Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng? Làm sao tránh?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ. Nhóm người mắc bệnh thường là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh. Bệnh tiến triển âm thầm, ở giai đoạn sớm bệnh khó có thể nhận biết bởi những dấu hiệu mờ nhạt, đến khi phát triển triệu chứng thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn.

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng?
Bệnh ung thư buồng trứng có thể xảy ra trong mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là phụ nữ ở tuổi trung niên

Những điều cần biết về bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng thuộc nhóm ung thư tại cơ quan sinh sản, khi các khối u ác tính phát triển ở một hoặc cả hai buồng trứng của nữ giới. Tương tự như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bệnh nhân và có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị sớm.

Số lượng bệnh nhân bị ung thư buồng trứng đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung ở nữ giới, độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa theo thời gian. Trong đó những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng thường là”

  • Phụ nữ tiền mãn kinh: Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở nhóm phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cao hơn 60% so với nhóm người bệnh còn lại. Sau đó là phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 20%.
  • Phụ nữ thừa cân, béo phì: Cân nặng có ảnh hưởng lớn đến sự điều chỉnh nội tiết ở nữ giới. Vì thế ở những người mắc bệnh thừa cân, béo phì sẽ dễ gặp phải các rối loạn nội tiết hơn – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng. 
  • Yếu tố di truyền: Bệnh ung thư buồng trứng có thể di truyền cho các thế hệ cận huyết trong gia đình. Một trong số đó là những nguyên nhân thúc đẩy bệnh ung thư buồng trứng phát triển như béo phì, nội tiết,… những điều kiện này có thể di truyền qua gen.
  • Lạm dụng thuốc điều trị vô sinh: Trong thành phần thuốc chữa vô sinh, thuốc điều hòa hormon có chất clomiphene citrate – một hoạt chất có khả năng điều chỉnh hoạt động của tuyến yên dài ngày. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ đang điều trị vô sinh nếu lạm dụng dùng thuốc.
  • Tiền sử ung thư vú: Các chuyên gia cũng đã nhận định khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng ở những phụ nữ từng có tiền sử mắc bệnh u vú sẽ cao hơn người bình thường gấp 2 lần.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Mặc dù nguyên nhân này dường như hiếm gặp hơn nhưng thực tế việc nữ giới mắc các bệnh liên quan đến tâm lý, trầm cảm hoặc thường xuyên căng thẳng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn người có tinh thần lạc quan, tích cực.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Tỉ lệ bệnh nhân bị ung thư buồng trứng ở những người ăn nhiều thịt đỏ, thức ăn nhanh và thực phẩm có chất bảo quản thường chiếm ưu tế. Ngoài ra việc lạm dụng chất kích thích, thuốc lá cũng làm tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng nói riêng và các loại ung thư khác nói chung.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng là gì?

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng?
Ban đầu những biểu hiện của ung thư buồng trứng không dễ nhận biết do triệu chứng khá mờ nhạt

Bệnh ung thư buồng trứng không có những dấu hiệu đặc trưng. Đa số người bệnh đều không biết mình mắc bệnh cho đến giai đoạn 2 – khi các biểu hiện có đặc điểm rõ hơn. Cụ thể ở giai đoạn đầu, bạn cần phân biệt ung thư buồng trứng với những bệnh lý khác thông qua các dấu hiệu sau:

  • Tình trạng chướng bụng, đầy hơi, táo bón, những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nói chung
  • Vòng hai tăng kích thước bất thường, bụng có dấu hiệu cứng và không có dấu hiệu nhỏ lại sau khi vận động.
  • Thường xuyên gặp phải cơn đau vùng chậu hoặc vùng bụng, đau vùng hông và xương chậu ngoài chu kỳ kinh.
  • Mất khẩu bị, cảm thấy chán ăn, khi ăn cảm thấy no nhanh và khó tiêu không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng dưới ngay khu vực tiết niệu, đi tiểu thường xuyên, rối loạn tiểu tiện…
  • Xuất huyết âm đạo (đặc biệt là sau mãn kinh), khí hư ra nhiều hơn, tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục, khi quan hệ có thể bị chảy máu…
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, sụt cân nhanh, có những biểu hiện suy nhược cơ bản.

Mặc dù những dấu hiệu trên có thể được dùng để nhận biết ung thư buồng trứng, tuy nhiên đây cũng là biểu hiện tương đồng với nhiều căn bệnh khác. Ngoài ra ở mỗi độ tuổi mà ung thư buồng trứng có những biểu hiện khác nhau. Nếu như bạn có những dấu hiệu này không có nghĩa bạn đã mắc bệnh ung thư buồng trứng, người bệnh nên thăm khám bác sĩ sớm để xác định chính xác nguyên nhân.

Ung thư buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào?

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng?
Bệnh ung thư buồng trứng thường xảy ra trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh

Bệnh ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng phụ nữ. Trong đó độ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là phụ nữ ở độ tuổi 35 – 40, nhóm phụ nữ sau 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Ung thư buồng trứng ở phụ nữ tiền mãn kinh là mối đe dọa đứng thứ hai về độ phổ biến sau ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên khác với ung thư cổ tử cung có thể gặp nhiều hơn ở độ tuổi 30 – 40 thì số bệnh nhân mắc bệnh ung thư buồng trứng trong thời kỳ sinh sản thường khá ít.

Trong bất kỳ độ tuổi nào, ung thư buồng trứng cũng là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nếu như bệnh nhân không điều trị sớm. Các nghiên cứu thống kê số bệnh nhân tử vong do ung thư buồng trứng trung bình hàng năm chiếm khoảng 12% các nguyên nhân xuất phát từ ung thư.

Thực tế những phụ nữ lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ trẻ đang trong chu kỳ sinh sản. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ rất ít ung thư buồng trứng xảy ra ở trẻ em trong giai đoạn dậy thì. Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được giải thích rõ, nhưng trong đó những yếu tố ảnh hưởng có thể là do di truyền, lối sống hoặc do vấn đề nội tiết gây ra.

Trong từng độ tuổi, ung thư buồng trứng có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau, và tùy thuộc vào từng loại khối u khác nhau mà mỗi bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị phù hợp. Đối với phụ nữ trẻ, phương pháp điều trị nằm mục đích kiểm soát các tế bào ung thư và tiêu triệt chúng nhưng vẫn hướng đến mục đích duy trì khả năng sinh sản. Ngược lại đối với bệnh nhân ở độ tuổi mãn kinh, nếu không còn nguyệt vọng sinh nở nữ sẽ được can thiệp cắt bỏ buồng trứng để ngăn chặn tái phát trong tương lai.

Nhìn chung hiện nay ung thư buồng trứng là căn bệnh đang dần trẻ hóa với mức độ nguy hiểm tương đối nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu như điều trị sớm thì người bệnh vẫn có thể bình phục 90%. Vì thế dù là ở độ tuổi nào, phái nữ cần thận trọng trước những biểu hiện bất thường của cơ thể và chủ động phòng tránh căn bệnh này.

Tránh nhầm lẫn ung thư buồng trứng với bướu xoang nội bì ở người trẻ

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng?
Bướu xoang nội bì và ung thư là những căn bệnh có biểu hiện giống nhau và mức độ nguy hiểm tương đương

Có nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm lẫn ung thư buồng trứng ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì với bệnh bướu xoang nội bì. Đây là căn bệnh u bướu ác tính, có mức độ nghiêm trọng tương đương với ung thư và thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì và trưởng thành của bé gái từ 11 – 23 tuổi.  

Bướu xoang nội bì phôi (Yolk sac) là căn bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên bệnh lại chiến từ 14 – 20% các trường hợp bướu tế bào mầm của buồng trứng. Trong số các trường hợp mắc bệnh, có 1/3 số bệnh nhân là các bé gái chưa có kinh nguyệt. Có thể nhận biết bệnh bướu xoang nội bì qua những triệu chứng lâm sàng như đau bụng, bụng phình to và bướu vùng chậu. Những biểu hiện này thường xuất hiệu đột ngột, hình thành các cơn đau bụng cấp tính và thường được chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh viêm ruột thừa.

Bệnh bướu xoang nội bì cũng có những biểu hiện tương tự như ung thư buồng trứng. Tuy nhiên bệnh tiến triển nhanh hơn, các khối u thường phát triển rất nhanh và lan tràn trong ổ bụng. Vì thế nên việc điều trị bệnh sẽ phải đòi hỏi gấp rút hơn để tránh các tàn phá nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản của trẻ em trong giai đoạn dậy thì. Phương pháp điều trị bướu xoang nội bì tương tự với các loại ung thư tế bào mầm khác của buồng trứng, tùy theo tình trạng bướu to hay nhỏ, di căn đến đâu mà chỉ định điều trị phù hợp.

Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật xếp giai đoạn; hoặc phải cắt tử cung cùng phần phụ nếu bướu chiếm diện tích lớn. Đối với những khối bướu nhỏ, phương pháp điều trị bảo tồn được cân nhắc để bảo vệ chức năng sinh sản của bệnh nhân.  

Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng?
Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều rủi ro trong và sau khi điều trị nếu như các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn. Theo các chuyên gia bác sĩ, phương pháp điều trị ung thư buồng trứng hiệu quả nhất là điều trị ngay từ ban đầu khi khối u vừa mới hình thành. Ngoài ra đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, cần tuân thủ những nguyên tắc phòng bệnh ung thư buồng trứng theo lưu ý sau:

Điều trị dứt điểm bệnh phụ khoa

Để phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng, chị em phụ nữ cần đảm bảo cơ quan sinh sản được bảo vệ khỏe mạnh. Bởi khi tình trạng viêm nhiễm diễn ra thường xuyên, tại buồng trứng, tử cung hay cổ tử cung đều có thể dẫn đến ung thư. Việc điều trị dứt điểm các bệnh lý đường sinh dục càng sớm càng có thể bảo vệ buồng trứng kịp thời. Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện bất thường như vùng kín ra khí hư bất thường, xuất huyết, rối loạn tiêu hóa, đau khi quan hệ,… cần thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên căn vấn đề.

Xây dựng chế độ ăn uống điều độ

Một chế độ dinh dưỡng khoa học có thể góp phần phòng tránh ung thư buồng trứng. Các chuyên gia đã khẳng định, việc bổ sung đầy đủ các chất và hạn chế những thực phẩm có hại như thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thịt đỏ,… sẽ giúp ngăn cản sự phát triển của tế bài tự do – cơ sở tạo thành khối u. 

Ngoài việc giảm tải nguồn bổ sung protein, các thực phẩm giàu năng lượng như mỡ động vật, tinh bột thì bạn nên tăng cường thêm các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Những thực phẩm giúp phòng tránh ung thư buồng trứng được khuyến khích dùng nhiều là các loại rau xanh, cà rốt, các nguồn ngũ cốc nguyên cám,…

Đồng thời, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn cũng nên tăng cường bổ sung các hợp chất hydrocarbon, vitamin A, vitamin C có trong hoa quả, rau xanh. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của cellulose có trong thực vật có khả năng kích thích sự phát triển của những tế bào lành tính, thay vì các tế bào ung thư tạo ra khi bạn ăn thịt đỏ quá nhiều.

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng?
Nhóm thực phẩm có nhiều dầu mỡ động vật thường có thể gây kích thích các tế bào tạo nên khối u phát triển

Vận động, tập thể dục thường xuyên

Song song với việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, các bài tập luyện thể thao cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp phòng bệnh ở hệ thống cơ quan sinh sản. Nữ giới nên ưu tiên những bài tập vận động nhẹ như đi bộ, đạp xe, chạy bộ và tập yoga,… bằng cách này có thể giúp duy trình tinh thần thoải mái và nội tiết được điều hòa ổn định.

Ngoài ra việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp nữ giới không bị béo phù, cơ thể điều tiết tốt và loại bỏ kịp thời các độc tố tích trữ. Hoạt động thể chất đem lại kết quả rất khả quan trong việc phòng ngừa ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ phụ nữ thường xuyên vận động ít có nguy cơ mắc phải các căn bệnh ở cơ quan sinh sản, cũng như các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Thận trọng khi dùng thuốc chứa hormone

Nhóm thuốc chứa hormone có thể là thuốc điều hòa kinh nguyệt, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh vô sinh – hiếm muộn… Khi sử dụng các loại thuốc chứa hormone này càng sớm thì hoạt động điều hòa hormone tự nhiên của cơ thể sẽ càng mất cân bằng. Hormone là một trong những nguyên nhân sâu xa gây bệnh ung thư buồng trứng, vì thế nếu dùng các loại thuốc này không đúng cách sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho nữ giới.

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị với thuốc chứa hormone, nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và dùng đúng liều dùng được chỉ định. Đặc biệt là những loại thuốc điều hòa kinh nguyệt không nên dùng thường xuyên. Nếu như bạn sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Kéo dài thời kỳ cho con bú 

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ lẫn con. Đối với người mẹ, cho con bú là phương pháp giảm cân sau sinh tự nhiên, đồng thời giúp người mẹ có sức khỏe tốt để phòng bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tuyến vú… Tuy nhiên thời gian cho con bú không nên kéo dài hơn 12 tháng để tránh tình trạng điều tiết quá mức làm tăng lên số lượng hormone sinh dục trong cơ thể.

Dùng thuốc tránh thai sau khi sinh

Thuốc tránh thai có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến yên , giúp ức chế quá trình rụng trứng và đồng thời còn có hiệu quả phòng ngừa ung thư buồng trứng.  Những nghiên cứu cho thấy phụ nữ tuổi trung niên sau khi sinh nở và có biện pháp tránh thai an toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh buồng trứng trong vòng 10 năm. Tổ chức WHO khuyến khích phụ nữ sinh nở có thể sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày như một liệu pháp phòng bệnh.

Tầm soát ung thư buồng trứng 

Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng?
Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất

Những dấu hiệu của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu rất khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Đa phần bệnh nhân đều tình cờ phát hiện bệnh trong những lần khám phụ khoa. Hoặc khi đã có biểu hiện rõ thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm, điều trị thường không đạt hiệu quả cao. Vì thế nên các chuyên gia sức khỏe thường khuyến khích nhóm phụ nữ trẻ thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

Tầm soát phát hiện sớm ung thư buồng trứng và nhiều căn bệnh ác tính khác liên quan đến buồng trứng và tử cung. Đặc biệt là những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao (người thừa cân, béo phì, có tiền sử gia đình có người mắc ung thư…) nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ càng sớm càng tốt. Trong trường hợp tầm soát phát hiện bệnh, việc can thiệp sớm sẽ giúp người bệnh điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu. 

Thông qua tầm soát, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và tìm hiểu bệnh sử của bạn và gia đình. Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán sức khỏe buồng trứng như siêu âm qua ngã âm đạo, hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ CA 125, bằng cách này có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh.

Để thực hiện tầm soát bệnh ung thư buồng trứng, nữ giới nên tìm đến những cơ sở y tế có chuyên khoa Sản – Phụ khoa uy tín như:

  • Ở Hà Nội: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Thu Cúc…
  • Ở TP HCM: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Nhân dân 115…

Bài viết đã tổng hợp những thông tin về vấn đề phụ nữ ở độ tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng, cũng như những cách giúp phòng tránh bệnh. Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm trong mọi độ tuổi, chính vì thế việc tầm soát và can thiệp sớm sẽ giúp người bệnh bảo vệ được sức khỏe bản thân trước ảnh hưởng tàn phá của ung thư.

Có thể bạn quan tâm: Cảnh giác dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Ngày đăng 09:10 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị

Viêm buồng trứng là một trong những biến chứng của bệnh quai bị do virus gây ra. Mặc dù tỉ…

U nang buồng trứng ác tính là gì, có chữa được không?

Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng là lành tính và có khả năng tự khỏi sau một…

Khi nào cần mổ u nang buồng trứng và có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp người bệnh không cần mổ u nang buồng trứng. Tuy nhiên, nếu khối u…

U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bệnh u nang buồng trứng là loại khối u thường phát triển ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.…

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì? Bị viêm buồng trứng nên ăn gì, tránh gì nhanh khỏi?

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em nữ giới đang mắc phải căn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua