được chỉ định xạ trị độc lập, chẳng hạn như người cao tuổi, khối u di căn xa, sức khỏe kém, ung thư dạ dày di căn xương…

Mỗi đợt xạ trị có thể tiến hành trong khoảng 5 ngày/tuần. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 5 – 6 tuần tùy theo tình trạng ung thư của mỗi bệnh nhân. 

Theo dõi, chăm sóc sau điều trị ung thư dạ dày

Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường được chỉ định tái khám định kỳ khoảng 3 tháng/lần trong vòng 3 năm đầu tiên, 6 tháng/lần trong 2 năm kế tiếp và 1 lần/năm trong suốt những năm sau đó. Khi tái khám, bệnh nhân sẽ được kiểm tra công thức máu, xét nghiệm chức năng gan, nội soi dạ dày kết hợp chụp tim phổi để kiểm tra tình trạng sức khỏe chung, phát hiện sớm nếu ung thư dạ dày tái phát.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều, sử dụng các thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa. Hạn chế cho người bệnh ăn đồ cay, thức ăn nhiều dầu mỡ hay thực phẩm thô cứng. Đối với các trường hợp bị nặng, không thể tự chăm sóc bản thân thì người nhà nên ở bên hỗ trợ người bệnh trong việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể cũng như ăn uống, đồng thời động viên, chia sẻ để bệnh nhân có thêm ý chí chiến đấu với ung thư.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 07:49 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:10 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Lá Đu Đủ Được Không?
Lá đu đủ là một trong những loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc nam…
5 cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam dễ kiếm
Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam là phương pháp đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Được bào…
Ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Bệnh ung thư dạ dày là một căn bệnh chỉ sự xuất hiện của khối u ác tính trong dạ…
ung thư dạ dày nên ăn gì Bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
Người bị bệnh ung thư dạ dày cần hết sức lưu ý và tuân thủ chế độ dinh dưỡng khắt…
ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư dạ dày là loại ung thư ác tính phổ biến trong hơn 200 loại ung thư hiện nay.…

Ung thư dạ dày sống được bao lâu Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?

Hầu hết người bệnh đều rơi vào trạng thái hoảng loạn và lo sợ ngay khi nhận được kết quả…

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày (hướng dẫn Bộ Y tế)

Xây dựng được phác đồ điều trị ung thư dạ dày phù hợp chính là một bước quan trọng góp…

Ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? Điều cần biết

Ung thư dạ dày được chia thành nhiều giai đoạn với các triệu chứng, diễn tiến khác nhau. Vì vậy,…

ung thư dạ dày giai đoạn 3 Ung thư dạ dày giai đoạn 3 và thông tin cần biết

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh đã tiến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua