Bệnh ung thư dạ dày có lây hay di truyền không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ác tính đường tiêu hóa. Có nhiều trường hợp trong một gia đình có cả bố mẹ lẫn con cái đều mắc bệnh. Vì vậy, ung thư dạ dày có di truyền không và có lây không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc.

Ung thư dạ dày có di truyền không?
Ung thư dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa ác tính và cực kỳ nguy hiểm nếu phát hiện muộn

Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhưng lại phổ biến hiện nay. Đây là bệnh lý ác tính của hệ tiêu hóa và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, cả nam lẫn nữ, cả người lớn lẫn trẻ em, trong đó phổ biến nhất là ung thư dạ dày ở nam giới trong độ tuổi trung niên và người già trên 50 tuổi.

Có một thực tế phải nhìn nhận rằng chưa có một tài liệu nào ghi chép chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày là gì. Vì vậy, có rất nhiều câu hỏi thắc mắc không biết ung thư dạ dày có di truyền không vì lo lắng nếu ai đó trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư sẽ di truyền cho những thành viên còn lại. 

Theo các chuyên gia, bệnh ung thư dạ dày cũng giống như những dạng ung thư khác, căn bệnh ung thư không di truyền nhưng các gen đột biến gây ra ung thư thì lại có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó, một số đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày điển hình như:

Ung thư dạ dày có di truyền không?
Mang các gen đột biến là nguyên nhân khiến bệnh ung thư dạ dày có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
  • Những người khiếm khuyết gen CDH1 có khả năng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh ung thư dạ dày, tỷ lệ lên đến 70 – 80%. Không những vậy, đối với nữ giới mang gen đột biến CDH1 thường sẽ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người có hệ thống gen phát triển bình thường. 
  • Những người mang gen đột biến BRCA1 và BRCA2 cũng là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
  • Hội chứng Lynch chính là bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không phải do polyp. Những người chẳng may mắc phải căn bệnh này thường có nguy cơ cao chuyển biến thành ung thư dạ dày, ung thư trực tràng cùng nhiều dạng ung thư khác dù tuổi đời còn trẻ. Việc trong cơ thể các gen khiếm khuyết như MLH1, MLH2, MLH3, MSH6, TGFBR2, PMS1 và PMS2 chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng này. 
  • Hội chứng Li – Fraumeni là căn bệnh xảy ra do đột biến gen TP53 và đây chính là yếu tố nguy cơ gây ra ung thư dạ dày ngay từ khi còn trẻ. 
  • Hội chứng FAP hay còn được gọi là hội chứng đa polyp tuyến. Đây là một dạng rối loạn di truyền phổ biến với đặc tính di truyền và là sự khởi đầu cho sự hình thành của hàng trăm, hàng nghìn khối polyp khác. Đa số những người mắc phải căn bệnh này đều có nguy cơ cao khởi phát bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng này là do đột biến gen APC. 
  • Hội chứng Peutz – Jeghers xảy ra là do đột biến gen STK11 làm hình thành nhiều khối polyp hoặc khối u lành tính ở đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
  • Những người mắc bệnh ung thư dạ dày sẽ kéo theo sự hình thành của bệnh viêm teo dạ dày mạn tính. Đây là một căn bệnh có đặc tính di truyền bởi gen gây bệnh có khả năng di truyền từ mẹ sang con với tỷ lệ cao 48%. 

Vì vậy, có thể kết luận rằng ung thư dạ dày là một bệnh lý có liên quan đến gen, bệnh được khởi phát từ quá trình đột biến gen và gây ra tình trạng rối loạn trong quá trình phát triển binh thường của tế bào. Từ đó, kéo theo hàng loạt các vấn đề bất thường như tăng sinh quá mức không thể kiểm soát và tạo thành khối u ung thư dạ dày. Chính vì vậy, ung thư dạ dày nói riêng và các loại bệnh ung thư khác nói chung có khả năng di truyền được cho những thế hệ sau.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

Theo thông tin từ các chuyên gia, ngoài yếu tố di truyền thì còn một số yếu tố nguy cơ khác có khả năng làm tăng khả năng khởi phát bệnh ung thư dạ dày như: 

  • Nhiễm vi khuẫn HP: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những loại vi khuẩn phổ biến gây ra nhiều bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày… Và đặc biệt, có đến 90% trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này có khả năng lây lan thông qua việc sinh hoạt, ăn uống và sử dụng chung đồ dùng như chén, muỗng, đũa…
Ung thư dạ dày có di truyền không?
Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư dạ dày
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư dạ dày. Có rất nhiều người có thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều rau cải muối chua, thịt muối, cá muối, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn có chứa nhiều chất phụ gia… sẽ không tốt cho cơ thể và về lâu dài các chất độc có hại tích tụ và khởi phát ung thư dạ dày. 
  • Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Những người thường xuyên thức khuya, không tập thể dục, đặc biệt là thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, nhất là phần dạ dày trên dát với thực quản cao gấp 2 lần so với những người sinh hoạt điều độ, lành mạnh. 
  • Căng thẳng, mệt mỏi quá mức: Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi quá mức, căng thẳng kéo dài sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều loại hormone cortisol chống căng thẳng để điều hòa cân bằng lại trạng thái cảm xúc. Tuy nhiên, chất này cũng vô tình ngăn chặn sự hình thành các yếu tố bảo vệ dạ dày cũng như làm tăng tiết các chất axit bên trong dày dẫn đến hàng loạt các vấn đề tại cơ quan này như đau bụng, trào ngược dạ dày, viêm loét và thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. 
  • Đã từng thực hiện phẫu thuật: Những người đã từng trải qua các đợt phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để điều trị các bệnh về dạ dày như viêm loét hay đau dạ dày… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. 

Bệnh ung thư dạ dày có lây không?

Bên cạnh “ung thư dạ dày có di truyền không?” thì “ung thư dạ dày có lây không?” cũng là câu hỏi được không ít người bệnh quan tâm. Các chuyên gia đã khẳng định rằng bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác, bao gồm cả ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng không lây. 

Vì như đã nói ở trên, cơ chế sinh bệnh ung thư dạ dày là đột biến gen chủ yếu do di truyền và nhiều nguyên nhân khác. Ung thư dạ dày hoàn toàn không phải bệnh lây nhiễm nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Ung thư dạ dày có di truyền không?
Bệnh ung thư dạ dày không có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người bình thường

Tóm lại, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rằng có sự lây lan trực tiếp bệnh ung thư dạ dày giữa người bệnh và người bình thường. Tuy nhiên, dù bệnh ung thư dạ dày không thể lây lan nhưng vẫn có những yếu tố nguy cơ gây bệnh có khả năng lây lan điển hình là vi khuẩn HP. 

Cách phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày

Để hạn chế sự di truyền của bệnh ung thư dạ dày cũng như phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn vừa chớm bệnh, tốt nhất bạn cần:

  • Thực hiện tầm soát ung thư dạ dày đình kỳ 6 tháng/ lần trong năm để sàng lọc bệnh. 
  • Tích cực điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP, đau dạ dày… Bởi đây đều là các bệnh lý nguy cơ diễn tiến thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt muối, cá muối mà thay vào đó là rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. 
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia
  • Tạo thói quen luyện tập, vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe, hạn chế tối đa căng thẳng, stress thường xuyên. 
Ung thư dạ dày có di truyền không?
Thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ 6 tháng/ lần/ năm để sớm phát hiện bệnh và can thiệp điều trị kịp thời

Tóm lại, bệnh ung thư dạ dày có liên quan đến vấn đề đột biến gen và các gen này có khả năng di truyền sang các thế hệ sau và gây bệnh. Vì vậy, những người nghi ngờ cho rằng mang gen đột biến di truyền ung thư thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh rất cao nên phải thường xuyên thực hiện tầm soát sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:38 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:55 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Ung thư dạ dày sống được bao lâu Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?
Hầu hết người bệnh đều rơi vào trạng thái hoảng loạn và lo sợ ngay khi nhận được kết quả chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, không biết…
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu (cảnh báo sớm)

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến hiện nay. Bệnh rất…

ung thư dạ dày nên ăn gì Bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Người bị bệnh ung thư dạ dày cần hết sức lưu ý và tuân thủ chế độ dinh dưỡng khắt…

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 Ung thư dạ dày giai đoạn 2 và thông tin cần biết

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là 1 trong 5 giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong đó, ung…

Xạ trị ung thư dạ dày Xạ trị ung thư dạ dày và thông tin cần biết

Xạ trị ung thư dạ dày là một trong những phương pháp điều trị ung thư dạ dày và thường…

Ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Bệnh ung thư dạ dày là một căn bệnh chỉ sự xuất hiện của khối u ác tính trong dạ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua