Bị Viêm Lợi Sau Khi Nhổ Răng và Giải Pháp Xử Lý, Chữa Trị

Viêm lợi sau khi nhổ răng không quá hiếm gặp, đã có nhiều trường hợp người nhổ răng gặp phải tình trạng này. Đa phần là do quy trình nhổ răng chưa phù hợp, dụng cụ nhổ chưa được vô trùng hoặc do kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ chưa đảm bảo hay do việc chăm sóc sau nhổ răng của người bệnh chưa đúng cách. Nếu bạn bị viêm lợi sau khi nhổ răng mà chưa biết nên xử lý thế nào thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Bị viêm lợi sau khi nhổ răng do đâu? 

Viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu răng là tình trạng lớp mô mềm bao phủ quanh răng, có tác dụng bảo vệ răng, bị viêm nhiễm do vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Viêm lợi sau khi nhổ răng không quá hiếm gặp, ở người trưởng thành, nướu răng dễ bị viêm sau khi nhổ răng khôn (răng số 8).

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng

Nhổ răng là kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản, chỉ mất khoảng 15 – 30 phút. Thường được áp dụng cho các trường hợp như thay răng sữa, răng bị hư hỏng nghiêm trọng, không thể phục hồi do sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu hoặc các bệnh lý nha khoa khác… Đặc biệt, nhổ răng cũng thường được khuyến khích cho trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, ảnh hưởng đến các răng khác. 

Nhiều trường hợp bị viêm lợi sau khi nhổ răng thường có liên quan đến các nguyên nhân như:

1. Quy trình nhổ răng không đảm bảo 

Một trong những nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất gây ra tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng chính là do quy trình nhổ răng không đảm bảo. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm nha khoa, đa dạng về mức giá lẫn chất lượng. Nếu chẳng may bạn nhổ răng ở một địa chỉ “rởm”, không uy tín, trình độ tay nghề của nha sĩ không cao thì nguy cơ bạn bị viêm lợi sau khi nhổ là rất cao. 

Một số yếu tố nguy cơ cao, có thể là khả năng gây viêm lợi cho bạn sau nhổ răng khôn là do:

  • Quy trình nhổ răng chưa phù hợp, không vệ sinh và sát khuẩn răng miệng sạch sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây bệnh sau khi nhổ. 
  • Chân răng còn sót sau khi nhổ, chủ yếu do hệ thống máy móc không đảm bảo, do nha sĩ, bác sĩ trình độ yếu kém, không thận trọng hoặc do cấu trúc của răng mà phải để lại một phần chân răng để tránh biến chứng nguy hiểm. Sót chân răng sẽ khiến lợi bị đau nhức, sưng tấy dữ dội, có nguy cơ viêm nhiễm cao thậm chí có thể gây nhiễm trùng nặng, chảy máu răng thường xuyên. 
  • Do dụng cụ nhổ răng chưa được xử lý vô trùng đúng cách. Nếu dụng cụ không được xử lý vô trùng, nguy cơ gây viêm nhiễm cho lợi sau khi nhổ là cực kỳ cao.
  • Do thao tác của bác sĩ không đúng, bác sĩ, nha sĩ thiếu kinh nghiệm, không có trình độ gây xâm lấn mô mềm và các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh viêm lợi sau khi nhổ răng. 

2. Do thói quen vệ sinh răng miệng 

Sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ được nha sĩ, bác sĩ hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết về cách chăm sóc sau nhổ răng. Tuy nhiên, do thói quen và sự chủ quan lơ là mà người bệnh không lưu ý đến vấn đề này. Thường là do:

  • Đau nhiều nên không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách. Điều này khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, gây viêm nhiễm cho mô nướu răng từ đó gây ra bệnh viêm lợi. 
  • Dùng các biện pháp giảm đau không phù hợp, khiến vị trí nướu răng đang tổn thương bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm. 
  • Thức ăn bị mắc vào vị trí vừa nhổ răng, sử dụng các thực phẩm không phù hợp, hay đưa lưỡi vào vị trí lợi bị đau… 

3. Nguyên nhân khác 

Đôi khi, tình trạng viêm lợi sau nhổ răng bị sưng nướu cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Không điều trị dứt điểm các bệnh lý về nướu răng có sẵn, không lấy cao răng trước khiến vi khuẩn trở lại, xâm nhập và gây bệnh 
  • Người bệnh không dùng thuốc và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể do không dùng kháng sinh đúng liều lượng, tự ý tăng giảm liều dùng. Đây cũng là những yếu tố khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào nướu răng đang tổn thương gây viêm nướu. 
Thường xuyên hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi sau khi nhổ răng
Thường xuyên hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi sau khi nhổ răng

Ngoài ra, viêm nướu sau khi nhổ răng cũng dễ xảy ra ở những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích hoặc hay uống rượu bia, nước ngọt có gas, thức uống có cồn. Hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị, dẫn đến làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây bệnh viêm lợi. 

Triệu chứng của bệnh viêm lợi sau khi nhổ răng 

Viêm lợi sau khi nhổ răng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng sưng viêm nướu răng sau khi nhổ. Chúng ta thường cho rằng, hiện tượng sưng viêm này sẽ nhanh chóng biến mất sau 2 – 3 ngày. Nên thường chủ quan, để bệnh ngày một phát triển, trở nên nghiêm trọng hơn, có thể tiến triển thành mãn tính dẫn đến gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn để điều trị. 

Do đó, bạn cần nắm được các triệu chứng của viêm lợi để sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời. Có thể nhận biết viêm lợi sau khi nhổ răng qua các triệu chứng sau đây:

  • Phần mô lợi vừa nhổ răng có hiện tượng sưng đỏ, phù nề, chảy máu nhiều và thường xuyên
  • Nướu răng đau nhiều, nhất là khi ăn uống, nói chuyện, có thực phẩm chua, cay, nóng, lạnh kích thích
  • Hơi thở có mùi hôi, đau nhức các chân răng kế cạnh, sưng viêm lan sang các vùng lân cận
  • Nếu viêm lợi nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng sưng hạch ở góc hàm, sốt nhẹ, lợi sưng đỏ, chảy máu thường xuyên
  • Nướu răng bị phá hủy nặng, sau 7 – 10 ngày nhổ răng không thấy dấu hiệu lành mà có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Đau nhiều khi chạm lưỡi vào, đôi khi có thể rỉ dịch hoặc mủ… 

Viêm lợi sau khi nhổ răng ban đầu chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, không quá nguy hiểm, dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng sưng đau nướu răng do lợi tổn thương sau nhổ răng. Tuy nhiên, sưng nướu sau nhổ răng sẽ giảm dần trong 3 – 5 ngày sau nhổ răng. Còn viêm lợi thì ngày càng nghiêm trọng, không có xu hướng thuyên giảm, dễ gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng nếu không sớm thăm khám và điều trị. 

Bị viêm lợi sau khi nhổ răng có nguy hiểm không? 

Như đã đề cập, viêm lợi sau khi nhổ răng rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nướu răng bị sau đau tạm thời sau nhổ răng. Do đó, tình trạng này dễ làm người bệnh chủ quan, cho rằng nó sẽ tự giảm sau 5 – 7 ngày mà không cần can thiệp. Đây cũng là lý do khiến tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng trở nên nguy hiểm, dễ gây biến chứng nghiêm trọng do không được can thiệp kịp thời, đúng cách. 

Viêm lợi nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Có thể gây ra tình trạng:

  • Bệnh lan sang vị trí nướu răng khác, tiến triển thành mãn tính, hay tái phát hoặc viêm nha chu, gây tụt nướu răng, răng yếu, lung lay, có nguy cơ mất răng cao, khó điều trị
  • Ổ viêm lan rộng, ăn sâu vào các tổ chức quanh răng, gây viêm ổ răng khô, tiêu xương hàm, hư hại cho các răng lân cận 
  • Hôi miệng trong thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, khiến người thiếu tự tin khi giao tiếp
  • Viêm nhiễm không chỉ gây nguy cơ mất răng, hư răng bên cạnh mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến các cơ quan khác 
  • Đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, nếu không kiểm soát bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân, sức khỏe không tốt…

Cách xử lý khi bị viêm lợi sau khi nhổ răng

Viêm lợi sau khi nhổ răng khôn nếu được can thiệp kịp thời, đúng cách sẽ nhanh chóng thuyên giảm, dễ điều trị, không tốn nhiều chi phí cũng như thời gian. Nếu bạn chưa biết nên xử lý thế nào khi bị viêm lợi thì có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Thăm khám bác sĩ, nha sĩ 

Bạn nên đến bệnh viện nổi tiếng về chuyên khoa Răng Hàm Mặt hoặc đến các trung tâm nha khoa uy tín, chuyên nghiệp để thăm khám. Tùy vào tình trạng, mức độ sưng răng, đau nhức của nướu răng mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.

Nếu tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng thăm khám nha sĩ, bác sĩ uy tín, đáng tin cậy
Nếu tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng thăm khám nha sĩ, bác sĩ uy tín, đáng tin cậy

Thông thường, nếu viêm lợi ở mức độ nhẹ, chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc như:

  • Kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa chúng phát triển, xâm nhập vào mô nướu. Các kháng sinh thường dùng là Metronidazole, Cephalexin… 
  • Paracetamol: Là thuốc giảm đau hạ sốt chỉ được dùng trong thời gian ngắn, thường là từ 3 – 5 ngày để làm giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu sau khi nhổ răng
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có tác dụng chính là kháng viêm, giảm đau, từ đó chống viêm, làm giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm khi bị viêm lợi. Một số thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như Ibuprofen, Meloxicam, Axit mefenamic… 
  • Thuốc kháng viêm chứa steroid: Chỉ thích hợp với trường hợp bị viêm nhiễm ở mức độ nghiêm trọng, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy, giảm đau nhanh. Hai loại thuốc thường được chỉ định là Prednisolon và Dexamethason. 

Trong một số trường hợp, nếu trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị thì sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp cho các trường hợp nghiêm trọng, có thể loại bỏ tận gốc ổ viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh xuất hiện biến chứng. 

2. Kết hợp các giải pháp giảm đau tại nhà 

Nếu tình trạng viêm lợi ở mức độ nhẹ, chỉ mới xuất hiện trong vài ngày sau nhổ răng thì bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để hỗ trợ điều trị. Nếu các trường hợp viêm lợi nặng muốn áp dụng biện pháp này thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến vùng nướu răng bị viêm. 

Một số biện pháp giảm viêm lợi tại nhà có thể kể đến như:

  • Súc miệng bằng trà xanh: Trong trà xanh có chứa nhiều hoạt chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa EGCG, có tác dụng kháng viêm, chống lão hóa, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm rất tốt. Bạn có thể nấu trà xanh lấy nước, dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa, cải thiện viêm lợi.
  • Dùng nước lá xô thơm: Xô thơm còn được gọi là xôn, một loại thảo dược có hương vị ấm nồng, được dùng làm hương liệu trong ẩm thực, có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Lá xô thơm không chỉ tăng cường trí nhớ, ngừa lão hóa, ngừa bệnh tiểu đường mà còn có tác dụng ức chế, kìm hãm sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Bạn có thể dùng 2 thìa canh lá xô tươi hoặc 1 thìa lá xô khô cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước, sau khi sôi 10 phút thì chắt lấy nước súc miệng là được. 
  • Dùng dầu cỏ chanh: Dầu cỏ chanh cũng có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ làm sạch mảng bám, hỗ trợ điều trị viêm lợi. Bạn có thể lấy 2 – 3 giọt dầu cỏ chanh pha với 300ml nước, dùng nước này súc miệng để giảm viêm lợi. 

3. Chú ý chăm sóc răng miệng 

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc răng miệng hợp lý khi bị viêm lợi sau khi nhổ răng. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Sau 3 – 5 ngày sau nhổ răng, không dùng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng sát khuẩn vì chúng dễ khiến nướu răng đang tổn thương dễ bị kích thích, chảy máu, lâu lành hơn.
  • Cần chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày, khi chải cần dùng lực nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh phần nướu của răng đã bị nhổ. Súc lại miệng với nước để làm sạch các vụn thức ăn thừa và kem đánh răng sau khi chải răng. 
  • Tránh dùng lưỡi để chạm vào vị trí mới nhổ răng, thói quen này sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. 

4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những cách hỗ trợ điều trị viêm lợi mà bạn không nên bỏ qua. Khi bị viêm lợi, người bệnh nên:

  • Đa dạng dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu chất xơ để nâng cao sức khỏe, làm dịu mô nướu, làm sạch mảng bám trên răng tự nhiên
  • Nên chế biến các món ăn ở dạng thức ăn mềm, lỏng, ít gia vị như cháo, súp, canh, bún, miến trong những ngày bị viêm lợi sau khi mới nhổ răng.
  • Không dùng các thức ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá cay, quá dai… để tránh gây áp lực lên răng và mô nướu.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt có gas, thức uống có cồn, các thực phẩm khô cứng vì chúng dễ gây kích thích đến mô nướu, khiến các tổn thương lâu lành… 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột vì chúng dễ bám dính, khó làm sạch cho răng, dễ hình thành mảng bám, vôi răng. 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng và cách xử lý, chăm sóc đúng cách cho người bệnh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 14:05 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:37 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Sưng nướu răng cửa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu (Lợi) Răng Cửa Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục

Sưng nướu răng cửa là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan…

Có nhiều cách trị sưng nướu răng tại nhà theo mẹo dân gian 12 Cách Trị Sưng Nướu Răng Tại Nhà Đơn Giản Từ Dân Gian

Sưng nướu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến, có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác…

Sưng nướu răng và nổi hạch thường có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng Sưng Nướu Răng và Nổi Hạch: Nguyên Nhân Nào Gây Ra?

Sưng nướu răng nổi hạch không hiếm gặp, thường liên quan đến nhiều nguyên nhân. Đôi khi xảy ra do…

7+ cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất – Mẹo hay

Những cách chữa viêm lợi tại nhà bằng muối, hạt cau, nha đam hay lá lốt đang được nhiều người…

Trẻ bị sưng lợi - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Trẻ bị sưng lợi – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi, trong đó phổ biến nhất là do trẻ bị viêm lợi.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua