Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Dấu hiệu, cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ung thư dạ dày là loại ung thư ác tính phổ biến trong hơn 200 loại ung thư hiện nay. Bệnh diễn tiến nhanh theo từng giai đoạn với những triệu chứng khác nhau. Trong đó, ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn nghiêm trọng nhất với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Theo một số liệu của Bộ Y tế, ung thư dạ dày là bệnh rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 10.400 người bị ung thư dạ dày và tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 8000 ca/ năm trên tổng số 11.000 trường hợp bệnh. 

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào những cấu trúc bình thường của lớp niêm mạc dạ dày phát triển bất thường. Sự đột biến và tăng sinh quá mức không kiểm soát tạo thành những khối u phát triển từng ngày và xâm lấn sang các mô tế bào ở gần (xâm lấn cục bộ) hoặc ở những cơ quan xa (gọi là dị căn) thông qua hệ thống bạch huyết. 

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là lúc các tế bào ung thư di căn đến toàn bộ cơ thể và hầu như không có cơ hội nào cho việc điều trị khỏi bệnh

Bệnh ung thư phát triển qua 5 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn đầu (giai đoạn sớm) của bệnh hay còn được gọi là giai đoạn ủ bệnh hoặc ung thư biểu mô. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư chỉ vừa xuất hiện bên trong lớp niêm mạc dạ dày và có kích thước nhỏ chỉ mm. Triệu chứng bệnh thường ít và không rõ ràng, bệnh phát triển với tốc độ chậm. 
  • Giai đoạn 1: Đây là thời kỳ khởi phát, các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển và xâm nhập sâu vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa có khả năng lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Những triệu chứng trong giai đoạn này vẫn chưa biểu hiện rõ ràng. 
  • Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư dần di chuyển sâu hơn qua lớp niêm mạc dạ dày và xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn như buồn nôn, nôn, đau bụng…
  • Giai đoạn 3: Những tế bào ung thư trong giai đoạn này lớn hơn và bắt đầu lan rộng sang các cơ quan kề cận khác như lá lách, đại tràng, gan. Tuy nhiên, vẫn chưa lây đến hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa. Lúc này, người bệnh cần phải được can thiệp điều trị đúng cách để bảo toàn tính mạng. 
  • Giai đoạn 4: Đây cũng là giai đoạn cuối của bệnh, các triệu chứng đều ở mức độ nặng và tế bào ung thư di căn toàn bộ cơ thể. Người bệnh ở giai đoạn này gần như không thể chữa trị được nữa. 

Vì vậy, ung thư dạ dày giai đoạn cuối là thời điểm mà toàn bộ cơ thể đều có sự xuất hiện của tế bào ung thư chẳng hạn như xương, gan, ổ bụng, phổi… Việc điều trị bệnh trong giai đoạn này chủ yếu cải thiện phần nào triệu chứng, bổ sung duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 

Những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày 

Theo các chuyên gia, ung thư dạ dày là dạng bệnh ung thư đường tiêu hóa xảy ra phổ biến ở cả nam và nữ, nhưng tần suất nam giới mắc bệnh thường cao hơn nữ giới. Trên thực tế, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là gì thì vẫn chưa có một tài liệu hay nghiên cứu nào chứng minh được.

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Sự tấn công và gây hại của vi khuẩn HP là nguyên nhân của nhiều bệnh về dạ dày trong đó có ung thư

Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ hình thành bệnh thì có rất nhều như:

  • Do tổn thương tiền ung thư: Những tổn thương dạ dày như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị dứt điểm, teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản suột (tế bào niêm mạc dạ dày chuyển đổi hình thái tương tự như tế bào ở ruột và đại tràng) hoặc nghịch sản (tế bào niêm mạc dạ dày tự biến đổi cấu trúc không thể kiểm soát) sẽ gây ra những tổn thương nhất định, là tiền đề để phát triển thành ung thư dạ dày. 
  • Vi khuẩn HP: Vi khuẩn Helicobacter pylori là loại vi khuẩn được nhắc đến nhiều nhất trong nhiều bệnh về dạ dày, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. 
  • Di truyền: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hình thành bệnh ung thư dạ dày. Bệnh được nghiên cứu là có liên quan đến một số hội chứng di truyền. Trong đó, tỷ lệ di truyền gen bệnh hội chứng viêm teo dạ dày từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kỳ là 48%. 
  • Biến chứng hậu phẫu bệnh dạ dày: Những người đã từng có tiền sử thực hiện phẫu thuật để điều trị các bệnh lý dạ dày cũng là yếu tố nguy cơ hình thành bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, những người thuộc nhóm này nên chủ động thực hiện tầm soát dạ dày định kỳ để phát hiện ung thư sớm. 
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố vừa kể trên, ung thư dạ dày còn có liên quan đến một số yếu tố khác như tuổi tác, thừa cân béo phì, giới tính, nhóm máu, thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh (hút thuốc, ăn mặn, thức khuya, stress, môi trường sống ô nhiễm…)

Dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Như đã nói, ung thư dạ dày là căn bệnh diễn tiến theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ở giai đoạn đầu cũng là lúc các tế bào ung thư vừa mới hình thành, kích thước nhỏ nên chưa có sự xâm lấn sang những cơ quan khác nên triệu chứng thường ít và không rõ ràng. 

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối rõ ràng và nghiêm trọng hơn so với giai đoạn đầu

Tuy nhiên, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì hoàn toàn khác hẳn, các triệu chứng rõ ràng hơn, điển hình như:

  • Những cơn đau bụng có tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn. Đau quằn quại kéo dài, vã mồ hôi và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã uống thuốc giảm đau. 
  • Xuất huyết dạ dày nặng dẫn đến thiếu máu, ốm yếu, da dẻ xanh xao, hay buồn nôn và dịch nôn có lẫn máu mùi tanh hôi. 
  • Qua các xét nghiệm chẩn đoán thấy có sự tồn tại của các khối u ở vùng thượng vị và càng nổi rõ lên sau khi ăn và di chuyển đều theo từng nhịp thở. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy khối u này đã xâm lấn sang những cơ quan khác thì sẽ mất đi khả năng di chuyển.
  • Trường hợp bị thủng dạ dày sẽ xuất hiện các triệu chứng như cứng bụng, bụng phình trướng lên, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói liên tục, đi ngoài ra phân màu đen.
  • Sụt cân nhanh chóng, thường xuyên mệt mỏi, sốt cao kéo dài, khô miệng, khó nuốt và có cảm giác nghẹn, vàng da, táo bón, mất ngủ…
  • Gan to, tràn dịch màng bụng và khi sờ vào có thể cảm nhận thấy các khối u tế bào ung thư nếu di căn đến ổ bụng. 

Những cơ quan dễ bị các tế bào ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn 

Đặc trưng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối là dễ di căn. Hầu hết những cơ quan nội tạng trong cơ thể lúc này đều có sự xuất hiện của tế bào ung thư, điển hình như:

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Phổi là một trong những cơ quan dễ bị tế bào ung thư di căn đến và tấn công gây bệnh
  • Ung thư dạ dày di căn đến hạch bạch huyết: Đây là cơ quan dễ bị tế bào ung thư di căn đến nhất. Chúng xâm lấn ra khỏi thành dạ dày và tấn công ngay vào hạch bạch huyết, không chỉ một mà nhiều hạch trong cơ thể cùng lúc. Triệu chứng điển hình lúc này là sưng hạch, sốt cao, tức ngực, khó thở, vã mồ hôi, mệt mỏi…
  • Ung thư dạ dày di căn đến phổi: Các tế bào ung thư có thể di căn đến và tấn công một hoặc cả 2 lá phổi của người bệnh tùy thuộc vào thời gian phát hiện bệnh. Các triệu chứng nhận biết như đau rát cổ họng, ho sặc sụa và ra máu…
  • Ung thư dạ dày di căn đến gan: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất dễ di căn và gây ra ung thư gan. Triệu chứng điển hình của ung thư gan như sụt cân nhanh chóng, người bệnh yếu ớt, mệt mỏi, xanh xao, không có sức lực, không thể ăn uống bình thường…
  • Ung thư dạ dày di căn đến đại trực tràng: Tế bào ung thư dạ dày có thể di căn đến cơ quan đại trực tràng – một cơ quan gần với hệ tiêu hóa và gây ra hàng loạt các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, màu đen, tiêu chảy, đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hóa
  • Ung thư dạ dày di căn đến buồng trứng: Đây cũng là một trong những cơ quan dễ bị tế bào ung thư dạ dày di căn tới. Bệnh xuất hiện ở nữ giới và gây ra những tổn thương, suy giảm chức năng buồng trứng. Kèm theo đó là hàng loạt các triệu chứng như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau nhức lưng, đau rát khi quan hệ, rối loạn tiêu hóa, rối loạn ăn uống…

Biện pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày rất khó nhận biết sớm thông qua các triệu chứng, chỉ những trường hợp thực hiện tầm soát định kỳ mới biết và can thiệp sớm. Còn lại hầu hết đều phát hiện ở giai đoạn muộn 3 hoặc 4, khi tế bào ung thư đã phát triển đến mức có thể di căn sang các cơ quan khác sẽ gây khó khăn trong việc điều trị và cũng rất tốn kém về kinh phí. 

Phương pháp điều trị bệnh lúc này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ biến chứng, thể trạng sức khỏe của người bệnh, mong muốn và điều kiện kinh tế của gia đình. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. 

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối bằng phương pháp nội soi

Phẫu thuật loại bỏ khối u

Trên thực tế, đối với người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì thực hiện phẫu thuật không còn đem lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực. Nguyên nhân là do lúc này các tế bào ung thư đã di căn đến hầu hết các cơ quan nội tạng trong cơ thể như xương, máu, não, gan, phổi… nên không thể phẫu thuật loại bỏ hết tất cả các khối u ra khỏi cơ thể được. Thực hiện phẫu thuật lúc này chủ yếu giúp làm giảm bớt các các khối u để chúng không chèn ép lên các cơ quan khác và cải thiện phần nào sự đau đớn của người bệnh. 

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư ra khỏi cơ thể là: phẫu thuật truyền thống và phẫu thuật nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi được đánh giá cao hơn vì đem lại hiệu quả cao, ít xâm lấn trên da thịt, giảm thiểu đau đớn, thời gian phục hồi nhanh và sớm xuất viện. 

Phương pháp hóa trị

Trong tất cả các cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì hóa trị là phương pháp được đánh giá là đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Cách này được thực hiện thông qua việc đưa các loại thuốc vào trong cơ thể dưới dạng uống hoặc tiêm. Những loại hóa chất này khi vào trong cơ thể sẽ tìm đến các khối u ung thư và kìm hãm sự phát triển của chúng, ức chế quá trình di căn và làm teo kích thước khối u để hỗ trợ quá trình phẫu thuật loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. 

Mặc dù đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhưng phương pháp này lại gây ra nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, rụng tóc, táo bón… nặng. Vì vậy, trước khi thực hiện bác sĩ thường thông báo trước để người bệnh chuẩn bị tinh thần, suy nghĩ tích cực để đem lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị. 

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhằm mục đích giảm bớt đau đớn và kéo dài thời gian sống cho người bệnh

Phương pháp xạ trị

Xạ trị cũng là biện pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối và các bệnh ung thư nói chung. Kết hợp xạ trị và hóa trị nhằm mục đích kéo dài sự sống của người bệnh. 

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng cao như tia X, tia laser để làm teo nhỏ kích thước tế bào ung thư, hỗ trợ tiêu diệt chúng để quá trình phẫu thuật được diễn ra dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp xạ trị là gây ra một số tác dụng phụ như tạo cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, vùng được chiếu xạ bị tổn thương, đau nhức, suy nhược cơ thể… Chính vì vậy mà hầu hết những người điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối đều phải có chế độ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đủ giấc để có sức khỏe tốt đáp ứng điều trị bệnh. 

Ngoài những biện pháp vừa kể trên thì trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện liệu pháp miễn dịch. Tức là sử dụng các loại thuốc có khả năng tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể, lúc này các tế bào ung thư sẽ bị kiềm chế bởi thuốc và chính hệ miễn dịch trong cơ thể. 

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Việc áp dụng các biện pháp điều trị phối hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị chủ yếu nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian sống. Vì theo các chuyên gia, ung thư dạ dày giai đoạn cuối có tiên lượng rất xấu do các tế bào ung thư đã di căn đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.

Tiên lượng sống của người bệnh chỉ khoảng 1 – 3 năm, một số ít trường hợp thì kéo dài lâu hơn khoảng 4 – 5 năm nếu được can thiệp điều trị và duy trì chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người bệnh đã tử vong chỉ sau khoảng 1 – 2 tháng kể từ thời điểm phát hiện bệnh nếu tế bào ung thư di căn vào xương khiến sức khỏe nhanh chóng.

Lưu ý: Tiên lượng này chỉ mang tính chất tham khảo. Thời gian sống của người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. 

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần làm gì?

Không chỉ riêng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà bất kỳ căn bệnh ung thư nào khác ở giai đoạn này cũng đều khá khó khăn trong việc điều trị. Mục tiêu chính là cải thiện triệu chứng, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Vì vậy, để đạt được điều này cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt cho người bệnh:

Chăm sóc và tăng cường sức khỏe thể chất

Một sức khỏe tốt sẽ giúp cơ thể người bệnh chịu đựng và vượt qua những đợt xạ trị, hóa trị đau đớn:

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để có sức khỏe tốt vượt qua các đợt hóa trị, xạ trị
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, người nhà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc người bệnh ung thư nên ăn gì và kiêng ăn gì để thực hiện theo. Điển hình như ưu tiên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, không kiêng khem nhiều nhưng cũng không được bồi bổ quá mức, tốt nhất chỉ nên cân đối và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết là được. 
  • Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên chú ý hơn về thói quen ăn uống. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay để dễ tiêu hóa hơn. Nếu không thể ăn nhai trực tiếp thì có thể truyền dinh dưỡng trực tiếp. 
  • Kiêng tuyệt đối rượu bia, cà phê, thuốc lá… và tất cả những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Sử dụng thuốc chữa triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ như thuốc tiêu chảy, thuốc táo bón, thuốc giảm đau bụng… 
  • Tạo một môi trường yên tĩnh để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tăng cường hoạt động thể chất nhẹ nhàng, trường hợp không còn khả năng đi lại thì nên thường xuyên thay đổi tư thế cách 1 – 2 tiếng, tránh tình trạng ù lỳ, nằm trên giường không vận động.

Tăng cường sức khỏe tinh thần

Tâm lý chung của hầu hết người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối là bàng hoàng, lo lắng và sợ hãi, suy sụp. Đây là điều hết sức không nên vì trạng thái sức khỏe tinh thần quyết định rất lớn đến sức khỏe tổng thể và tình trạng bệnh ung thư dạ dày. Bằng chứng là có rất nhiều trường hợp chỉ sau 1 – 2 tháng phát hiện bệnh là đã tử vong do buông xuôi, không có ý chí chữa trị. 

Vì vậy, khi phát hiện bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối người bệnh cần chia sẻ nhiều hơn để nhận được sự động viên, khuyến khích của người thân. Điều này sẽ giúp ngưởi bệnh cảm thấy lạc quan và vui vẻ hơn. Bởi trong giai đoạn này, nghị lực sống mạnh mẽ và suy nghĩ tích cực mới chính là yếu tố quyết định sức khỏe thể chất và thời gian sống dài hay ngắn chứ không còn phụ thuộc vào các biện pháp điều trị như những giai đoạn trước nữa. 

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Đối với người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì sự lạc quan, suy nghĩ tích cực sẽ giúp kéo dài thời gian sống tốt hơn

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà người bệnh cần nắm rõ. Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, biết được thời gian sống còn lại và chủ động tiếp nhận điều trị sớm để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:38 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:44 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Phác đồ điều trị ung thư dạ dày (hướng dẫn Bộ Y tế)
Xác định phác đồ điều trị ung thư dạ dày phù hợp là bước quan trọng, quyết định đến tiên lượng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ thăm khám và…
Phẫu thuật ung thư dạ dày khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp điều trị chính trong giai đoạn đầu. Mục đích của phẫu…

Ung thư dạ dày di căn Ung thư dạ dày di căn (gan, phổi, xương, hạch…)

Ung thư dạ dày di căn là tình trạng nguy hiểm nhất trong tất các giai đoạn của bệnh. Lúc…

ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư dạ dày là loại ung thư ác tính phổ biến trong hơn 200 loại ung thư hiện nay.…

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 Ung thư dạ dày giai đoạn 2 và thông tin cần biết

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là một trong 5 giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong đó, ung…

Chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Lá Đu Đủ Được Không?

Việc tìm hiểu khả năng chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ đang ngày càng thu hút sự…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua